2.2.2.1. Bốn mùa
Như một yếu tố sống còn, thể loại haiku không thể không viết về các mùa. Một trong những nguyên lý bắt buộc của thể loại này là phải có quý ngữ (kigo) là các từ miêu tả mùa (xuân, hạ, thu, đông, hay ít nhất cũng có tín hiệu mùa như: hoa anh đào, tuyết, cành khô, lá vàng, sương rơi, liễu rủ, ánh trăng…). Không phải ngẫu nhiên mà mùa lại trở thành một đề tài quan trọng của haiku. Con người Nhật Bản với cội nguồn là một nền sản xuất nông nghiệp âm tính, phụ thuộc vào thiên nhiên, hơn thế nữa nơi đây lại có sự biến thiên mùa rất sâu sắc. Sự dịch chuyển mùa nhanh chóng với nền nhiệt và các vùng khí hậu khác biệt rõ rệt đã tạo nên sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nhưng cũng chính sự đa dạng của thời tiết đã tạo nên một đất nước Nhật Bản với thiên nhiên tươi đẹp hữu tình. Mùa nào thức ấy, bữa tiệc thiên nhiên phơi bày trước mắt chúng ta khiến cho những con người bình thường cũng cảm giác thèm khát, nói gì đến tâm hồn các thi sĩ.
Sự nhấn mạnh yếu tố mùa trong haiku chính là cảm thức về sự thay đổi của thiên nhiên, vũ trụ và con người, đó là cốt lõi của haiku:
Sương muối gai đã bung ra qua đêm như lông trên cằm của tôi
(Koji)
Hình ảnh “sương muối gai” đã bung nở trong đêm thể hiện bước chân của thời gian. Thời gian không phụ thuộc vào ý muốn của con người, không có sự níu kéo cũng chẳng có sự thúc giục nào làm thời gian lay động. Bởi thế, văn chương luôn tồn tại những mảng không gian ắp đầy nhân tính. Nguyễn Du, đại thi hào của
Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dồn lại một ngày dài ghê
Ba thu mà nén lại trong một ngày thì thật là chật chội, bức bối, bởi nó giống như khối sầu đang chế ngự đang đầy dần lên trong tâm trạng con người. Đến hoàng tử của thơ mới thì lại có ước muốn cho thời gian ngừng trôi để ông có thể “thức
nhọn mọi giác quan” để tận hưởng thiên nhiên:
Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi
(Xuân Diệu)
Thi sĩ vội vàng, cuống quýt đến muốn ôm, muốn riết, muốn say thậm chí muốn cắn vào thiên nhiên bởi nàng đẹp như một kiều nữ đang độ xuân thì. Các thi sĩ đều có thái độ riêng trước sự luân hồi của thiên nhiên vũ trụ. Các Thiền sư-thi sĩ thì giấu sự giục giã, gấp gáp vào trong bởi họ hiểu được quy luật của thời gian:
Trùng dương đến cúc vàng dưới giậu Xuân ấm về oanh náo đầu cành
(Thiền sư Viên Chiếu)
Các Thiền sư nhìn sự ra đi của thời gian và vòng luân hồi của bốn mùa trong tâm thế thanh tịnh. Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả chân thực, gần gũi cuộc sống đời thường nhưng không kém mỹ lệ. Cái thần sắc của bốn mùa bị “tóm” vào trong mấy chữ:
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
Đến với Bashô, theo suốt cuộc hành trình hơn mười năm gió bụi, cũng là khoảng thời gian ông chứng kiến những thời điểm giao mùa của thiên nhiên. Mười năm, thời gian không quá dài nhưng cũng đủ để chứng kiến đầy đủ các sắc thái của thiên nhiên trong bốn mùa diễn ra khắp nước Nhật Bản.
Mùa thu năm 1684 Bashô từ bỏ am ba tiêu bắt đầu dấn thân vào con đường gió bụi làm một “lữ nhân của phù thế”. Bước chân ông phiêu lãng khắp nơi giống
như con đường của các nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ của Trung Quốc, Sogi của Triều Tiên, Saigyo của Nhật Bản.
