Karumi-vẻ đẹp thanh thoát giữa cõi đời trong đục

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 109 - 121)

Karumi (khinh) bắt nguồn từ chữ karushi, nghĩa là nhẹ nhàng, thanh thoát. Nó dung hợp giữa tính chân phương trong phong cách và sự tinh tế trong nội dung. Karumi được nói đến như một phong thái ung dung, tự tại. Chính tâm thế đó đã tạo nên ở các thi sĩ haiku có cái nhìn rất hiện thực khi phản ánh cuộc sống và thấy được vẻ đẹp của con người và sự vật dẫu cho nó bé nhỏ và tưởng chừng như bị quên lãng. Karumi của Bashô rất gần với tư tưởng an nhàn, tìm về với thiên nhiên của đạo Lão-Trang. Tư tưởng này còn được tìm thấy rất nhiều trong các sáng tác thi ca

Trung Hoa cũng như Việt Nam. Một trong những cây bút được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam đó là Nguyễn Trãi. Ông là người được đào tạo chốn cửa Khổng sân Trình, một lòng trung quân ái quốc, giúp nước cứu đời. Nhưng khi giang sơn thái bình thì ông thấy mình lạc lõng giữa cuộc sống luồn cúi của chốn quan trường: hoa thì hay héo cỏ thường tươi. Và ông tìm đến với thiên nhiên, lắng nghe và thẩm thấu nó: Côn Sơn có đá rêu phơi, ta nằm trên đá như nằm đệm êm. Con người ấy luôn đặt cái lo cho thiên hạ lên trước cái lo của bản thân mình, dù muốn quên đi thời thế nhưng trong lòng lúc nào cũng dậy sóng triều dâng. Nguyễn Trãi lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa đã mang thiên nhiên bình dị từ cuộc sống vào thơ ca, cũng ao bèo, cấy muống… đó là cái đặc sắc của ông đối với cổ thi Việt Nam. Tìm đến với thiên nhiên không phải là lánh đời, ẩn dật mà đó là một trong những nét đẹp của truyền thống văn hóa Nhật Bản.

Bashô yêu tư tưởng Thiền song trong ông cũng ảnh hưởng từ Thần đạo của xứ sở mình. Thần đạo (Shinto) có từ thế kỷ V trước Thiên chúa giáng sinh, nó bắt nguồn từ đạo Khổng. Ban đầu nó là một tổ hợp vô định hình của sự thờ phụng thiên nhiên, tổ tiên. Không giống các tôn giáo khác, Shinto không có người sáng lập, không có kinh, không có bộ luật nào. Nó chỉ là một tổ chức lỏng lẻo nhưng thừa nhận bốn tôn chí: thứ nhất: phong tục và gia đình (gia đình là động lực chính để duy trì phong tục); thứ hai: lòng yêu thiên nhiên (tiếp xúc với thiên nhiên nghĩa là đi đến gần thần linh); ba là: giữ vệ sinh thân thể; cuối cùng là: thờ phụng thần linh và tổ tiên (Shito coi Phật Thích Ca là một trong các vị thần-kami). Như thế, ngay từ trong tôn giáo bản địa, người Nhật Bản đã coi trọng thiên nhiên và tư tưởng đó ảnh hưởng lớn đến quan điểm thẩm mỹ của người Nhật nói chung và các thi sĩ nói riêng. Bashô đã mang niềm khinh thanh dịu nhẹ của mình đến với văn học Nhật Bản và chính ông tự nhận mình say mê tư tưởng Lão-Trang:

Em là bướm ư ta là giấc mộng trong hồn Trang Chu

Bashô từ nhỏ đã thích đọc cổ văn Trung Quốc, lớn lên lại tu tập Thiền định, vì thế thơ ông mang màu sắc sâu lắng của Thiền và phong thái ung dung tự tại của tư tưởng Lão-Trang. Một trong những điểm ảnh hưởng rất lớn đến Bashô là quan niệm vui sống với thiên nhiên, xa rời những gì thuộc về thế giới vật chất bon chen đầy nghi kỵ. Bashô đã để cho Thiền đi sâu vào tâm thế mình để có những lúc đạt

ngộ, chân tâm bừng sáng, ánh sáng của sự thanh nhã của một tâm hồn được thanh lọc:

