Ngôn ngữ đậm chất hiện thực đời thường

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm đợi mặt trời của phạm ngọc tiến (Trang 43 - 45)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Ngôn ngữ đậm chất hiện thực đời thường

Mặc dù là người thành phố nhưng Phạm Ngọc Tiến luôn cho rằng cái gốc của mình vẫn là người nông thôn. Ðất nước ta là một nước nông nghiệp phong tục tập quán dù là người thành thị vẫn mang nặng dấu ấn nông thôn. Bên cạnh đó chất dân dã của người nông dân tạo nên diện mạo cho nhân vật có những tính cách riêng biệt điển hình sinh sắc. Điều đó có ảnh hưởng lớn đến vốn ngôn ngữ sử dụng trong các sáng tác văn chương của Phạm Ngọc Tiến, chúng ta có thể thấy rõ nhất là thứ ngôn ngữ hiện thực đời thường trong các sáng tác của ông.

Ngôn ngữ hiện thực đời thường là những câu nói giao tiếp hàng ngày, thông dụng, dễ hiểu, gần gũi và cởi mở. Chúng ta có thể nhận thấy thứ ngôn ngữ đời thường trong các tác phẩm thông qua những lời đối thoại của các nhân vật, qua các biện pháp kể, tả của tác giả Phạm ngọc Tiến.

Nhà văn Việt Hà khi nhận xét về giọng văn của Phạm Ngọc Tiến đã nói “Đúng như Phạm Ngọc Tiến từng tâm sự rằng, anh chọn cách viết mộc, thô, đơn giản đến tối thiểu. Chính sự thô nhám, không cầu kì ấy đã tạo ra sự khác biệt, một thứ ngôn ngữ, giọng điệu rất riêng, sống động và chân thực với đời sống”. Và cũng chính vì sự chân thực gần gũi ấy mà dễ lay động trái tim, tâm tư của người đọc.

Phạm Ngọc Tiến sử dụng ngôn ngữ đời thường nhưng đó là thứ ngôn ngữ đã được nhà văn chắt lọc, liên kết các từ, tạo các câu tạo thành một chỉnh thể hài hòa, uyển chuyển, thể hiện được dụng ý, đích mà Phạm Ngọc Tiến hướng tới. Trong lời thoại của nhân vật chúng ta cũng gặp lối hành văn giản dị, dễ hiểu. Chẳng hạn như, cuộc đối thoại của Nghĩa choắt với Thái ngọng - Mày chui đâu ra đấy Ngọng? - Ờ ờ… không được như mày, tao trốn! - Trốn? - Chứ sao, ờ… ờ… - Rồi mày lại…! - Ờ ờ… còn biết làm gì! - Ăn đòn đau lắm! Đừng… - Ờ ờ… biết thế nhưng làm gì được. Thôi đi với tao…- Không! - Ờ ờ… lại đi ăn ấy mà. Tao đãi…”. Hay cuộc đối thoại giữa Ngọc phệ với Nghĩa choắt sau khi gã kính đen với Nạng gỗ bị công an bắt “- Tao đồ rằng, mẻ lưới hôm nay do chính công an cất vó. – Đồ ngu. Có thế mà cũng phải đồ với chả đạc. Không phải công an, tao thề sẽ lộn đầu xuống đất”, “ - Tao bỏ đánh bạc rồi. - Nói phét. - Tao thề”… Lời đối thoại dễ hiểu, đơn giản, chứa đựng nội dung thông tin cần thiết cho cuộc giao tiếp, cách xưng hô thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai nhân vật. Kkhông có những từ hoa mĩ, mang sắc thái trừu tượng hay ẩn dụ nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự mượt mà, đằm thắm qua lời của hai nhân vật.

Tất cả những điều đó là minh chứng cho một ngòi bút tài năng về sử dụng ngôn ngữ đời thường, vận dụng hài hòa cho từng cảnh giao tiếp mà người đọc không cảm thấy khô khan, đó là nghệ thuật về sử dụng ngôn ngữ của Phạm Ngọc Tiến.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm đợi mặt trời của phạm ngọc tiến (Trang 43 - 45)