Xuân đến, đất nước Nhật Bản ấm áp trong sắc hồng phai của hoa anh đào, các cô gái mặc những bộ Kimono rực rỡ sắc hoa, người người đón xem dự báo thời tiết và tình hình hoa anh đào khi nào nở, nở ở đâu… Người Nhật đón đợi mùa anh đào như chờ đợi sự hồi sinh của thiên nhiên sau mùa đông băng tuyết giá lạnh. Ngắm hoa không chỉ là thú vui tao nhã của người Nhật mà nó còn trở thành nét đẹp văn hóa có tên lễ hội hanani (Hana là hoa, mi là xem, nghĩa là ngắm hoa). Trên con đường hành trình của mình Bashô gặp rất nhiều những ngọn núi vô danh, những ngọn đồi không ai để ý đến, nhưng trong tầm mắt ông, chúng đều để lại những ấn tượng không quên:
Mùa xuân đến rồi Vô danh ngọn đồi ấy
Sáng nay khoác áo sương mù
Sáng sớm, khi mặt trời chưa lên, sương bao phủ những ngọn đồi, cây cối cũng trùm kín một màu trắng. Chiếc áo sương mù và sự thiếu vằng con người không làm trái tim lữ khách lạnh lẽo, bởi ngay sau đó nắng xuân tràn ngập khiến cho vạn vật bừng tỉnh trong màu hồng của hoa anh đào:
Hoa đào như áng mây xa chuông đền Ueno vang vọng hay đền Asakura
Nghe tiếng chuông từ ngôi đền trên đất khách mà Bashô lại nhớ tới tiếng chuông của ngôi đền trên quê hương mình. Tiếng chuông thực hay ảo, hay chính là tiếng lòng của nhà thơ… Xuân về rồi, con người đang đoàn tụ bên gia đình, còn mình đang rong ruổi ở phương xa, những áng hoa đào đẹp đến thế cũng có khoảng cách xa xôi diệu vợi. Bashô đã chọn con đường đi cho cuộc đời mình là làm bạn với thiên nhiên, tất cả những gì thu vào được trong mắt ông đều được ông gọi là thiên nhiên, đó là sự khác biệt lớn trong quan niệm về thiên nhiên của Bashô. Mùa xuân bao lần xuất hiện trong thơ ông, nhưng không có sự trùng lặp Bashô bắt gặp mùa xuân trong những không gian khác nhau:
Người chèo thuyền
gió mùa xuân lên.
Sự xuất hiện của con người không làm động đến bước chân của mùa xuân. Người chèo thuyền kia ung dung bao nhiêu thì gió xuân cũng thản nhiên bấy nhiêu. Cái “đang lên” ấy chính là bước chân luân hồi của thời gian. Ta nhớ tới quan niệm của nhà thơ Xuân Diệu: xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua, xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già. Con người không phủ nhận điều đó, nhưng tâm thế của họ trước thời khắc chuyển mùa lại khác nhau, có tiếc nuối, có nỗi buồn và sự lưu luyến:
Mùa xuân qua đi Sao cứ nhớ mãi người ở Omi
Bashô mang tâm thế của một Thiền sư nên trong thơ ông có cái ung dung tự tại, một nỗi “vô thường” thường trực trong ông để đối diện với cuộc đời:
Làng chuông không ngân biết làm chi nhỉ
những chiều mùa xuân
Trước cái “vô thường” của vũ trụ, con người không thể chống cự lại, già nua, bệnh tật, sự cô đơn là điều khó tránh. Các thiền sư-thi sĩ là người thấu hiểu điều đó hơn cả, bởi thế trong họ có cái tâm tĩnh của Thiền và cũng bởi hiểu sâu sắc về thế sự nên họ mang cõi lòng nhẹ nhàng trước cuộc đời thay đổi:
Tiếng chuông chùa tan hương hoa đào buổi tối như còn ngân vang
Mùa xuân đâu chỉ đẹp với nắng rực rỡ, với hoa anh đào ngập trong sắc hương mà xuân trong thơ Bahso còn là những buổi chiều tàn, tiếng chuông chùa tan, đêm xuân phai nhòa:
Đêm xuân phai nhòa và rạng đông đến trên cành đào hoa
Tiếp cận thơ haiku Bashô mà không hiểu Thiền ý của ông thì thật phiến diện. Nếu thấy hoa đào là thấy xuân về thì có nghĩa mới hiểu được cái phần nổi trong thơ
Bashô mà không thấy ẩn ý của nhà thơ về chính sự phai nhòa của mùa xuân, sự ra đi của thời gian. Mỗi hình ảnh thơ là sự hiện hữu của thiên nhiên nhưng nó cũng chính là niềm xú c cảm trước những vô thường của cuộc đời. Hoa anh đào có một mối giao cảm đặc biệt với người Nhật. Họ cho rằng hoa anh đào tượng trưng cho mùa xuân rất giống với tính cách người Nhật. Vì đặc điểm của hoa anh đào là rơi xuống vào lúc nó đạt tới độ tươi đẹp nhất-nên được ví như tinh thần võ sĩ đạo, biết chết một cách cao đẹp, Nhật Bản có câu:
Là hoa thì hãy là hoa đào Là người thì hãy là samurai.
