Thực dân Pháp

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ (Trang 56 - 63)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.3. Thực dân Pháp

Đây là đối tượng được châm biếm một cách kín đáo bởi chính nhà thơ còn đang làm ở sở Phi-năng (sở Tài chính) của Pháp và bộ máy kiểm duyệt

thanh tra của thực dân rất ngặt nghèo. Cho nên, với đối tượng này, cấp độ

tiếng cười chủ yếu ở mức trào phúng, mỉa mai, phải “đánh địch” ở cái tư thế thấp kém hơn nó.

Chúng tôi cần nói thêm rằng: theo bảng khảo sát 2.1, những tác phẩm châm biếm trực diện thực dân Pháp trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

không được ra mắt nhiều. Tuy nhiên, rải rác trong nhiều tác phẩm, ta bắt gặp

tư tưởng phản kháng và sự phản đối quyết liệt của Tú Mỡ với thực dân. Đặc biệt, có nhiều bài viết trước cách mạng, sau ngày Nhật đảo chính Pháp, đã

hoặc chưa được đăng báo, chưa được in vào ba tập Giòng nước ngược, về sau được tập hợp thành Giòng nước ngược – ngoại tập, lại đả kích đích danh thực

dân Bảo hộ! Chúng tôi không đưa những tác phẩm này (7 tác phẩm) vào bảng thống kê 2.1, tuy nhiên sẽ sử dụng để dẫn chứng cho phần nghiên cứu này.

Tú Mỡ toàn tập mà chúng tôi sử dụng khi nghiên cứu đề tài này có rất

nhiều câu thơ, đoạn thơ bị “Bà lớn Kiểm” cắt bỏ. Đó là những câu thơ “phạm” đến mẫu quốc Đại Pháp, nếu không nó đã thoát khỏi kiểm duyệt rồi.

Việc Tú Mỡ vui mừng Tống tiễn bà Kiểm về Pháp cũng châm biếm ngầm sự

khắt khe quá đáng của thực dân để “xấu xa đạy lại”:

Tay cầm bút chì xanh xù xụn, những lăm le gạch dọc xóa ngang, Mắt đeo đôi kính trắng tò mò, chỉ soi mói bới lông tìm vết. Lời văn thẳng thắn, bà chơi khăm vặn ý thành queo, Sự thực trần truồng, bà che đạy cấm ai nhòm biết.

(Tống tiễn bà Kiểm)

Lên án các thứ thuế vô lý mà người dân phải gánh, nói thẳng ra tính hữu danh vô thực của quyền tự do dân chủ ở An Nam, Tú Mỡ đã thể hiện tư tưởng chống thực dân của mình, có khi bằng tiếng cười chua chát:

Tự do dân chủ tuy thua thiệt

Nhưng đã hơn người cái … thuế cao!

Khôn ngoan và sáng tạo, mượn hình thức “Một bức thư về việc thảo dân nguyện”, qua lời Mụ Gầy ở Bắc Hà thúc giục Tú Mỡ lên tiếng, Tú Mỡ làm cho người ta thấy thực dân Pháp đang diễn trò hề chính trị:

Nay Pháp quốc gửi Ủy ban sang sứ, Thế mà sao anh Tú cứ im lìm?

Khắp quân dân đều ríu rít như chim,

Thảo dân nguyện, vạch gan, tim, lòng, cật, phổi. Họ tổ chức Đông Dương Đại hội

Để nhóm gồm chi phối Bắc, Trung Nam.

(Cùng anh Tú Mỡ)

Bản chất thực dân bóc lột và tự do dân chủ giả hiệu đã bị Tú Mỡ vạch trần bằng một trò trẻ con: thấy mẹ đi chợ về chia bánh, trẻ “eo xèo đòi phần lớn, miếng ngon”. Thực dân là ông BỐ, ăn tất:

Bánh thời để … bố nó ăn.

(Trả lời Mụ Gầy)

Chúng tôi cho rằng để công khai được tác phẩm chế giễu thực dân, qua được kiểm duyệt, thì bóng gió như vậy đã là táo bạo!

Phải sau khi Nhật đảo chính Pháp (19/3/1945), Tú Mỡ mới được thoải

mái đả kích thực dân. Hả hê nhất là Văn tế Bảo hộ: “Tây phương cực… nhục,

hồn ngươi đi về/ Nước ta giải phóng, dạ ta hả hê”. Sau đó là những bài thơ

như Vịnh tượng đầm xòe được công khai:

Còn lạ gì Tây phương xảo quyệt, Tự do chỉ ở tượng cùng đồ.

Vịnh tượng Bôn Be – viên toàn quyền Đông Dương đầu tiên: Thôi còn bêu riếu chi nhau mãi,

Phá quách, mang đồng đúc đạn xong.

