Thơ Thiền Nhật ban đầu cũng chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa, nhưng đến thế kỉ 15 khi thể thơ renga (Liên ca) ra đời thì nó phát triển rực rỡ. Đến thế kỉ 19 nó trở thành thơ haiku 5 dòng, mỗi dòng 17 âm, hay 5 âm, hay 5,7 âm đan nhau. Những vần thơ này thường hàm chứa các từ về mùa.
Đặc điểm của thơ Thiền có thể kể đến bao gồm Lời thơ mộc mạc hòa vào thiên nhiên. Tỉnh thức trước luật vô thường. Tha thiết với sự cô liêu trật tự và mầu nhiệm của thế giới (giác ngộ và trở về với thế tục). Cấp độ khác, thơ Thiền có thể miêu tả các biến cố trực tiếp chỉ thẳng vào chân lý thâm sâu (như các công án). Bừng mở tâm ra khỏi thói quen thụ cảm sự vật theo cách thông thường. Cái tâm đón
nhận thiên nhiên, cuộc sống ùa vào không một sự chỉ đạo chủ ý, các Thiền sư coi trọng sự khách quan và coi nó là yếu tính quan trọng của sự thụ cảm Thiền. Nói đến thơ Thiền người ta hay nghĩ đến những triết thuyết, tư tưởng Thiền, quan niệm về nhân sinh, vũ trụ…
Học giả Lâm Ngữ Đường nói: “Thơ có nhiệm vụ thay thế tôn giáo nghĩa là nhiệm vụ làm cho tâm hồn thanh khiết, cảm nhận được cái đẹp của vũ trụ và gây
cho con người cảm hóa được giữa người và sinh vật”. Người ta đã sử dụng thi ca
như sứ giả tinh nhã đem thông điệp từ bi bác ái, huyễn đồng với mọi sinh vật trong vũ trụ để giải thoát con người ra khỏi vô minh. Bởi thế, nhiều áng thơ Thiền dùng để triết thuyết về Thiền học. Nhưng cũng có những Thiền sư đến với thơ ca không vì mục đích đó mà chẳng qua tư tưởng Thiền đã ăn sâu vào tâm trí họ nên những vần thơ vẫn nhuốm màu Thiền.
Phần lớn thơ Thiền là những bài kệ, hoặc ghi lại những cuộc đối thoại, vấn đáp giữa sư phụ và học trò để khai thông trí tuệ. Nhiều bài thơ là những bài khô khan như kinh tụng, nói giáo lý, kinh nghiệm dùng để truyền tâm. Có khi nó là những câu hỏi như khi Viên Chiếu trả lời môn đệ về bí quyết của đạo Thiền:
Mưa dội non hoa thần nữ khóc Gió khua đình trúc Bá Nha đàn
Cũng có những áng thơ Thiền lai láng với thiên nhiên như trong thơ Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen):
Bãi sông sóng lặng Trong cây gió yên Thuyền ai ngủ bến Trăng tròn nửa đêm Trăng sáng vằng vặc [50]
Người Nhật quan niệm về Thiền: đó là cái “hư không” tức không có gì mà có tất cả, có tất cả cũng có nghĩa là không có gì, tức “phi hữu diệc phi không” (chẳng phải có cũng chẳng phải là không). Cốt lõi của Thiền là cái ta chỉ có thể cảm nhận bắng tâm thức tức bằng cảm giác yên tĩnh tinh thần và thanh thản trong tâm hồn. Nó là sự “giác ngộ”.
tâm để đạt tới chân lý, để ngộ đạo. Đó là sự im lặng đạt đạo trong Thiền. Thơ haiku cũng gần với Thiền bởi nó kiệm lời, không mượn sự lý giải dài dòng mà thấy gì nói nấy, cốt nắm được cái khoảnh khắc trực ngộ của thi sĩ trước thiên nhiên.
Thơ haiku đặc sắc chính bởi sự ngắn gọn và tính hàm súc của ngôn ngữ. Một bài thơ chỉ 17 âm tiết, còn lại là khoảng trống trên trang giấy, khoảng lặng của ngôn từ để thi nhân và những người thưởng thức haiku cho trí tưởng tượng bay bổng. Ngôn ngữ thơ Thiền không phải là ngôn ngữ đời sống, nó có những ám hiệu riêng biệt của đời sống tâm linh. Có khi chỉ một “tiếng hét vang” của ngài Lâm Tế làm bừng vỡ chân tâm hành giả, một đoá hoa sen Đức Phật đưa lên ở hội Linh Sơn hay những chiêu gậy của ngài Bách Trượng xua đi đám mây mù che mắt thế gian… Đó là ngôn ngữ Thiền, là sợi dây giao cảm giữa người truyền và người nhận tín hiệu về Thiền. Bởi thế đến với thơ ca haiku qua lăng kính Thiền là điều nên làm. Nếu không đặt ra vấn đề Thiền trong thơ Bashô thì chúng ta cũng không vì thế mà bỏ qua âm hưởng Thiền trong đó.