Hoa anh đào là một nguồn cảm hướng bất tận đối với các nhà thơ Nhật Bản. Với những vần thơ haiku khi nhắc đến hoa đào đã làm rung động mãi biết bao tâm hồn:
Một cành đào đơn sơ một buổi sáng đẹp trời trang điểm một hồ sâu
(Buson)
Một cành hoa đơn sơ, một buổi sáng đẹp trời, một mặt nước trong vắt là ba yếu tố hòa quyện của cái đẹp thuần khiết. Thể hiện cái đẹp của niềm an lạc:
Hoa đào đang rơi tâm của người đàn ông trở nên yên tỉnh lại
(Koyuni)
Hoa anh đào là hiện thân của cái đẹp, cũng là sự trải nghiệm về thời gian và những chuyện vui buồn đã qua:
Nhiều chuyện làm nhớ lại
những cánh hoa đào
Hoa anh đào không chỉ thu vào tầm mắt của Bashô mà hoa còn vương khắp tâm trí ông, thậm chí nó còn làm hồng cả những bữa ăn, sự ấm áp lan tỏa khắp nơi:
Dưới cây lao xao chén canh, đĩa cá
đều vương anh đào
Mùa xuân trong thơ Bashô còn ngân vang bởi tiếng chim Vân Tước ngân vang, lòng người như tĩnh lại đẩy xa mọi ưu phiền để thưởng xuân:
Trên bình nguyên chim Vân Tước hát xa mọi ưu phiền
Mùa xuân thường là mùa của hội ngộ, các gia đình đoàn viên đầm ấm, vậy mà Bashô lại chọn mùa xuân là mùa khởi hành:
Mùa xuân đang đi qua chim kêu
mắt cá đẫm lệ
Giọt nước mắt rơi đẫm mắt cá chân khi người lữ hành bước vào kiếp phù du, chọn cuộc đời phiêu lãng. Bashô tìm về phương Bắc xa xôi, chân ông bước cùng với bước chân của mùa xuân. Nỗi vô thường chính là ở cái tâm thi sĩ không động trước sự chảy trôi của thời gian nhưng chân bước đi rồi mà thanh âm cuộc sống nơi ông cất bước vẫn vọng về. Nhà thơ ra đi giữa mùa xuân, chia ly xuân nơi này để đến với xuân nơi khác, vẫn là xuân của đất nước Nhật Bản, nhưng trong lòng thi nhân vẫn dâng ngập nỗi nhớ về quê hương:
Ngày đầu xuân sao mà tôi nhớ chiều thu cô đơn
Mùa xuân trôi qua đã bao mùa hoa anh đào nở, nhà thơ vẫn hành hương trên lộ trình của mình. Không gió mưa nào quật ngã, không thời gian và sự già nua nào khiến bước chân ông dừng lại, chỉ có thiên nhiên đẹp khiến thi nhân dừng bước:
Từ mùa hoa anh đào cây tùng hai nhánh ba tháng trôi qua
Bashô có phải là một cư sĩ lánh đời giống như các đạo sĩ sống ẩn dật vui vầy với thiên nhiên để quên đi thế sự? Ông đã cạo đầu, thay y phục để sống cuộc sống diệt dục, tu hành để trở thành một Thiền sư? Không hoàn toàn như vậy, bởi thi sĩ dẫu có cạo đầu, mặc áo người tu hành thì ông vẫn mở cửa tâm hồn cho cuộc sống ùa
vào. Ông không chối từ cuộc sống bình dị mà ông đón nhận nó bằng cái tâm Thiền. Xuân trong thơ Bashô chủ yếu nói đến hoa anh đào, với những ngọn gió hiền hòa, với làn sương phủ trắng những ngọn đồi… Xuân qua đi, để mùa hạ lại về:
Trăng mùa hè
chiếu lên sóng không bụi dòng sông trong
Còn gì đẹp hơn ánh trăng trên sông? Mùa nào thì ngắm trăng trên sông cũng đẹp nhưng mùa hè có cái đặc sắc riêng bởi giữa cái oi bức và tiếng ồn ào của cuộc sống mà được đến bên bờ sông lộng gió với những làn ánh sáng lấp lánh thì còn gì tuyệt vời hơn? Mùa hè thường đi cùng với những nhọc nhằn vất vả của con người trong lao động:
Trên đồng mùa hạ nhìn người vác cỏ tôi lần đường đi
Những người nông dân vẫn miệt mài lao động trên những cánh đồng, Bashô nhìn họ để bước tiếp con đường của mình, không thể để nắng gió làm mình nhụt chí. Bài ca lao động khiến con người quên đi nỗi vất vả để hòa mình với thiên nhiên:
Tiếng rao người bán cá hòa trong tiếng chim cu vang vang mùa hạ
Mùa hè đẹp với núi xanh, nước xanh và sắc trời cũng xanh. Cái xanh gợi mát làm quên đi cái khắc nghiệt của khí hậu:
Một hồi lâu tôi vào trong thác mùa hè bắt đầu