Tú Mỡ lật tẩy món Tự do, bình đẳng, bác ái của thực dân trong bài thơ

Những khẩu hiệu thiêng liêng biết mấy, Họ chỉ trưng ra để che đạy tham tàn. Nhưng mà khó bịp thế gian…

Bằng tiếng cười thông minh, độc đáo và sắc sảo, Tú Mỡ lột mặt nạ thực dân, bọn phong kiến hèn yếu và cảnh cáo bọn Việt gian theo Tây. Bản chất “bảo hộ, khai hóa, văn minh”, “tự do, bình đẳng, bác ái” là thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, làm suy nhược nòi giống việt bằng rượu cồn, thuốc phiện và tệ nạn chơi bời, đàn áp, bóc lột cùng cực nhân dân đến “manh khố rách càng thêm rách”. Tú Mỡ đã tố cáo những thủ đoạn chính trị lừa bịp sau chiêu bài “bảo hộ” và “khai hoá văn minh” của thực dân Pháp.

Tóm lại, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, thơ trào phúng Tú Mỡ đã có một hướng đi đúng đắn, đứng về phía nhân dân. Tùy từng đối tượng, mà thơ ông có cấp độ tiếng cười phù hợp, lôi cuốn, tập hợp được dư luận. Tuy nhiên, Tú Mỡ còn bộc lộ một số hạn chế về tầm nhìn, chẳng hạn ông chưa nhận ra bộ mặt thật của phát xít Nhật, chưa có sự công kích vào đối tượng này, phải đến giai đoạn sau Tú Mỡ mới bộc lộ tư tưởng với đối tượng đó. Ngoài ra, với một số cái mới trong xã hội, Tú Mỡ thể hiện sự cười cợt chưa đúng đối tượng lắm. Chẳng hạn việc cho phép phụ nữ được học và làm trạng

sư , việc “các bà cũng được nhập quan” (Cô… trạng, Quan đàn bà) – ngày

nay ta thấy là những chuyện bình thường và đáng khuyến khích. Bên cạnh đó, có khi tiếng cười của ông cất lên chưa phù hợp lắm, như việc giễu “búi tóc và đàn chấy” của ông Nguyễn Văn Tố là có sự ảnh hưởng của tư tưởng vui tươi,

bông phèng thả cửa tiểu tư sản.

2.2.2. Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Hoàn cảnh xã hội Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 rất mới mẻ: đất nước độc lập tự do, ta xây dựng nền văn học nghệ thuật theo đường lối của Đảng.

Văn học còn được coi là vũ khí đấu tranh cách mạng. Suốt ba mươi năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, văn học Việt Nam tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị, cổ vũ tinh thần chiến đấu và hướng về đại

chúng. Bản Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 đã đề ra ba phương châm:

dân tộc, khoa học và đại chúng. Từ kháng chiến toàn quốc, Tú Mỡ đã đeo ba lô theo suốt chặng đường đấu tranh của dân tộc, phục vụ kháng chiến với tư cách một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá. So với trước cách mạng, nhà thơ của chúng ta đã trưởng thành nhiều, hiểu và khắc phục được những hạn chế trong tư tưởng của mình. Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá: “Mười ba tập thơ ca, tám vở chèo, tuồng, kịch… Tú Mỡ là nhà thơ viết nhiều nhất trong kháng chiến” [6, 203]. Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ cũng thay đổi theo thời

đại. Không “Cười tung tẩy ra, để trút sạch khỏi lòng/ Những ấm ức tưởng

chừng như nghẹt thở” (Nhìn lại, cười mình), tiếng cười Tú Mỡ cũng sắc bén

và mạnh mẽ hơn. Những bài thơ chĩa mũi sắc nhọn vào giặc làm thành tập Nụ

cười kháng chiến, Nụ cười chính nghĩa, Đòn bút; những gương anh dũng của

nhân dân tập hợp trong Anh hùng vô tận… Đúng là một “ngòi bút không bao giờ biết mệt”, xứng đáng là “một lão chiến sĩ của làng văn” [6, 204]. Văn Tân

đánh giá mỗi bài thơ trào phúng của Tú Mỡ như một mũi tên tinh thần có tác dụng làm rã rời quân địch và làm phấn khởi nhân dân.

Chúng tôi khảo sát đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ thời kỳ này ở

các tập thơ sau: Nụ cười kháng chiến (1952), Nụ cười chính nghĩa (1958),

Đòn bút (1962). Chúng tôi chọn ba tập thơ này vì chúng tiêu biểu cho các thời

điểm sáng tác của Tú Mỡ, thể hiện rõ tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ; chúng tôi cũng không khảo sát tất cả các tập thơ sau cách mạng của ông trong khuôn khổ luận văn này.

