Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm đợi mặt trời của phạm ngọc tiến (Trang 37 - 39)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Không gian nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (2006): “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thẻ hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong một trường nhìn nhất định” [2, Tr.30]. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng. Không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối không quy được vào không gian địa lí và có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới, tính cản trở. Nó cho thấy cấu trúc nội tại bên trong của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học.

Không gian nghệ thuật thể hiện tập trung vào cái nhìn, điểm nhìn, điểm quan sát, sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian các miền phương vị, các chiều tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan của tác phẩm.

Không gian nghệ thuật có những đặc trưng riêng:

+ Không gian xuất hiện lần lượt tuần tự theo sự quy định của tác giả. + Không gian mang tính quan niệm.

+ Không gian không bị một hạn chế nào.

Trong tác phẩm Đợi mặt trời của tác giả Phạm Ngọc Tiến, không gian môi trường tự nhiên – xã hội được tác giả khắc họa đậm nét thông qua những ngôn từ nghệ thuật mang tính tượng trưng, ước lệ cao, giàu sức gợi hình và biểu cảm. Phạm Ngọc Tiến đã tái hiện lên trước mắt người đọc một buổi chiều tà tại bến xe liên tỉnh phía Bắc “Mặt trời đã chui vào kẽ các nhà cao tầng. Những dòng nắng cuối cùng phun ra từ chính những kẽ nứt ấy. Không gian loang loang vừa bàng bạc vừa xam xám rồi lại chợt vàng rờ rỡ. Tan rất nhanh thứ màu đen im lịm của tối. Đèn hồng loạt bật sáng”. Một buổi chiều tà man mát buồn. Mọi thứ đều diễn ra rất nhanh chóng, chạy theo guồng quay của cuộc sống nơi thành phố.

Khác với không gian ở thành phố, chúng ta có thể thấy một không gian thiên nhiên nơi núi rừng thơ mộng “Rừng núi có ánh trăng, tuyệt lắm. Ánh sáng nuột nà phủ xuống vàng thẳm. Trăng đầu nguồn mà – Cái ánh trăng rừng hơn trăng ở thành phố là cái chắc. Chà, lên núi trời này còn gì bằng. Tắm trăng xong ngồi mà hứng gió, sướng còn hơn tiên”. Một thiên nhiên thơ mộng mà bao người muốn thả hồn mình vào đó để vất bỏ lại những muộn phiền, những âu lo, những áp lực cơm áo gạo tiền, những gánh nặng của cuộc sống. Để rồi, Phạm Ngọc Tiến đã để cho Nghĩa choắt nói lên điều ấy “Trên là trời, dưới là đất. Lưng chừng ở giữa là nó. Hỏi còn gì hơn! Nhìn đàn chim chao liệng[…] Giá mà thành chim thật thì hóa hay. Bay lượn thỏa thích nhé”. Sống trong xã hội đầy cám dỗ, hoàn cảnh gia đình kém may mắn, một mình phải tự kiếm sống, Nghĩa choắt cũng như bao đứa trẻ lang thang khác luôn muốn có một cuộc sống thoải mái, tự do, vô lo vô nghĩ

giống như đàn chim kia được tự do chao liệng trên bầu trời. Ước mơ được tự do, hạnh phúc là điều mà tất cả mỗi người đều mong muốn có được đặc biệt là những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm đợi mặt trời của phạm ngọc tiến (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)