Lang thang đồng nội để cho mưa gió thấm vào hồn tôi

An nhiên tự tại là điều mà các nhà thơ yêu thiên nhiên luôn kiếm tìm. Họ tìm đến với thiên nhiên, mong ước được sống trong cái thanh sạch tinh khiết của thiên nhiên để chân tâm bừng sáng. Bashô yêu thiên nhiên và ước mong được hòa hợp với thiên nhiên:

Cầu treo vực thẳm những cây thường xuân quanh đời ta quấn

Sống giữa thiên nhiên, tìm được niềm thanh thản của cuộc đời, Bashô đã có lúc mơ mình ngủ trên những cánh hoa:

Ta muốn ngà say ngủ mơ trên đá hoa cẩm chướng đầy

Bashô còn hòa mình trong thiên nhiên, nhìn đâu cũng thấy thiên nhiên ùa tới, ngay cả trong những bữa ăn:

Dưới cây lao xao chén canh, đĩa cá đều vương anh đào

Thiên nhiên như người bạn với Bashô, khiến ông quên đi những vui buồn của cuộc sống. Trở về với thiên nhiên là trở về với bản thể, với chân tâm Phật tính của chính mình. Nhưng sống giữa những đói khổ, cực nhọc của cuộc sống và lam lũ trong lao động mà vẫn thấy được cái hồn nhiên, tươi vui, yêu đời thì đó mới thực sự là những con người ngộ được chân lý của Thiền:

Đi hái củi cậu bé con kia được ngồi lưng ngựa

Em bé không thấy sự vất vả của mình bởi cái làm em thích thú vui sướng đó là được ngồi trên lưng ngựa. Hay hình ảnh những em bé khi xay gạo vẫn nhìn lên trăng vẫn muốn được chiêm ngưỡng ánh trăng lung linh:

Em bé nhọc nhằn trong khi xay gạo vẫn nhìn lên trăng

Không có gì là lạ khi con người luôn muốn tìm đến với thiên nhiên tươi đẹp để được ngắm nhìn, được tận hưởng và hơn thế sự giao hòa với thiên nhiên khiến con người bình thản để quên đi nỗi nhọc nhằn của lao động:

Người chèo thuyền

ống điếu ngậm trong miệng gió mùa xuân lên

Bashô không viết về những giọt mồ hôi, những nếp nhăn trên khuôn mặt người chèo thuyền bởi khuôn mặt ấy đang rạng rỡ trong gió xuân. Không một chút lo lắng, người chèo thuyền thả mình trong làn khói thuốc bay lên, cho gió xuân cuốn đi, gió mang theo những vất vả của thực tại để con người luôn tìm thấy niềm vui trong lao động. Cuộc sống tươi đẹp không phải ở trên thiên đường, nó là những gì đang diễn ra quanh ta, giữa núi non và những con đường:

Vương trái tim tôi ngang con đường núi những chiều mùa xuân

Bashô thấy mình như hóa thân trong thiên nhiên, những đổi thay của thiên nhiên cũng chính là những biến chuyển trong lòng nhà thơ. Bashô mang đến một phong thái ung dung, tự tại giữa cuộc đời:

Mưa mù sương Phù dung một đóa Làm mùa lên hương

Đóa phù dung mang hương sắc của mùa hay nó gợi cho người đọc một điều trăn trở về kiếp phù du? Đóa hoa biến sắc theo thời gian một ngày nhưng lại mong manh, sớm nở tối tàn khiến lòng người nghĩ đến sự tồn tại của một kiếp người. Nhưng ngay sau đó nhà thơ đã thể hiện được tâm thế của mình trước vạn vật thay

đổi, kiếp phù du của con đom đóm hay chính nó là phù du của một kiếp người:

Chập chờn

thân đóm dường như

tiền thân đã gọi kiếp phù du mang

Bashô tìm đến giữa cỏ cây hoa lá để vơi đi những bộn bề cuộc sống, với ông đó là sự theo đuổi của tuổi già, những vất vả trên hành trình của mình:

