Haiku, nguồn gốc, sự hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 40 - 46)

Haiku ra đời và phát triển như thế nào , tại sao chỉ đến khi Bashô xuất hiện trên văn đàn cùng những vần thơ mang đậm phong cách Shofu thì người ta mới chú ý đến loại thơ 17 âm tiết đặc biệt này? Sự hình thành và phát triển của haiku là cả một hành trình dài, có sự kế thừa các thể loại truyền thống, sự tiếp biến, tự hoàn thiện mình và đạt đến đỉnh cao với Bashô. Con đường thơ haiku không dừng lại ở Bashô mà sau Bashô, phong trào làm thơ haiku dấy lên mạnh mẽ. Cho đến ngày nay thì sự xuất hiện của haiku không bó hẹp ở nội Nhật Bản nữa mà nó lan toả sang các nước khu vực (thâ ̣m chí cả Viê ̣t Nam ) và cả các nước phương Tây. Chúng ta cùng tìm hiểu về con đường đi của thể loại haiku-đặc sắc của văn học Nhật nói riêng và của

văn hoá Nhật nói chung. Nhưng trước hết, rất cần phải điểm qua những khái niê ̣m có liên quan như waka (hòa ca), hokku (phát cú), haikai (bài hài), haikai no renga (bài hài chi liên ca) và haiku (bài cú), để xác lập vị trí của thể loại dòng các thể thơ Nhật Bản.

Trở về cội nguồn thơ Nhật Bản, thể thơ khởi đầu của dân tộc Nhật bản là thể

tanka (tức đoản ca). Thể loại tanka này, do tính chất phổ biến của nó suốt chiều dài lịch sử (như loa ̣i thơ lu ̣c bát của Viê ̣t Nam ), nên còn mang tên w aka (Hòa ca), tức thơ Nhâ ̣t nói chung (chữ Hòa xuất xứ từ dòng ho ̣ sáng lâ ̣p Nhâ ̣t Bản , dòng họ Yamato, Đại Hòa ), mă ̣c dù nói đến thơ Nhật một cách chung nhất không chỉ có waka mà còn nhiều thể loa ̣i khác. Bài tanka với 31 âm tiết, ngắt nhịp theo kiểu 5-7- 5-7-7 và bài thơ thơ sau đây được xem là bài thơ mở đầu cho thơ ca Nhật Bản:

Tám tầng mây dựng Ở xứ Izumo

Ta làm tám tầng mây xa Tám tầng mây ấy

Che chở người vợ ta.

Đó là những vần thơ mà thần Susanoo tặng người vợ yêu dấu của mình là nàng Kushinada. Theo H. H. Honda thì một bài thơ tanka tựa như “Hoa anh đào ẩn

hiện trong sương mờ mùa xuân”.

Renga (liên ca) cũng với cấu trúc gồm những âm tiết 5+7, là thể loại thơ tiếp nối từ tanka, được các quý tô ̣c cung đình thời Heian sáng tác trong các cuô ̣c đàm thi xướng ho ̣a. Đoạn thơ mở đầu của thể Renga được gọi là hokku (Phát cú) gồm các âm tiết được ngắt nhịp 5-7-5. Sau khi vị khách chính đặt xong phần hokku, chủ đặt phần wakiku (phần bên hông) ngắt nhịp 7-7 trong đó có lặp lại một yếu tố của phần hokku. Kế đó là phần daisan (đệ tam) ngắt nhịp 5-7-5 phát triển bài thơ theo hướng khác dù chỉ giữ một ít liên hệ với các phần đầu. Khi nó được tiếp nối đến lần thứ ba mươi sáu thì gọi là kasen (ca tiên), lần thứ bốn mươi bốn thì gọi là yoyoshi (thế cát), lần thứ năm mươi thì gọi là gojuin (ngũ thập vận), lần thứ một trăm thì gọi là hyakuin (bách vận), lần thứ một ngàn thì gọi là toppyakuin (thập bách vận), lần thứ một vạn thì gọi là manku (vạn cú). Phần kết bài thơ được gọi là ageku (cử cú) ngắt nhịp với 7-7. Tất cả những phần thơ ở giữa đều gọi là hiraiku (bình cú).

