Cơ cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHINH NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN CON CUÔNG (Trang 25 - 27)

5. Bố cục

2.1.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Chi nhánh 3 năm

2009 – 2011

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Tổng huy động 81.257 100 98.319 100 20.99 115.986 100 17.97 Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 18.360 22.59 21.877 22.25 19.15 32.414 27.95 48.16 - Kỳ hạn < 12 tháng 24.284 29.88 30,035 30.55 23.68 35.011 30.18 16.57 - Kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng 12.670 15.59 18,027 18.34 42.28 18.835 16.24 4.48 - Kỳ hạn >24 tháng 25.943 31.94 28,380 28.86 9.39 29.726 25.63 4.74

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh 3 năm 2009,2010,2011)

Qua số liệu trên ta thấy vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín

dụng tại chi nhánh không ngừng tăng lên thời điểm 2010 tăng so với năm

2009 số tuyệt đối là 17.062 triệu, tăng 20,99%, năm 2011 tăng so với năm

2010 số tuyệt đối là 17.667 triệu, tăng 17,97%, có được sự tăng trưởng này là nhờ việc thanh toán qua Ngân hàng ngày càng được các tổ chức áp dụng một

cách phổ biến và các đơn vị chuyển tiền vào tài khoản tạiNgân hàng chưa sử

dụng. Vì vậy đã thu hút thêm lượng các tổ chức đến Ngân hàng chuyển tiền

và gửi tiền vào tài khoản tại Ngân hàng, Ngân hàng cần có biện pháp nâng

cao chất lượng hoạt động để có thể lôi kéo thu hút khách hàng đến gửi tiền

nhất là các đơn vị, các tổ chức kinh tế có hoạt động lớn.

- Loại tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) đây là tài khoản do các

tổ chức kinh tế các doanh nghiệp mở tại Ngân hàng chủ yếu để thực hiện việc

giao dịch thanh toán. Các doanh nghiệp thường thực hiện rút hay chi trả tiền

cho khách hàng bằng séc hay chuyển khoản qua tài khoản tiền gửi này. Đối

những tài khoản thường không ổn định làm cho Ngân hàng bị động trong việc

chi trả, do đó Ngân hàng phải có chiến lược hợp lý về nguồn vốn để nâng cao

uy tín và thu nhập cho Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng tiền gửi

không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn và có xu

hướng tăng dần qua các năm,nhìn chung tiền gửi không kỳ hạn giữ mức ổn định. Năm 2009, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn là 22,59%; năm 2010 chiếm

tỷ trọng 22,25%, tăng 19,15% so với năm 2009; năm 2011 chiếm tỷ trọng

27,95%, tăng khá nhanh lên đến 48,16% so với năm 2010. Do nhận định

nguồn tiền gửi không kỳ hạn là nguồn tiền có tính chất kém ổn định nhưng chi

phí hoạt động rất thấp, hưởng chênh lệch FTP cao nhất nên Chi nhánh đã có nhiều biện pháp để đẩy mạnh nguồn tiền này.

- Loại tiền gửi có kỳ hạn: Nhìn bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi có kỳ

hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều với tiền gửi không kỳ hạn, và tăng đều qua các năm. Tỷ trọng tiền gửi trung dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm, đây sẽ là điều kiện giảm chi phí vốn cho ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng sẽ

phải có những biện pháp quản lý vốn tốt hơn để đảm bảo tính thanh khoản,

hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

Về kế toán trả lãi tiền gửi thanh toán: Hàng tháng vào cuối ngày giao dịch cuối kỳ kế toán viên sử dụng chương trình nhập lãi tự động cho các tài khoản tiền gửi theo lãi suất hiện hành, lãi tiền gửi hạch toán như sau:

Nợ: Tài khoản chi trả lãi tiền gửi. Có: Tài khoản tiền gửi.

Trong thực tế đã chứng minh rằng khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu

thanh toán qua Ngân hàng càng lớn, nên các NHTM thường rất quan tâm đến

loại tiền gửi này. Đây là một loại nguồn vốn huy động có lãi suất thấp nên có tác dụng làm điều hoà, giảm lãi suất huy động bình quân chung của Ngân

hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng. Có được kết quả trên

chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp như thiết lập mối quan hệ ổn định tin

cậy lẫn nhau nhất là đối với khách hàng lớn, khách hàng truyền thống... kết

hợp chặt chẽ các nghiệp vụ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn và tiền

mặt tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng các đơn vị kinh tế thực hiện tốt kế

hoạch sản xuất kinh doanh và chất lượng phục vụ đảm bảo thanh toán chính

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng của Chi nhánh 3 năm 2009- 2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Tổng huy động 81.257 100 98.319 100 20.99 115.986 100 17.97

Theo đối tượng

- Tiền gửi dân cư 61.043 75.12 79.215 80.57 29.77 84.322 72.70 6.45

- Tiền gửi TCKT 8.704 10,71 18.482 18.80 112.34 21.339 18.39 15.46

- Tiềngửi KBNN 11.287 13.89 603 0.61 -94.66 10.314 8.90

1,610. 45

- Tiền gửi TCTD 223 0.28 19 0.02 -91.48 11 0.01 -42.11

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh 3 năm 2009, 2010, 2011)

Tiền gửi dân cư vẫn là nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng huy động được,

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động. Năm 2009, tiền gửi dân cư là

61.043 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 75,12%;năm 2010, tiền gửi dân cư là 79.215 triệu đồng,chiếm 80,57% tổng vốn huy động, tăng 29,77% so với năm 2009;

năm 2011 là 84.322 triệu đồng,chiếm tỷ trọng là 72,7%, tăng 6,45% so với năm 2010. Tiền gửi dân cư có tỷ trọng giảm dần chứng tỏ các doanh nghiệp,

tổ chức kinh tế trên địa bàn đã có sự phát triển.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng ngân hàng cũng luôn chú trọng tiếp cận, tạo mối quan hệ tốt

với những khách hàng là TCTD, tổ chức kinh tế nên tiền gửi của TCKT cũng

không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2010, tiền gửi TCKT là 18.482 triệu đồng, tăng 112,34% so với năm 2009, năm 2011 là 21.339 triệu đồng, tăng 15,46% so với năm 2010 và đạt kế hoạch.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHINH NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN CON CUÔNG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)