Điện tâm đồ: Thông thường các dấu hiệu điện tâm đồ bao gồm trục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái chức năng thất phải và áp lực động mạch phổi bằng siêu âm Doppler trước và sau phẫu thuật đóng thông liên nhĩ (Trang 31 - 32)

- Khám lâm sàng: Nghe tim có tiếng thổi tâm thu cường độ nhỏ ổ van ĐMP do tăng lưu lượng máu qua van ĐMP Ngoài ra còn nghe thấy tiếng

b. Điện tâm đồ: Thông thường các dấu hiệu điện tâm đồ bao gồm trục

phải, dày nhĩ phải, phì đại thất phải. Hình dạng sóng P có thể gợi ý dãn nhĩ phải, khoảng PR kéo dài với block nhánh phải không hoàn toàn.

- Triệu chứng dày nhĩ phải gồm:

+ Ở V1, V2 có P 2 pha với pha (+) > pha (-) hoặc suất hiện nhánh nội điện nhĩ rõ và nhanh.

- Triệu chứng dày thất phải:

+ Phức bộ QRS không dãn rộng quá giới hạn bình thường. + Chuyển đạo trước tim:

Chuyển đạo V1, V2: dấu hiệu quan trọng là sự tăng biên độ sóng R, sóng R cao trên 7 mm, chỉ số Sokolov-Lion thất phải RV1 + SV5 > 11 mm có giá trị chẩn đoán.

Chuyển đạo V5, V6: sóng S sâu hơn bình thường, có thể bằng R hay dạng rS

+ Chuyển đạo ngoại biên: trục phải, góc α ≥ 1100, trục lệch phải với QRS ở D1 âm và aVF có thể âm hoặc dương (+900 - +2700).

+ Đoạn ST-T: có 2 khả năng:

Tăng gánh tâm thu: ST-T chuyển trái chiều QRS Tăng gánh tâm trương: Block nhánh (P)

+ Có biểu hiện dày thất phải với chỉ số Sokolov-Lion thất phải RV1+SV5≥11mm hoặc R ở V1 có R ≥ 7mm. Trục lệch phải với trục QRS ở D1 âm và aVF có thể âm hoặc dương (+900 - +2700).

- Triệu chứng bloc nhánh phải:

+ Chuyển đạo trước tim: chủ yếu ở V1, V2, V3R, V4R. Có dạng rSR’ với R dãn rộng, trát đậm hay có móc với nhánh nội điện đôi khi 6% -10%; khi có phối hợp dày thất phải thì R càng cao. Ở V5, V6 có dạng QRS với S dãn rộng trát đậm.

+ Chuyển đạo ngoại biên: thường gặp nhất ở dạng aVR dạng qR hay QR, rsR’, rSR’ với R hay R’ dãn rộng trát đậm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái chức năng thất phải và áp lực động mạch phổi bằng siêu âm Doppler trước và sau phẫu thuật đóng thông liên nhĩ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)