Như vâ ̣y hokku (phát cú) theo nghĩa đen là “câu khở i đầu”, là phần đầu tiên trong sự liên kết “bắt đầu” một chuỗi thơ dài gọi là renga (liên ca).

Haikai vốn phát xuất từ renga (liên ca). Trong từ haikai (bài hài) thì bài có nghĩa là “bày”, “dàn xếp” trong ý dựng câu đặt chữ và hài hàm nghĩa “hài hước”, “khôi hài”, ngụ ý lời nói đùa, trò hề hay nói chung là những loại văn chương có tính cách như vậy. Những bài renga có tính chất dí dỏm, khôi hài do hai ngườ i hay nhiều hơn đứng ra xướng họa gọi là renga no haikai (bài hài chi liên ca) sau được gọi lược tắt thành haikai. Đến thế kỷ XVII nó thành thể thơ giải trí của đại chúng, đặc biệt là lớp thương nhân giàu có. Theo R. Sieffert thì trong tuyển tập Kokin-waka-shuu “Cổ Kim Hòa Ca Tập”, quyển 19, người biên tập đã nhắc đến haikaika (bài hài ca), một thuật ngữ gốc Hán để dịch thể thơ zaregoto-uta của Nhật, tức “thơ nhanh trí”, một loại thơ tuy vẫn tôn trọng khuôn khổ hình thức mà bẻ trẹo được nội dung theo ý mình. Các nhà thơ haikai đầu tiên vào cuối thời Muromachi (1336-1392) như Yamazaki Sôkan (Sơn Kỳ Tông Giám, ?-1540?) và Arakida Moritake (Hoang Mộc Điền Thủ Vũ, 1473-1549) xem đặc tính cười đùa tự do trong haikai như lý do tồn tại của nó. Haikai cận đại thừa hưởng di phong ấy và nhân vật theo đó xây dựng lên nền tảng và phổ biến haikai cận đại không ai khác hơn là các tên tuổi lỗi lạc , cũng đa ̣i diê ̣n cho các trường phái haikai lớn: Matsunaga Teitoku (Tùng Vĩnh Trinh Đức, 1571-1653) vớ i trư ờng phái “Teimon” (Trinh Môn) mở rộng ra toàn quốc, và Nishiyama Soin (1605-1682) vớ i trường phái Darin (Đàm Lâm). Trường phái Darin về sau có ảnh hưởng lớn đến phong cách thơ của trường phái Shofu mà Matsuo Bashô là chủ xướng.

Mất dần sắc thái trào phúng và do ảnh hưởng của những tư tưởng thiền đa ̣ o sâu thẳm, haikai hay haikai no renga đến Matsuo Bashô đã thực hiê ̣n mô ̣t sự cách tân lớn lao để trở thành mô ̣t thể thơ tương đối hoàn chỉnh , tuy vẫn mang tên go ̣i haikai hay hokku . Matsuo Bashô đã lấy cú pháp của phần đầu các bài haikai no renga, đưa vào trong nó những mỹ cảm Thiền và khai sinh ra mô ̣t thể loa ̣i thơ hoàn toàn mới. Trong giai đoa ̣n sau , nhờ nỗ lực tìm tòi , khám phá và hoàn thiện thể loại hơn nữa từ Yosa Buson (Dữ Ta ̣ Vu Thôn, 1716-1784) và đă ̣c biê ̣t là Masaoka Shiki (1867-1902), sự độc lập này chính thức bắt đầu vào thập niên 1890 bằng cách tạo ra tên gọi haiku (bài cú , hay hài cú ). Haiku là loại thơ mới, về hình thức hoàn toàn giống với hokku truyền thống nhưng khác ở chỗ phải sáng tác, ngâm và hiểu như một bài thơ độc lập, bản thân hoàn chỉnh chứ không phải là một bộ phận trong một chuỗi thơ dài hơn.