Bươm bướm nào biết đâu một bông hoa mới nở bên trời mùa thu

Sự thản nhiên của một con bươm bướm trước bông hoa mới nở dường như vô tình, nhưng nếu vô tình thì làm sao biết hoa nở? Những hình ảnh ấy đã vấn vít lấy nhau trong mạch ngầm của sự giao hòa và tình yêu cuộc sống. Bashô không phải không có những nỗi buồn, nhưng những điều khiến ông buồn bã, ông luôn tìm đến chia sẻ với thiên nhiên để tìm được sự thanh thản:

Trao cho cây liễu mọi điều ước vọng mọi điều chán chê

Bầu bạn với thiên nhiên như một sự thanh lọc tâm hồn mình. Trước cái đẹp không ai có thể lãnh đạm được, bởi thế chính vẻ đẹp thuần khiết từ thiên nhiên đã mang đến sự thức tỉnh trong tâm hồn con người. Cuộc sống hiện đại với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta có thể sáng tạo ra tất cả mọi thứ giống với những gì tồn tại trong vũ trụ. Nhưng con người lại vẫn tìm đến với thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên để tận hưởng được cái thanh sạch trong lồng ngực mình, trong trái tim mình. Thiên nhiên nuôi dưỡng thể xác và cả tâm hồn con người. Bashô đến với thiên nhiên không phải với ước vọng chiếm lĩnh nó mà ông đến bằng thứ tình cảm thanh nhẹ dịu dàng trong sự hòa hợp:

Vương trái tim tôi ngang con đường núi đồng thảo nở đầy hoa tươi

Ước vọng được bay cùng mây và chim, được phiêu du khắp các nẻo đường của xứ sở hoa anh đào luôn làm nhà thơ vui thú. Ngay cả khi ngã bệnh giữa đường

thì giấc mộng phiêu lãng vẫn không thôi:

Đau yếu giữa hành trình chỉ còn mộng tôi phiêu lãng trên những cánh đồng hoang

Quên đi mọi nhọc nhằn vất vả, quên đi thời gian, tuổi già và sự giảm sút của sức khỏe, Bashô hướng mình đến với thiên nhiên cho tâm mình phong thái ung dung tự tại không vướng bụi trần ai:

Mong manh mong manh một nhành hoa cúc vừa đơm nụ vàng

Tư tưởng an nhàn tự tại, đến với đời bằng niềm khinh thanh dịu nhẹ đã được Bashô sáng tạo và sau này được phát triển bởi các học trò của ông.

KẾT LUẬN

1. Người nghệ sĩ Bashô đã cách tân (hình ảnh, đề tài, ngôn từ…) những câu đầu của thể haikai no renga vốn thiên về dí dỏm bông đùa và tách thành thể loại haiku. Bashô đã không chỉ đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của thể loại thơ này mà còn xác lập vị trí của ông trong dòng chảy Haiku Nhật Bản là: trước ông không có ai làm được điều này và sau ông cũng không có nhà thơ haiku nào vĩ đại hơn. Do đó không quá nếu các học giả về sau đánh giá Bashô là linh hồn thơ haiku Nhật Bản. Đã có rất nhiều thi nhân trên khắp thế giới, không chỉ trong các nước đồng văn, tiếp tục con đường của Bashô sáng tạo những bài thơ cực ngắn theo phong cách haiku bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, đây là một thành tựu đặc biệt ở tầm nhân loa ̣i mà thể thơ này có được.

2. Thiên nhiên trong thơ Bashô không chỉ là bức tranh bốn mùa với đầy đủ đặc trưng của nó mà còn là hình ảnh tự nhiên bao gồm địa danh, hoa lá cỏ cây, động vật trên khắp xứ sở Phù Tang và đặc biệt hơn cả trong quan niệm về thiên nhiên của Bashô đó là hình ảnh con người. Với Bashô, con người không chỉ gắn bó với tự nhiên mà còn là một bộ phận của tự nhiên.