Tổng số bài thơ Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ Việt gian và chính phủ bù nhìn, ngụy quyền Bảo Đại, Vĩnh Thụy Tướng Pháp, các tổng thống Mĩ Ngô Đình Diệm và bè lũ Các tổng thống ngụy, tướng Cao Kì Ca ngợi tinh thần kháng chiến của nhân dân Tinh thần đấu tranh quốc tế NCKC112(36,6%) 47(41,5%) 13(11,5%) 13(11,5%) 13(11,5%) 4(4%) 0 20(18%) 2(2%) NCCN: 74(24%) 20(27%) 21(28,5%) 0 0 29 (39%) 0 4(5,5%) 0 ĐB: 120(39,4%) 66(55%) 6(5%) 0 19(15,5%) 2(2%) 15(12,5%) 12(10%) 0 3tập:306(100%) 133(43%) 40(13,5%) 13(4%) 32(10,5%) 35(11%) 15(5%) 36(12%) 2(1%)

Bảng 2.2. Thống kê số lượng các tác phẩm ở mỗi đối tượng tiếng cười

trong “Nụ cười kháng chiến” (NCKC), “Nụ cười chính nghĩa” (NCCN),

“Đòn bút” (ĐB) của Tú Mỡ.

Bảng thống kê 2.2 đem lại nhiều thông tin thú vị về đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ từ năm 1945 đến năm 1975. Trong thời gian này, ngòi bút Tú Mỡ được cách mạng và kháng chiến giải phóng nên viết kịp, viết nhiều và

viết hay, “tập hay nhất của Tú Mỡ hẳn là Nụ cười kháng chiến” [6, 208].

Chúng tôi khẳng định rằng, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ tập trung hơn và cụ thể hơn, thường hướng vào kẻ thù của cách mạng, đồng thời khích lệ tinh thần kháng chiến của nhân dân. Trong mười năm từ 1952 đến 1962, Tú Mỡ có 133 bài (chiếm khoảng 43% số các sáng tác) đả kích thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, bài nào cũng đả kích trực diện và quyết liệt. Tư thế của nhà trào phúng trước đối tượng này đã ngang bằng và hơn thế nữa, nhà thơ và cả dân tộc ngoan cường đứng về phía chính nghĩa đã ở một vị thế cao hơn hẳn, không xỏ ngầm chửi lén nữa, mà chửi vỗ mặt, đánh trực diện, thậm chí dạy bảo cho kẻ xâm lăng! Đi đôi với việc xác định đối tượng tiếng cười tập trung như thế, là việc “chọn điểm đánh địch” mang tính chiến lược: để tiếng cười làm cho quân và dân đã đời, hả hê, Tú

Mỡ cứ “tóm” tên cầm đầu giặc mà “đả”. Tú Mỡ đã tìm thấy nguồn đề tài phong phú và cảm hứng sáng tác trào phúng ngay trong những sự kiện chính trị - thời sự từ phía kẻ địch. Cho nên, sau Cách mạng đến 1952 có 36 bài (chiếm 33,5% số các sáng tác) đả kích Bảo Đại, Vĩnh Thụy, chính phủ bù nhìn, các tướng Pháp và Tổng thống Mĩ; từ đó đến năm 1958 có 29 bài (chiếm 39% số các sáng tác) đả kích Ngô Đình Diệm và bè lũ; tiếp đến 1962 có 36 bài (chiếm 30% số các sáng tác) đả kích bọn ngụy Diệm – Thiệu – Kì – Hương và các Tổng thống, tướng Mĩ. Có thể nói, Tú Mỡ đã làm một cuốn biên niên rất thú vị những sự kiện xấu xa và quá trình thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu của Pháp ở Đông Dương và của Mĩ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, mức độ đả kích trực diện đến từng cá nhân chẳng những cho thấy tư thế hiên ngang của người cười, khắc họa rõ nét tư thế thảm hại của kẻ bị cười, mà còn nói lên lập trường kiên định của Tú Mỡ và ý chí chung của cả dân tộc một lòng một dạ theo Cụ Hồ, kháng chiến giành độc lập tự do đến cùng. Chúng tôi muốn nhấn mạnh nhận định này, dựa trên những nghiên cứu về thơ Tú Mỡ của GS Hà Minh Đức: sau Cách mạng tháng Tám 1945, kẻ thù chính không trực tiếp ở quanh ta mà ở chiến tuyến đối lập. Tú Mỡ không thể hàng ngày hàng giờ quan sát địch và giáng vào chúng những từ ngữ nặng nề qua những câu thơ thiếu nội dung sự việc cụ thể và những hình tượng truyền cảm. Cho nên, đề tài, đối tượng trào phúng của những tác phẩm giai đoạn này đã cho thấy một biện pháp sáng tác thích hợp ở một người lao động nghệ thuật nghiêm túc: Tú Mỡ đã dày công nắm bắt thời sự, quan sát nghiên cứu mặt thật giả và luận điệu của giặc trong từng thời điểm, và dùng sức mạnh nghệ thuật truyền cho độc giả lòng căm thù giặc sâu sắc của chính mình.

Căn cứ vào bảng thống kê 2.2, chúng tôi chia ra ba nhóm đối tượng tiếng

cười cơ bản như sau: thứ nhất, là tướng tá và binh lính thực dân, đế quốc; thứ

Một phần của tài liệu Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)