lịch sử của thể loại đã có một tiến trình dài hơn . Các bài thơ nổi tiếng của các bậc thầy haiku trong thời Edo (1600-1868) là Matsuo Bashô (1644-1694), Yosa Buson (1716-1784) và Kobayashi Issa (1763-1827) được gọi là hokku, ngày nay gọi chung là haiku độc lập.

So với mô ̣t bài tanka , haiku khá ngắn . Thử nhìn vào một bài thơ haiku sau đây sẽ dễ hiểu hơn:

Dậy đi thôi Cùng ta kết bạn

Cánh bướm ngủ say ơi!

Cả bài chỉ có 17 âm tiết (17 onji), đôi khi cũng không nhất thiết phải thế mà vẫn có thể có sự thêm hay bớt âm tiết.

Về phương diện tư tưởng, có ba nguồn lớn đã ảnh hưởng tới haiku. Đó là Phật giáo (trong đó có Thiền tông), tư tưởng Lão Trang và Khổng giáo. Về mặt nghệ thuật, hội họa Trung Quốc, hội họa Nhật Bản, thi ca Trung Quốc, thể thơ waka

và sau đó là renga đã đóng vai trò không nhỏ trong sự hình thành haiku. Riêng về hai sản phẩm quốc nội thì ta có thể xem như việc haiku thoát thai từ waka renga

là đã tuân theo một lô-gíc của lịch sử văn học.

Waka vốn là sản phẩm của văn chương cung đình và renga là hình thức thi

ca khi người đời họp nhau lại tiêu khiển giết thời giờ. Lúc giới quí tộc đi đến chỗ tàn tạ thì waka phải mặc một lớp áo mới. Vì động cơ sáng tác waka chỉ xoay quanh cái đẹp thuần túy (nên lắm khi rơi vào sự giả tạo) và bỏ qua thực tế (mà thực tế vốn bao gồm những cái xấu xa, khó coi) nên waka không được phổ biến rộng rãi. Sự gọn gàng rắn rỏi của thể thơ với 17 âm tiết là cách diễn đạt thích hợp với thời đại mới chứ không phải thể 31 âm tiết của waka còn quá nhiều tản mạn và mơ hồ. Ngoài ra, renga cần sự góp mặt của nhiều người, một đòi hỏi gây khó khăn cho việc sáng tác. Rốt cục, không những renga đứng đắn (thuộc ushin-ha hay phái hữu tâm) bị bỏ rơi, ngay cả haikai (renga thuộc loại mushin-ha hay phái vô tâm, có tính hài hước) cũng thế. Chỉ còn câu mở đầu có chữ nói về mùa của renga (liên ca) tức là

hokku (phát cú) là còn được giữ lại để rồi sau đó, yếu tố mùa cũng đã phai nhạt đi. Trong haiku có câu một lần nhắc đến hai mùa, có câu không hề đả động tới mùa.

Khác với waka, mục đích của haiku không phải là vẻ đẹp mà là ý nghĩa, một ý nghĩa có chất thơ và gây được một xúc cảm nhè nhẹ.Trong khi waka chủ quan thì

haiku khách quan hơn. Haiku lần đầu tiên được thấy dưới hình thức 5/7/5 nghĩa là 17 âm tiết khi ba câu đầu được cắt ra khỏi hai câu sau (7/7) của tanka [2] (đoản ca tức là waka ngắn 31 âm tiết) là trong Tsukuba-shu (Trúc Ba Tập), một tác phẩm thế kỷ 14 do Nijô Yoshimoto (Nhị Điều Lương Cơ, 1320-1388) soạn. Chữ haiku (bài cú) kết hợp bởi haikai (bài hài = thơ vui cười) vàhokku (phát cú = câu khởi đầu) mà thành chứ còn dạng haikai nguyên thủy hay renku (liên cú) thì nay đã mai một. Dĩ nhiên đó là chuyện xảy ra trước thời những nhà cải cách như Bashô.