3. Những bức tranh thiên nhiên của Bashô được vẽ bằng tài nghệ của một thi sĩ thấm đẫm tư tưởng Thiền. Thiền trực ngôn, vô ngôn, thế nên nó đã tìm được một hình thức vừa vặn với mình là thể loại haiku mà số từ được sử dụng ít ỏi đến mức hầu như không thể ít hơn. Cũng bởi ngắn gọn là tiền đề của hàm súc nên Bashô đã sử dụng những hình ảnh rất đơn giản nhưng chứa thần sắc của cái được miêu tả và tính đa nghĩa của hình ảnh đã tạo nên nhiều liên tưởng cho độc giả.

4. Bashô là thi sĩ-thiền sư chịu ảnh hưởng sâu sắc các quan niệm mỹ học truyền thống Nhật Bản như wabi, sabi, aware và soi chiếu nó dưới tư tưởng Thiền và hệ thống triết học Lão-Trang. Hành trình tìm về với thiên nhiên được ghi lại đầy đủ trong nghệ thuật haiku qua những đặc trưng sabi, wabi, aware và karumi. Những đặc trưng thẩm mỹ thấm đẫm triết thuyết Thiền tông này còn tiếp tục được các học trò Bashô giai đoạn sau, với trên 2000 đệ tử và nổi danh nhất là 10 nhà thơ được gọi là Bashô Jitetsu (“Ba Tiêu thập triết”, bao gồm Etsujin, Hokushi, Joso, Kikaku, Kyorai, Kyoroku, Ransetsu, Shiko, Sanpu và Yaha), thậm chí cả các nhà thơ nhà thơ theo khuynh hướng lãng mạn hay hiện thực hậu sinh như Kobayashi Issa (1763- 1827), Masaoka Shiki (1867-1902) tiếp tục phát triển để tiếp biến dòng chảy haiku trong hiện tại và tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

1. Eiichi Aoki (chủ biên), (2006), Nhật Bản đất nước và con người, Nhà xuất bản Văn học.

2. Matsuo Bashô (Vĩnh Sính dịch), (1999), Lối lên miền Oku, Nhà xuất bản Thế giới Hà Nội.

3. Nhật Chiêu, (1998), Thơ ca Nhật Bản, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

4. Nhật Chiêu, (1999), Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. 5. Nhật Chiêu, (2003), “Cảm thức thiên nhiên của người Việt và người Nhật”, Thơ -

nghiên cứu, lý luận, phê bình, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 6. Đỗ Lộc Diệp (chủ biên), (2003), Mỹ - Âu - Nhật, Văn hóa và phát triển, Nhà

xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội.

7. Nguyễn Phạm Hùng, 1998, “Vài nét về thơ ca Phật giáo Trung Hoa”, Thơ Thiền

Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. N. Konrat (Trịnh Bá Đĩnh dịch), (1997), Phương Đông và Phương Tây, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

9. Fung Yu-Lan (Nguyễn Văn Dương dịch), (1999), Đại cương triết học Trung Quốc, Nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội.

10.Peter H- Lee (La Mai Thi Gia dịch), (2003), “Sijo, Thể thơ truyền thống của người Triều Tiên”, Thơ - nghiên cứu, lý luận, phê bình, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

11.Phạm Công Luận – Asako Kato, (1998), Những sắc màu Nhật Bản, Nhà xuất bản Trẻ.

12. R.H.P Mason và J.G.Caiger, (Nguyễn Văn Sỹ dịch), (2003), Lịch sử Nhật Bản,

Nhà xuất bản Lao động.

13.Hữu Ngọc, (1989), Hoa anh đào và điện tử, Nhà xuất bản Văn hoáHà Nội. 14.Lê Đức Niệm, (1998), Diện mạo thơ Đường, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin

Hà Nội.

15.Osawa (Ngô Thành Nhân và Nguyễn Hồng Giao dịch), (1993), Hoa đạo, Nhà xuất bản Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.

16.V.V. Ôtrinnicôp (Phong Vũ dịch), (1996), “Những quan niệm thẩm mỹ độc đáo của người Nhật”, Tạp chí văn học, (số 5), tr. 60- 63.

