5. Bố cục
2.3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
Ở các nước đang phát triển như tại Việt Nam thì trong dân cư vẫn luôn
tồn tại một lượng tiền rất lớn nhàn rỗi trong dân cư mà chưa được đưa vào
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Do vậy, với vai
trò điều tiết nền kinh tế của mình thì Chính phủ các quốc gia cần phải có các
chính sách hợp lý để thúc đẩy quá trình huy động vốn của các tổ chức tài
chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại.
Ổn định môi trường vĩ mô
Ổn định kinh tế vĩ mô là thành quả của sự phối hợp nhiều chính sách như: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại... trong đó
chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Đây là yếu tố cần
thiết cho bất cứ sự phát triển nào của nền kinh tế chứ không chỉ là hoạt động
huy động vốn của các Ngân hàng thương mại. Bởi vì, chỉ có một nền kinh tế ổn định về mọi mặt mới có thể khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng và tham gia vào các dự án đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế. Đặc biệt, sự ổn định về mặt chính trị cũng sẽ có tác động rất to lớn tới
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi mà một nền kinh tế có sự ổn định của đồng tiền, tỷ lệ lạm phát được khống chế ở mức hợp lý mới có thể tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư và các tầng lớp dân cư. Và như vậy nó sẽ quyết định đến khả năng huy động vốn của các Ngân hàng thương mại.
Trong giai đoạn tới, một trong những giải pháp ổn định chủ yếu là phải kiểm soát và điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho nền kinh tế tăng trưởng cao trong thế ổn định, bền vững. Đồng thời cũng là điều kện phát huy tác dụng của chính
sách tiền tệ trong việc điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, mở rộng hoặc
thu hẹp khối lượng tiền cung ứng cho phù hợp với các mục tiêu và sự biến động của nền kinh tế.
Ổn định môi trường pháp lý :
Môi trường hoạt động của hệ thống ngân hang Việt Nam hiện nay đang từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động khá tốt
song vẫn còn nhiều bất cập như: sự cạnh tranh chưa lành mạnh giữa ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần, nhiều văn bản pháp lý về hoạt động
ngân hàng còn chưa đầy đủ và cụ thể gây khó khăn cho các ngân hàng. Vì vậy Đề nghị Quốc Hội và Chính phủ tiếp tục chỉ đạo về việc xây dựng, chỉnh sửa
và bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng quy định rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Ngân hàng thưong mại,
đồng thời có chính sách thúc đẩy sự mở rộng phát triển của hoạt động ngân hàng hơn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế đât nước.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần phải hoạch định các chính sách phát triển
kinh tế một cách linh hoạt và phù hợp với sự phát triển của thị trường. Đặc
biệt, cần có kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế dài hạn, đề ra các mục
tiêu cụ thể ở từng thời kỳ khác nhau.
Tái cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng thương mại: Đây là điều tất yếu nếu
chúng ta muốn hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, vì chỉ khi đó mới có thể
nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Ngân hàng, từ đó có thể cạnh
tranh trên thế giới và đứng vững. Do vậy, trong những năm tới, ngoài việc cổ
phần hoá các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, thì cũng cần có chiến lược tái cơ cấu lại cho phù hợp với sự phát triển. Đồng thời cần xây dựng môi trường kinh pháp lý một cách hoàn thiện, các quy định cụ thể về hoạt động
của các Ngân hàng thương mại trong cũng như ngoài quốc doanh. Tăng cường công tác giám sát thanh tra kiểm tra hoạt động của các Ngân hàng