+ Chức năng tâm thu thất phải
- Nghiên cứu chức năng thất phải bằng siêu âm Doppler đã được nhiều tác giả trên thế giới đi sâu nghiên cứu cách đây vài thập niên và khía cạnh này vẫn được tiếp tục nghiên cứu cho đến nay.
- Chức năng thất phải thường khó đánh giá, vì cấu trúc hình học không gian của thất phải không giống hình khối trụ, hình ống hay hình elip như cấu trúc hình học của thất trái nên không thể đo chức năng tâm thu thất phải như đo chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm TM hay 2D được vì không chính xác. Để nghiên cứu chức năng thất phải phần lớn các tác giả trên thế giới thường sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Đo phân suất co ngắn diện tích ở cửa sổ mỏm 4 buồng (diện tích thất phải tâm trương - diện tích thất phải tâm thu)/diện tích thất phải tâm trương x 100%), đo đường kính cuối tâm trương thất phải, chiều dài từ mỏm thất phải đến giữa bình diện của van 3 lá (Kaul và cs).
+ Chức năng tâm trương thất phải
- Nghiên cứu bằng siêu âm Doppler tim đặc biệt là siêu âm Doppler xung, qua sự nghiên cứu nhiều thông số siêu âm Doppler xung của dòng chảy đổ đầy tâm trương qua van 3 lá và nhiều thông số siêu âm Doppler xung khác.
- Dòng chảy này có thể nhận được ở cửa sổ cạnh ức trái trục nhỏ thấp, mỏm, trong mỏm và dưới sườn, trong đó các đường mỏm, trong mỏm và dưới sườn thường nhận được dòng chảy với chất lượng tốt, cửa sổ Doppler xung được đặt ở giữa vòng van (bờ tự do các lá van). Bình thường dòng đổ đầy thất phải tâm trương bao gồm 2 hợp phần tâm trương là sóng E đổ đầy thất phải và sóng A của nhĩ co. Tốc độ đỉnh của VE thường cao hơn tốc độ đỉnh của VA và VE/VA > 1, khi tuổi càng cao thì VE có xu hướng giảm trong khi VA tăng dẫn đến VE/VA giảm.
- VE/VA được nhiều nghiên cứu dùng để đánh giá có rối loạn chức năng tâm trương thất phải.
IRT là một thông số siêu âm Doppler được nhiều tác giả dùng để đánh giá chức năng tâm trương thất phải. IRT bằng hiệu số của thời gian từ đỉnh sóng R
trên ECG gióng xuống đường cơ bản cho đến khởi đầu sóng E của chu chuyển tim sau (Thời gian A-E) và khoảng thời gian từ đỉnh sóng R trên ECG gióng xuống đường cơ bản cho đến kết thúc thời gian tống máu thất phải (Thời gian R-ĐMP). IRT Đo thời gian giãn đồng thể tích thất phải (IRT):tăng theo tuổi, giá trị bình thường của nhóm người bình thường < 50 tuổi là 21 ± 17ms, > 50 tuổi là 33 ± 19ms. Theo Nguyễn Cửu Long IRT là 38,02 ± 5,27ms [2], [7].
* Đo thời gian tống máu thất phải (ET):
Đo từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của phổ Doppler tống máu thất phải ta được thời gian tống máu thất phải.
* Đo thời gian co đồng thể tích thất phải (ICT):
Đo từ đỉnh sóng R trên ECG gióng xuống đường cơ bản cho đến bắt đầu của phổ Doppler tống máu thất phải ta được thời gian co đồng thể tích thất phải.
* Nghiên cứu chỉ số Tei (Tei index) thất phải:
Chỉ số Tei gần đây (từ 1995 đến 2007) đã được nhiều tác giả áp dụng để đánh giá chức năng thất phải và đã được các nghiên cứu đánh giá cao trong chẩn đoán rối loạn chức năng thất phải, nó còn cho phép phân biệt sự hiện diện hoặc không của rối loạn chức năng thất phải. Chỉ số Tei còn cho phép đánh giá cả chức năng tâm thu, tâm trương thất phải hay chức năng thất phải toàn bộ.
Phương thức đo chỉ số Tei thất phải có khác phương thức đo chỉ số Tei thất trái. Người ta có thể đo chỉ số Tei thất phải như sau:
Chỉ số Tei thất phải Tei = (ICT3 + IRT3)/ETP
ICT3: thời gian co đồng thể tích thất phải đo ở van 3 lá IRT3: thời gian giãn đồng thể tích thất phải đo ở van 3 lá ETP: thời gian tống máu thất phải đo ở van động mạch phổi
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, chỉ số Tei thất phải dao động từ 0,20 đến 0,40 tuỳ theo tác giả. Để nghiên cứu chức năng thất phải phần lớn các tác giả trên thế giới thường sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Đo phân suất co ngắn diện tích ở cửa sổ mỏm 4 buồng (diện tích thất phải tâm trương - diện tích thất phải tâm thu)/diện tích thất phải tâm trương x 100%), đo đường kính cuối tâm trương thất phải, chiều dài từ mỏm thất phải đến giữa bình diện của van 3 lá [8], [13].
+ Đánh giá hình thái thất phải
- Đường kính tâm trương thất phải (ĐKTTrTP).
Từ cửa sổ âm cạnh ức trái trục lớn, bệnh nhân nằm nghiêng trái, ở bình diện này ta có thể thấy thành trước thất phải và bờ phải của vách liên thất, ở cửa sổ này, ta có thể đo ĐKTTrTP bằng M mode, giới hạn bình thường từ 9 - 26 mm, thông thường ĐKTTrTP ≤ 24 mm. Theo Nguyễn Cửu Long đã đo ĐKTTrTP là 22.09±1.74. Đối với ĐKTTrTP ở nhát cạnh ức trục lớn phần lớn các tác giả đều lấy mốc < 26mm. ĐKTTrTP cũng có thể đo bằng đường dưới sườn, nhưng giá trị thường lớn hơn đường cạnh ức trục lớn, giá trị bình thường < 30 mm.
- Bề dày thành thất phải (BDTTP)
Bằng đường cạnh ức trục lớn và hoặc dưới sườn trục lớn và trục nhỏ người ta có thể đo được BDTTP, đường thăm dò dưới sườn đặc biệt có ý nghĩa đối với các bệnh nhân bị hạn chế cửa sổ âm, BDTTP đo trên siêu âm ở người bình thường theo Schuster S và cs là khoảng 3mm, có một số tác giả đã nghiên cứu BDTTP ở nhóm người bình thường cũng cho giá trị bình thường không khác Schuster S và cs: 3±0,7 mm. Theo Nguyễn Cửu Long đã đo BDTTP là
3.41±0.44. Louridas G và cs đã đo BDTTP ở nhóm người bình thường là 0,36±0,1 cm. Một số tác giả khác lấy mức BDTTP bình thường là < 5mm [6].
+ Đo và ước tính áp lực động mạch phổi