17.V.Prronikov, I.Ladanov (Đức Dương biên soạn), (2004), Người Nhật, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

18.Bùi Thanh Quất (chủ biên), (2001), Lịch sử triết học, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

19.D.T.Suzuki, Erich Fromm, Richard de Martino (Như Hạnh dịch), (1973), Thiền

và Phân tâm học, Nhà xuất bản Kinh thi TP. Hồ Chí Minh.

20.D.T.Suzuki, 1973, “Văn hoá Nhật Bản và những cống hiến của Phật giáo đặc biệt Thiền tông”, Thiền luận, Sài Gòn An Tiêm.

21.D.T.Suzuki (Lê Thị Thanh Tâm dịch), (2003), “Thiền và thơ haiku”, Thơ - nghiên cứu, lý luận, phê bình, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

22.Thái Bá Tân dịch, 1990, Thơ cổ Triều Tiên và Nhật Bản, Nhà xuất bản Lao động Hà Nội.

23.Lương Duy Thứ (chủ biên), (1996), Đại cương văn hóa phương Đông, NXB Giáo Dục.

24. Trần Thúc Việt, 2005, Văn học Korea (Triều Tiên – Hàn Quốc), Giáo trình Đại học, Tư liệu khoa Văn Học.

25. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), (2004), Lịch sử triết học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

26. Ishi Da Kazu-Yoshi (Châm Vũ, Nguyễn Văn Tần dịch), 1972, Nhật Bản tư

tưởng sử, Tập 1, Phủ quốc-vụ-khanh đặc trách văn-hoá xuất bản.

27.David – Michiko Young (người dịch Lưu Văn Hy), 2007, Kiến trúc Nhật Bản, NXB Mỹ Thuật.

Tạp chí

28. Alêchxanđrđôlin (Ngân Xuyên dịch) (1994), “Thế kỷ bạc của thơ Nhật Bản”,

Tạp chí văn học, số 6, tr. 44- 49.

29. R.H.Blyth (Alan Watt – Lê Kỉnh Tâm dịch) (1999), “Thơ haiku Khúc trầm ca từ miền tâm thức”, Nguyệt san giác ngộ, (số 7), tr. 68- 73.

30. Trần Văn Kinh, (1998), “Tìm hiểu về đặc điểm của văn hoá Nhật Bản”, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, (số 3), tr. 37- 42.

31. Hà Văn Lưỡng, (2001), “Một số đặc điểm của thơ haiku Nhật Bản”, Tạp chí

nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, (số 4), tr. 44- 47.

32. Hà Văn Lưỡng, (2004), “Thơ haiku Nhật Bản về mùa xuân”, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, (số 1), tr. 41- 44.

33. Hoài Việt, (1997), Hoàng Cầm Thơ văn và cuộc đời, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

34. Kawabata Yasunari (Cao Ngọc Phượng dịch), (1969), Đất Phù Tang, Cái đẹp và tôi, Sài Gòn Lá Bối.

Website

35.Phạm Văn Bân, Quan điểm thẩm mỹ Nhật Bản,

www.quangio.net/quangio/japanese_beauty.pdf, năm 2008. 36. R.H. Blyth, Bashô's Haiku,

http://www.haikupoetshut.com/Bashô1.html, ngày 31 tháng 08 năm 2009.

37. Nhật Chiêu, Bụt hiện từ bi,

http://74.125.153.132/search?q=cache:ZIZciiDCkawJ:www.thivien.net/viewwriting .php%3FID%3D639+thivien.net+b%E1%BB%A5t+hi%E1%BB%87n+t%E1% BB%AB+bi&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&client=firefox-a, ngày 21 tháng 2 năm 2008.

38. Nhật Chiêu, Haiku và thơ mùa thu,

http://www.vietvan.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=158:haik u-va-th-mua-thu&catid=13:nghien-cuu-ly-luan-phe-binh-van-hoc&Itemid=212 39. Nhật Chiêu, Thơ haiku vượt qua ngôn từ,

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 109 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)