Mùa hè đến không phải tín hiệu là cái oi bức, nóng nực mà nó lại đến từ chính dòng thác mát trong kia. Đó là sự tương phản trong nghệ thuật và đó chính là Thiền. Nếu không có cái lắng sâu của Thiền tâm thì thật khó để lý giải được vì sao Bashô chọn cái mát mẻ của nước để nói cái nóng của mùa hè. Bashô đang trên đường đến Oku và khi đặt bước chân đầu tiên lên Oku thì cũng là lúc mùa hè chiếm
lĩnh nơi này:
Trên núi mùa hè
tôi cúi lạy trước đôi guốc cuộc hành trình bắt đầu
Mùa hè của Nhật Bản được biết đến nhiều nhất là bởi những cơn mưa. Và mưa giăng đầy trong thơ Bashô, mưa của ngày hôm nay gợi nhớ mưa của quá vãng xa xôi vọng về: Mộ xưa Lạp-đảo nơi nào, nẻo đi lầy lội mưa rào tháng năm. Cơn mưa mang đầy suy tư về cuộc sống, kiếp người, về sự tồn tại, suy vong của con người. Bashô không bị nhấn chìm trong những mất mát đó mà với ông, sống là biết thiên mệnh và đón nhận nó bằng sự thanh thản. Chân Bashô lại bước tiếp trong những cơn mưa mùa hạ:
Những cơn mưa tháng năm vẫn còn chưa làm đổ nát quang đường
Mưa rơi đầy trên con đường du hành của Bashô, nhưng không vì thế mà ông dừng bước. Mưa cứ rơi, chân người cứ bước giống như những hạt mưa kia rơi xuống để rồi lại đổ ra sông, tìm về biển lớn và rồi có ngày lại bốc hơi tạo mây để lại rơi:
Những cơn mưa tháng năm ủ nước chảy nhanh
sông Mogami
Con người cũng rơi vào vòng luân hồi sinh-lão-bệnh-tử của cuộc đời. Một ngày kia con người cũng phải trở về với cát bụi, nhưng rồi ai còn nhớ đến họ hay cũng theo quy luật của thời gian, sự lãng quên là điều tất yếu:
Những chiến binh ngã xuống giấc mộng chưa thành
cỏ mùa hạ ngút xanh
Dưới những nấm mồ kia là những chiến binh một thời oanh liệt mang trong mình giấc mộng lớn, nhưng giấc mộng thì chưa thành mà đã phải ra đi. Rồi đây cũng chỉ còn lại là nấm mồ xanh cỏ. Những đám cỏ xâm lăng vào sự tồn tại của họ, thời gian phủ bụi lên quá khứ. Cuộc sống là vô thường. Cũng có lúc Bashô muốn
náu mình dưới thiên nhiên, không phải xa lánh hay ẩn dật mà ông muốn thả hồn mình trở về giữa thiên nhiên để tận hưởng cái mát mẻ của cây lá:
Muốn náu thân tôi trong rừng mùa hạ dưới bóng cây sồi
Mùa hè đến với tiếng chim cu, với đom đóm lập lòe, tiếng ve sầu giục giã, hay những con chuồn chuồn bay lượn, mùa hè còn là mùa của hoa sen ngát hương, của hoa bìm bìm tím… và những cơn mưa. Thơ Bashô đã thể hiện được tất cả cái thần sắc của mùa hè. Những vần thơ mà Bashô dành nhiều trang viết hơn cả đó là thơ về mùa thu.
Mùa thu đẹp với ánh trăng huyền ảo, với những dải ngân hà rực sáng trong đêm, đó còn là mùa của rừng phong lá đỏ, với hoa cúc vàng, những cánh quạ đen, hay những đàn nhạn trắng… Thu đẹp với các màu sắc khác nhau, nhưng thu trong thơ cũng khiến người ta buồn bởi khí tiết thiên nhiên luôn đượm màu tâm trạng. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà thơ viết về mùa thu nhiều đến vậy. Ở Trung Quốc, vào thời thịnh Đường (618-907) là lúc thơ thu nở rộ với tên tuổi Đỗ Phủ
(Nguyệt dạ), Bạch Cư Dị (Tỳ Bà Hành) … đó là những áng thơ thu tươi đẹp nhưng
phảng phất một nỗi buồn “liêu trai” siêu hình. Có thể kể đến những nhà thơ lãng mạn Pháp như Paul Verlaine (Mùa thu ca), Jacques Prevert (Lá mùa thu) [36]… Và đến Việt Nam người ta nhớ tới chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, với mùa thu khởi sắc trong thơ mới cùng tên tuổi Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, …
Mùa thu ở nước nào cũng có lá vàng rơi, cũng có ánh trăng diễm lệ… một