Tổng quan tình hình phát triển kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách Khách sạn Sheraton Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách Khách sạn Sheraton Hà Nội (Trang 26 - 27)

ĂN UỐNG CỦA KHÁCH KHÁCH SẠN SHERATON HÀ NỘI.

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề phát triểnkinh doanh dịch vụ ăn uống của khách Khách sạn Sheraton Hà Nội. kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách Khách sạn Sheraton Hà Nội.

2.1.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh doanh dịch vụ ăn uống của kháchKhách sạn Sheraton Hà Nội. Khách sạn Sheraton Hà Nội.

Trong những năm gần đây, ngành du lịch nước ta không ngừng phát triển và được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước và đem lại khoản lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Ngành du lịch phát triển kéo theo một loạt các ngành kinh doanh khác phát triển đặc biệt là ngành kinh doanh khách sạn. Khi đi du lịch, khách du lịch ngoài việc sử dụng dịch vụ lưu trú thì dịch vụ ăn uống cũng không thể thiếu. Đây cũng là tiền đề giúp cho ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống của các khách sạn ngày một phát triển. Về phía khách sạn Sheraton Hà Nội, tình hình kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn những năm gần đây phát triển rất mạnh, tăng đồng đều qua các năm (doanh thu năm sau tăng trung bình 10% so với năm trước đó). Để có được sự phát triển như vậy là sự nỗ lực chung của ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ, nhân viên của khách sạn nói chung, của bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng.

Với tinh thần kỷ luật và đồng tâm, bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống đã hoàn thành về cơ bản các chỉ tiêu theo kế hoạch được giao. BPKD dịch vụ ăn uống đã bám sát tình hình thực tiễn, tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp cắt giảm chi phí đầu vào, quản lý kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào quá trình hoạt động, quản lý tốt công tác tài chính và lao động tiền lương, triển khai tốt các hoạt động quảng cáo nhằm gia tăng lượng khách hàng mới.

Song song với hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn cam kết tạo điều kiện và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đoàn thể nhằm hoạt động một cách tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân – tạo sự đoàn kết gắn bó trong nội bộ, cùng nhau gắng sức để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh doanh đã đề ra. Các mục tiêu về lượng đã hoàn thành, nhưng quan trọng nhất là khách sạn đã duy trì được sự ổn định qua các tháng, các năm, tạo sức bật cho các năm tới.

Dưới đây là bảng kết quả kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn Sheraton Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018:

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Sheraton Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018 (Đơn vị tính: USD) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 1 Doanh thu 6,030,643 7,094,830 7,325,765 2 Chi phí 5,315,920 6,394,706 6,642,000 3 Lợi nhuận 714,723 700,124 683,765

(Nguồn: Phòng Kế toán, khách sạn Sheraton Hà Nội)

- Doanh thu dịch vụ ăn uống đều tăng qua các năm cụ thể:

Năm 2017 so với năm 2016 tăng 17.65% tương ứng tăng 1,064,187 USD. Năm 2018 so với năm 2017 tăng 3.25% tương ứng tăng 230,935 USD. Tốc độ tăng của doanh thu dịch vụ ăn uống qua các năm đều tăng, mức độ tăng năm 2018 so với năm 2017 nhỏ hơn tốc độ tăng năm 2017 so với năm 2106. Qua đó thấy được hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn đạt kết quả tốt.

- Chi phí cũng tăng khá nhanh qua 3 năm:

Năm 2017 so với năm 2016 tăng 20.29% tương ứng tăng 1,078,786 USD. Năm 2018 so với năm 2017 tăng 3.87% tương ứng tăng 247,294 USD. Tốc độ tăng của chi phí khá nhanh, nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu.

- Lợi nhuận:

Do chi phí qua các năm tăng nhanh và nhanh hơn doanh thu dẫn đến việc lợi nhuận qua các năm đều giảm. Năm 2017 so với năm 2016 giảm 2.04% tương ứng giảm 14,599 USD. Năm 2018 so với năm 2017 giảm 2.34% tương ứng giảm 16,369 USD. Khách sạn cần phải có những chính sách để cắt giảm chi phí của dịch vụ ăn uống để việc kinh doanh dịch vụ ăn uống có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách Khách sạn Sheraton Hà Nội (Trang 26 - 27)