Thiền thẩm thấm vào thơ ca Bashô từ khi nào? Bashô là một ngườ i tu tâ ̣p thiền, tuy không phải là người sinh thành một tông phái Thiền Nhật Bản nào, nhưng nói đến Thiền Nhật Bản người ta lại nói đến những đóng góp của ông. Thiền đã ăn sâu vào máu thịt ông, nó tự nhiên như lời ăn tiếng nói của ông vậy. Cuộc đời ông bước sang một trang khác sau cái chết của Yoshitada. Bashô lên núi Koya đặt một nạm tóc của bạn vào chùa và quyết định rời bỏ lâu đài Ueno mặc dù không được phép của lãnh chúa. Bắt đầu từ đây Bashô dấn thân vào con đường gió bụi, ông du hành khắp đất nước mặt trời mọc. Trên con đường phiêu du ấy ông đã đến Edo, tu tập Thiền đạo dưới sự hướng dẫn của hòa thượng Butchô (1642 -1715) ở Chokei-ji (Trường Khê tự). Sự tiếp xúc này đã đưa Bashô đến với Thiền, có lúc ông muốn nương nhờ cửa Phật. Từ đó Bashô thanh thản tắm mình trong biển Thiền, mỗi vần thơ ông viết đều tỏa hương Thiền vị.
Sống trong am đơn sơ, giữa thiên nhiên thôn dã, với khóm chuối hứng tình với đất trời, Bashô đã cho ra đời những vần thơ thiên nhiên phảng phất hương vị Thiền và cũng từ đây người ta biết đến phong cách Shofu của ông. Shofu là Tiêu phong, ý nói cuộc đời người nghệ sĩ giống như tàu lá chuối bị gió xé ngang trời. Đó cũng là sự dung hợp giữa thể loại haikai trào lộng đời thường với yếu tố tâm linh của thể renga cổ điển. Thời gian này cũng là quãng thời gian Bashô đưa haikai đến sự hoàn thiện. Linh hồn của Shofu chính là linh hồn của sabi (cái tịch liêu, tĩnh
lặng) và karumi (nhẹ nhàng). Ở đây có sự gặp gỡ của những vần thơ thiên nhiên tươi tắn với âm điệu sâu thẳm của Thiền. Trước thiên nhiên bao la, vũ trụ rộng lớn, ông nhận ra sự biến thiên của chúng trong những khoảnh khắc đốn ngộ. Bashô chỉ thực sự đánh động được thi đàn Nhật Bản và đưa haikai lên đỉnh cao khi ông viết bài thơ về con quạ, năm ông ba mươi bảy tuổi:
Trên cành khô quạ đậu chiều thu
Cánh quạ như thu cả vũ trụ vào trong đó, sự đối lập giữa hình ảnh “cánh quạ” với cái vô hạn của thời gian “chiều thu” đã tạo nên đặc trưng của haiku. Trên cành cây trụi lá có một cánh quạ cô đơn đậu im bất động. Bóng chiều tàn dần đi về phía thâm u. Bài thơ gợi cho ta một khung cảnh cô ti ̣ch và trống vắng, một cảm thức wabi của bức họa đơn sắc, chỉ một màu tối xám. Nhưng nó lại cuốn ta vào thế giới sabi u huyền và cô tịch của “vô thường”. Con quạ, cành cây, hoàng hôn mùa thu và cả vũ trụ yên lặng, đó là trạng thái của Thiền. Nhưng thật ra tất cả đang vận động cùng thời gian, cùng tiết trời, chìm vào hoàng hôn, và vận động bao la cùng thế giới này. Chỉ một nét vẽ đơn sắc thôi, cánh quạ là thời gian và là cả vũ trụ đất trời. Bashô vẽ nên bức tranh bằng trạng thái của Thiền và cảm được cảnh vật tự nhiên bằng tâm của Thiền. Thiền sư thấy được sự cô tịch và lắng nghe âm thanh của bước đi thời gian qua trên cánh quạ trong vũ trụ vô thường. Vào những buổi chiều tàn, nhìn từng đàn chim từ phương xa vội vàng bay về tổ, người lữ khách không sao tránh khỏi phút giây chạnh lòng bâng khuâng nhớ mơ hồ và nhìn lại mình. Nỗi u ẩn hiện về, chợt lữ khách nghe tiếng chuông chùa xa xa vang vọng lại như phảng phất đâu đây một mùi hương của Thiền đi ̣nh làm cõi lòng nhẹ nhàng hơn.
CHƢƠNG 2