Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm đợi mặt trời của phạm ngọc tiến (Trang 35 - 37)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, là yếu tố cơ bản tạo nên tính cách và hành động của nhân vật, là cái mà nhà văn muốn diễn tả về chiều sâu tâm lí, diễn biến nội tâm của nhân vật, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức bên trong mỗi nhân vật, bằng nhận thức, tình cảm, ý chí,… Có thể khẳng định rằng Phạm Ngọc Tiến là một cây bút thành công khi miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Điều này chúng ta thấy rõ nhất thông qua các nhân vật trong tác phẩm Đợi mặt trời. Miêu tả tâm lí nhân vật, là tác giả tập trung vào miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật nhằm tái hiện đầy đủ và chân thực nhất đời sống tinh thần phong phú của nhân vật thể hiện chủ yếu thông qua nhân vật Nghĩa choắt.

Diễn biến tâm lí Nghĩa choắt thể hiện rõ nhất khi chị Lan “đang tâm đuổi nó” tại quán Mặt Trời. Suốt ba tháng kể từ ngày ra trại, nó tìm chị Lan nhưng vẫn bặt tăm hơi. Đến khi gặp được chị trong quán Mặt Trời, chị Lan lại đuổi nó. Gặp được chị Lan, tưởng chừng hạnh phúc mỉm cười với nó sau ba ròng tìm chị. Nhưng câu đầu tiên chị Lan nói với nó không phải là “Mặt trời bé xíu của chị” cũng không phải là vòng tay yêu thương của chị dành cho nó mà “Đi ngay, thằng chíp hôi”. Câu nói ấy làm “tai nó như có sấm nổ”, “đầu nó như bị đông sệt lại. Sao lại thế nhỉ? Nó không hiểu gì”. Một người đã từng rất thương nó hồi nó chưa đi trại, hay là vì chị Lan đã hết thương nó. Nó cứ lang thang trên đường, thất thểu về đến nhà lúc nào không hay.“Bụng réo òng ọc nhưng nó không thấy đói. Càng không muốn ăn”, “Mặt Nghĩa choắt ướt đầm. Nó khóc”, “Nước mắt Nghĩa vẫn tứa ra. Lâu lắm rồi nó mới lại bị cơn tủi thân nặng đến thế. Sao chị Lan không nhận nó? Hơn thế còn đang tâm đuổi nó. Ôi chị Lan”. Câu nói của Lan khiến nó buồn. Lúc nào nó cũng nghĩ đến chị Lan. “Đầu vẫn o o như nhốt muỗi bên trong. Có đến mấy chục con đom đóm nhẩy tí tách trước mặt nó”. Nó vớ lấy bình nước lọc tu òng ọc. Nó

nghĩ “Chắc gì chị Lan đã quên nó […] Nguyên cớ gì đấy nên chị phải lờ đi cho yên chuyện”, “Phải đi tìm chị Lan ngay”. Nghĩa vốn không tò mò chuyện của người nó chịu ơn nhưng cuộc trao đổi của bác Hoát với lão béo tại phòng của Nguyễn Hoát liên quan đến chị Lan. Với Nghĩa, chị Lan là người thân duy nhất nên nó đã nghe trọn vẹn cuộc nói chuyện ấy. Để rồi, nghe xong “Xương sống nó lạnh cứng. Nguy rồi phải tìm gấp chị Lan”, “Ra khỏi nhà nó chạy gấp như ma đuổi”. Nó lo cho chị Lan, lo cho sự an toàn của chị mà chạy ra ngoài không biết rằng thầy Tường bám ngay sau lưng nó. Để rồi, nó bị tống vào đồn phường ngay sát hồ Ha – le vì ngồi tội ngồi chờ Ngọc phệ đánh “ba cây” với dăm ba thằng “Cố Hương”. Ở đó, nó tìm lại được chị Lan. Nó được thầy Tường giải thích từ việc nó được thả từ trường giáo dục thiếu niên hư đến việc nó được nhận vào cơ sở từ thiện “Xa Quê” đều có chủ định cả “Chính chị Lan là người bảo lãnh cho nó” và cả chuyện chị không xuất hiện hay nếu có gặp cũng coi như không cũng vì có nguyên cớ riêng. Cũng vì thế mà bao nhiêu cái đau đầu , nhức óc đã tan biến hết “Chị Lan vẫn là của nó”. Nó sung sướng khi được chị Lan hỏi thăm qua cô Kim Anh, “Suýt nữa thằng Nghĩa reo lên. May mà nó kìm lại được. Ôi sung sướng quá”. Nó mong ước nhanh chóng đến ngày mà chị đón nó về ở cùng “Hai chị em nó sẽ làm lại cuộc đời. Nó sẽ được đến trường học thật sự. Chị Lan sẽ không để cho nó phải vất vưởng bán báo kiếm sống”.

Trở thành chiến sĩ trinh sát – nó luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nó “mừng lắm” khi được chị Lan và các đồng chí công an khen nó. Nhưng, một trong những lí do thôi thúc nó luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là bắt được bọn buôn hàng quốc cấm kia nó sẽ được về với chị Lan.

Thông qua việc miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật, thế giới nội tâm trong hệ thống các nhân vật của Phạm Ngọc Tiến được thể hiện đa dạng, mang những sắc thái khác nhau. Mỗi nhân vật, nhà văn đã đặt trong

những sắc thái diễn biến tâm trạng khác nhau, giúp ta thấy được nhiều cung bậc tâm hồn, những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của nhân vật được thể hiện. Đây là một yếu tố tạo nên sự thành công, sức hấp dẫn qua mỗi tác phẩm của Phạm Ngọc Tiến.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm đợi mặt trời của phạm ngọc tiến (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)