Để so sánh cái khác nhau giữa waka haiku, xin mượn thí dụ mà R.H. Blyth đã đưa ra. Khi đi ngang qua cửa ải Fuwa, nhà thơ waka Fujiwara no Yoshitsune trong Shin Kokin-shuu (Tân Cổ Kim Tập, 1205) đã dùng 31 âm tiết để vịnh:

Ải Fuwa giờ bỏ hoang,

Bên chòi canh nát duy làn gió thu.

Trong khi Bashô (1644-1694) viết với 17 âm tiết như sau:

Ải Fuwa, bụi bờ,

Đồng hoang, gió thu nổi.

(Bài Akikaze ya, thơ Bashô) R.H. Blyth cho rằng rõ ràng là haiku Bashô đánh mất chất thơ của waka. Cái u hoài “duy làn gió thu” trong bài waka không sống lại được trong hai câu ngắn gọn của Bashô. Trong thơ Bashô, ngược lại ta thấy ông như định nghĩa: (Ải Fuwa = Bụi

bờ + Đồng hoang + Gió thu) và giữ lại những điểm cô đọng cần thiết. Bài thơ của

ông tuy thất bại về mặt cảm xúc nhưng súc tích hơn về mặt nội dung vì không chỉ mỗi làn gió thu là còn lại trên cửa ải Fuwa.

Đứng trên quan điểm của haiku thì waka lắm lời quá, phải lược bỏ bớt. Nhất là waka thường có dính líu đến một sự kiện lịch sử hay một địa danh. Ở một chỗ khác, R.H. Blyth đã đưa ra ví dụ về điều đó khi so sánh waka của Hitomaro với

haiku Bashô.

Sương chiều xưa lại ngang trời, Mùa xuân chừng ghé bên đồi Kagu.

(Hitomaro)

Xuân đến, sương nhẹ giăng, Quả đồi không tên tuổi.

(Bashô)

Trong trường hợp nói trên, không những lịch sử địa danh thấy trong waka bị

haiku bỏ quên. Haiku còn cho thấy việc bỏ quên như thế mới là lý do tồn tại của nó. Sự tinh ý kiệm lời, tính hàm súc, khách quan đó chính là haiku.

Về nội dung có luật cơ bản sau: không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ haiku thường chỉ diển tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại. Sự kiện này có thể liên kết hai ý nghĩ, hay hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc.

Ôi những hạt sương (sự kiện hiện tại) Trân châu từng hạt (ý nghĩ thứ 1) Hiện hình cố hương (ý nghĩ thứ 2)

Thơ haiku có một quá trình ra đời lâu dài và phát triển thật mạnh mẽ. Thơ haiku ra đời từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII, đạt tới đỉnh cao với Bashô. Sau Bashô còn có rất nhiều nhà thơ đã chọn haiku làm “con đường” để bước vào trong nghệ thuật, vào trong một lối sống, vào một “đạo” và mang những triết lí sâu sắc gọi là “bài cú đạo” (haikudo) hay “haiku no michi”. Đó là các nhà thơ Buson (1716-1784) “thi sĩ của mùa xuân” [11, tr.279], là Issa (1762-1826) “nhà thơ của nhân tình” [11, tr.282], là Shiki (1867-1902), Onitsura (1660-1738), là Ryokan-”kẻ đại ngu” [11, tr.285]… Đối với họ sáng tác thơ haiku không chỉ là niềm vui mà còn là lối sống. Thơ haiku đến với họ bằng “con đường”, tức cái đạo mà thơ haiku chứa ở trong nó. Đấy là con đường sâu thẳm trong cái bình thường giản dị nhất giữa cuộc đời như Rabindranath Tagore (1861-1941, Ấn Độ) đã từng nói: “Trong vội vã, ta bỏ quên những bông hoa bên hàng giậu ven đường…”. Hiện nay, Nhật Bản “tiếp tục” phát triển thơ haiku:

Chỉ một tiếng ho thôi Cũng một con người.

