Aware-nỗi buồn dịu nhẹ và vô thƣờng

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 105 - 109)

Cảm thức aware là một khái niệm thuộc phạm trù mỹ học xuất hiện khá sớm liên quan đến quan niệm của Phật giáo được văn chương Nhật sử dụng khá rộng rãi. Aware xuất phát ban đầu từ âm “A-hare!” một hư từ biểu thị sự ngạc nhiên, kinh ngạc, cảm kích mà một từ tương tự "trong tiếng Việt có thể tìm thấy là “ôi chao!”. Vào thời trung cổ Nhật Bản, “a-hare” biểu lộ phản ứng của con người trước một vẻ đẹp hay yêu kiều, qua thời cận đại thì trở thành phản ứng trước sự vật buồn, tiêu sơ hay hoang phế. Được nâng lên thành một phạm trù thẩm mỹ trong văn chương và nghệ thuật thời đại Heian và đặc biệt biểu hiện đậm đặc trong tác phẩm Truyện kể

Genji của nữ sĩ Murasaki Shikibu (Tử Thức Bô ̣ , 978?-1016?), mono no aware,

trong đó aware (ai) gắn liền với khái niệm mono (vật), phản ánh sự đồng điê ̣u về tâm thế giữa ý thức chủ quan và sự vật khách quan. Đó là niềm bi cảm, là nỗi buồn mà không bi lụy, là sự trào dâng niềm xúc động dịu nhẹ như tơ, niềm bi ai não lòng trước sự vô thường của vạn vật và của cả kiếp người, rất gần khái niệm “bi dĩ vi mĩ” (buồn là đe ̣p) trong mỹ học Trung Hoa cổ đại. Văn học Heian đã bắt đầu hình thành phong cách Nhật khá ổn định và mang nét truyền thống sâu sắc chẳng hạn như

những xúc cảm tinh tế về thiên nhiên, về nỗi buồn và cái đẹp đã trở thành đặc trưng truyền thống của mỹ cảm Nhật Bản “mono no aware”. Nó tương tự như một âm vang vọng lại khi những gì đã qua, sắp qua sẽ tác động vào thế giới hiện hữu bằng một âm thanh nào đó. Nhưng nó không nghiêng về cái bi lụy ngông cuồng của lãng mạn hay nỗi bi tráng ngây ngất của bi kịch mà aware là một bi cảm thâm trầm. Awarae chịu ảnh hưởng của quan niệm “vô thường” của Phật giáo.

Cuộc sống này thiếu gì những điều khiến ta muộn phiền, có lẽ chẳng ai tồn tại với trí tuệ bình thường mà không biết đến nỗi buồn. Nhưng sự khác biệt giữa những con người là cách đón nhận và ứng xử với nỗi buồn đó như thế nào. Bashô đến với cuộc sống bằng cái tâm thức dễ lay động, dễ xúc cảm, nhưng những xúc cảm đó lại không lộ ra trên trang giấy. Mùa đến, mùa đi, hoa nở để rồi tàn, trăng sáng thế cũng có lúc mờ phai, con người thì có khi hội ngộ có khi tan, …cuộc sống muôn màu có bao điều mà ta chưa biết, thế giới quanh mình thật kỳ diệu và diệu kỳ hơn là tình cảm của những con người. Tôi chợt nhớ ra cái cảm thức của con người trước thiên nhiên: Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua, xuân còn non nghĩa là

xuân sẽ già, và xuân chết nghĩa là tôi cũng mất… và cuộc đời không tránh được lẽ

hợp-tan: trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt. Như vậy, các thi sĩ hơn người ở những dự cảm, những điều người bình thường khó nhận biết được thì họ lại thẩm thấu rất sâu sắc. Cũng bởi con mắt thấu suốt nhân tình thế thái nên sinh ra hai hệ quả, một là nỗi buồn cũng đậm đà hơn người khác và hai là biết đón nhận để tìm con đường vượt lên trên thực tại đó.

Nhìn thời gian trôi đi, bốn mùa thay nhau đi lại lại, cảnh sắc thiên nhiên cũng theo mùa mà biến đổi, những đổi thay ấy khiến nhà thơ không khỏi chạnh lòng:

Mùa xuân đang qua đi chim kêu

mắt cá đẫm lệ

Mùa xuân mùa của đoàn viên, vậy mà Bashô lại cất bước ra đi. Sự khởi hành đó khiến lệ đẫm mắt cá chân ông. Thời gian trôi đi, mùa đang độ xuân sắc đấy nhưng rồi cũng đến cảnh tàn phai mà thôi và niềm hoài cổ được thắp lên:

Nhiều điều xiết bao gợi hồn ta nhớ

Trên con đường về Kashima, ông đến nơi này thăm lại thiền sư Butcho và người bạn yểu mệnh năm xưa, những kỷ niệm năm xưa khó phai trong lòng lại đưa Bashô sống lại trong hồi ức. Con đường của Bashô khiến ông gặp biết bao cảnh đời khốn khó, bao giấc mơ dang dở và những nỗi buồn thế nhân:

Hãy rung lên nấm mồ

giọng ta than khóc là gió mùa thu

Trước cái chết con người không dễ gì không buồn. Nỗi bi ai của cuộc đời là ở đấy, con người dù có là ai, dù có làm gì thì một ngày kia cũng trở thành tro bụi. Bashô khóc than trước cuộc đời hay khóc cho chính cuộc đời mình. Hôm nay vẫn phiêu bạt, lãng du khắp các nẻo đường, có ai hay một ngày nào đó cũng trở về với cát bụi mà thôi. Gió thu than khóc hay giọng nhà thơ? Cái chết xuất hiện khá nhiều trong thơ Bashô, đây là một điều không khó hiểu. Bởi nỗi bi cảm khiến người ta dễ lay động nhất là lẽ tử sinh của con người:

Những chiến binh ngã xuống giấc mộng chưa thành

cỏ mùa hạ ngút xanh

Trước cái chết con người khó mà lạnh lùng vô cảm, và cũng từ cái chết con người có thể chiêm nghiệm về cuộc đời. Những chiến binh kia họ đã từng một thời oanh liệt sống vì nghĩa khí, rồi cũng đến ngày xa lìa cuộc sống mà thôi. Họ ra đi mà giấc mộng chưa thành, bỏ lại cuộc đời-sự nghiệp còn dang dở, nhưng chết là hết, chẳng còn gì ngoài nấm mồ ngút cỏ xanh. Người đời có khóc than buồn bã thì thời gian cũng xoa dịu nỗi đau, bởi sống chết là lẽ thường tình, có sinh phải có tử, có tử thì mới có sinh. Hiểu được như thế con người thấy nhẹ nhàng hơn để bước tiếp trên đường đời. Và cũng bởi thế mà con người tự ngẫm sống thế nào để khi mình sống cũng như khi ra đi những người còn sống vẫn còn chút vấn vương, thương nhớ. Dẫu biết được lẽ sinh tử nhưng Bashô không thể không buồn khi hay tin mẹ đã ra đi:

Lệ trào nóng hổi trên tay tóc mẹ làn sương thu

Không muốn khoét sâu vào nỗi đau của Bashô khi trở về cố hương thì mẹ đã không còn. Hãy lấy mình để hiểu người chúng ta sẽ thấu suốt được nỗi lòng Bashô.

Cuộc đời mỏng manh như sương khói mùa thu, nó tan biến lúc nào không ai biết, chỉ còn lại nỗi tiếc thương của người ở lại và những kỷ vật của người mất... Cái chết khiến người ta vừa buồn vừa sợ, nhưng sự phai tàn của vạn vật trước sức hủy diệt của thời gian cũng không kém phần bi lụy:

Dế kêu vui vẻ

không ai có thể đoán trước nó sẽ sớm chết

Con dế cũng như con người, đang vui sống làm sao biết được cái chết đang cận kề, vậy thì hãy vui vẻ mà sống khi còn được sống. Bashô cũng không tránh khỏi nỗi buồn khi tuổi già đến:

Trong mùa thu này ta già biết mấy ôi chim và mây

Thời gian vô tình trôi đi, nó không cần biết Bashô ham mê cuộc sống khám phá những miền đất mới. Nhưng dù ông đã già thì giấc mơ rong ruổi theo những cánh chim và những đám mây vẫn còn đó. Trái tim Bashô cũng não nề, tê tái khi chứng ngộ những cảnh đời bất hạnh:

Vượn hú não nề

hay trẻ bị bỏ rơi than khóc? gió mùa thu tái tê

Những đứa bé đoản mệnh kia làm sao hiểu được vì sao chúng được sinh ra trên cuộc đời này mà lại không được làm người, không có tuổi thơ và những nụ cười. Trong những năm tháng đói khổ, nhiều gia đình nông dân Nhật xưa không nuôi nổi con đã đem bỏ chúng vào rừng, thậm chí có người còn giết chết cả những em bé sơ sinh. Một cảm giác ghê sợ những con người đã sinh ra chúng, trẻ con nào có tội tình gì mà người lớn lại tạo ra số phận yểu mệnh cho chúng? Nỗi xót xa dâng ngập cả không gian. Bashô còn chứng kiến cả những cảnh nghịch lý khi lá vàng còn ở trên cây mà lá xanh thì đã rụng xuống rồi, đó là gia đình bạc tóc đi viếng mộ. Hay cảnh người bạn ra đi để lại nhà thơ cùng những kỷ niệm khó phai trong lòng.

Vầng trăng thường gợi nhiều xúc cảm đối với con người. Người ta ngắm trăng và ngẫm đến sự tồn tại của con người. Vẫn chỉ có một vầng trăng mà sao nó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vầng trăng tan nhanh giọt mưa còn đọng đó đây trên cành

Có lúc Bashô thấy “trăng rụng rồi”, giờ lại thấy “trăng tan”, nhưng dù nó ở trạng thái nào thì vầng trăng đó cũng đang mất mát, nó không còn cái viên mãn, tròn đầy và lung linh nữa. Trăng tan vào giữa không gian hay trăng vỡ òa trên mặt nước hay vầng trăng đọng lại trong lòng thi nhân? Làm sao không bâng khuâng trước cảnh trăng tan ra, cho lá rơi, cho hoa rụng rã rời và thời gian trôi đi:

Đêm xuân phai nhòa và rạng đông đến trên cành đào hoa

Nỗi bi cảm theo chân Bashô trên khắp các nẻo đường, nó day dứt trong các trang thơ nhưng không làm con người rơi vào bi lụy. Còn rất nhiều điều khiến nhà thơ băn khoăn trước cuộc đời, có thể là trước nỗi vất vả cực nhọc của những người lao động, trước kiếp sống hồng nhan bạc mệnh của các cô du nữ, trước cảnh thu qua, đông đến… Bashô nhìn người để ngẫm đến mình, soi cảnh để thấy tình mình trong đó. Nỗi buồn về sự ngắn ngủi của một kiếp người đã theo Bashô về bên kia thế giới, để khi nhắc tới ông, hậu thế không bao giờ quên được những giấc mơ hoa một đời ông tìm kiếm:

Những giấc mơ hoa những cánh đồng cháy rụi cơn gió thở than qua

(Onit Sura)

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong thơ Matsuo Bashô dưới ánh sáng Thiền Tông (Trang 105 - 109)