(Ozakihosai)

Tiếng Nhật Bản đa âm, nên mỗi dòng có thể có một, hai, ba chữ hay nhiều hơn. Haiku có biến thể là 5-7-6 hay 5-8-5, lên 18 âm trọn bài. Tiếng Việt đơn âm, nên mỗi chữ là một âm . Không cần vần điệu, nhưng thơ Haiku là sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, tượng hình có chọn lọc. Thoạt nhìn chỉ là một bài thơ ngắn gọn, nhưng người thơ đã dẫn dắt chúng ta đi qua một khu vườn chữ nghĩa nhỏ hẹp để

thênh thang bước vào một cõi tư duy vô cùng bát ngát, một chân trời sáng tạo rộng mở mà người đọc cần có một sự tưởng tượng dồi dào phong phú .

Thay vì haiku cổ điển gồm ba câu nhưng ở đây tác giả chỉ dùng hai câu như để thể nghiệm cho thơ ở bước hiện đại. Ngày nay thơ haiku thoáng hơn nhiều, không gò bó số chữ trong mỗi câu (tổng cộng trên dưới 17 âm hay chữ), không nhất thiết phải chấm, phảy hoặc chấm phảy tuỳ tiện (không cần phải ở cuối câu), không cần đặt tựa, không bắt buộc phải có từ chỉ mùa. Chỉ giữ lại hình thức 3 câu, và được đưa vào những từ ngữ chải chuốt, những ẩn dụ của cái hữu hạn và vô hạn.

Xét đến cùng thì thơ haiku vẫn đến với mọi người bằng tinh thần Thiền tông đề cao thiên nhiên, đề cao cái đẹp thô sơ, mộc mạc, tầm thường, nhỏ bé nhưng chẳng tầm thường chút nào. Khi thơ haiku tỏa ra thế giới hay “haiku đã vươn xa ra ngoài biên giới Nhật, trở thành một dòng thơ của thế giới, ảnh hưởng đến thơ ca hiện đại. Thơ ca phương Tây trong những tìm kiếm và thể nghiệm của mình, đã nhiều lần đi theo phong thái haiku” [11, tr.183]. Thơ haiku được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Người ta dịch thơ haiku từ tiếng Nhật, rồi nghiên cứu, khám phá những gì mà linh hồn thơ haiku chất chứa. Giới yêu thơ còn sáng tác thơ haiku bằng tiếng dân tộc mình như tác giả Nhật Chiêu đã trình bày: “Nói một cách chừng mực hơn, thơ haiku mà Bashô đã hoàn thiện bằng thiên tài của mình, trở nên thể thơ quốc tế trong thế kỉ XX. Bên ngoài Nhật Bản, haiku chẳng những được nghiên cứu rộng rãi mà còn được các nhà thơ ở nhiều xứ khác nhau sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ của mình, trong đó có cả Paul Eluard của Pháp, Octavio Paz của Tây Ban Nha và George Seferis của Hi Lạp” [11, tr.274]. Ở Việt Nam, Trịnh Công Sơn, Chế Lan Viên… cũng đã từng tiếp thu, ảnh hưởng thơ haiku. Vậy, Thơ haiku bắt đầu hình thành vào thế kỉ XVI, đạt đỉnh cao ở thế kỉ XVII với Bashô. Đến cuối thế kỉ XIX được nhà thơ Shiki định danh là haiku. Ngày nay, haiku lan ra thế giới thành một thể thơ được quốc tế đón nhận.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)