Cung cầu thị trƣờng sách

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà xuất bản kim đồng (Trang 61)

2.1.2.1. Cung về sách trên thị trường

Cung về sản phẩm sách trên thị trƣờng là rất lớn. Năm 2012 vừa qua, tổng số sách của toàn ngành xuất bản cả nƣớc đạt số lƣợng: 25.769 đầu

52

sách, với 277.765 triệu bản đạt 105% về cuốn và 102% về bản so với năm 2011. Riêng 60 Nhà xuất bản đã cho ra đời 22.899 cuốn với 265.944 triệu bản đạt 105% về số cuốn và 102% về số bản so với năm trƣớc đó [Nguồn của Cục xuất bản trên Dân trí online].

Theo số lƣợng đánh giá của Cục xuất bản thì bình quân mỗi năm, một ngƣời Việt Nam đọc đƣợc 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo. Trong khi đó, theo một thăm dò của Báo Lao động, loại sách đƣợc nhiều ngƣời thích nhất là truyện tranh: 60%, truyện ngắn: 50%, truyện dịch: 35%, tiểu thuyết trong nƣớc: 30%, thơ: 20%. Do vậy có thể khẳng định thị phần truyện tranh có khả năng chiếm lĩnh thì trƣờng và có cơ hội phát triển rất tốt trong tƣơng lai. [Nguồn của Cục xuất bản trên Dân trí online].

Việc cung cấp sách đặc biệt là truyện tranh trên thị trƣờng hiện nay cũng gồm rất nhiều nhà xuất bản nhƣ Giáo dục, nhà xuất bản Trẻ, Mỹ thuật truyền thông, đặc biệt trong những năm qua việc phát triển của các nhà sách tƣ nhân cũng là một vấn đề cần lƣu tâm đặc biệt. Các nhà sách tƣ nhân nhƣ Đông A, Đinh Tị, Minh Long, Long Minh, Anfa...với bộ máy nhân sự gọn nhẹ, cách làm nhanh gọn đặc biệt là tận dụng việc đi trƣớc của các nhà xuất bản lớn để ứng dụng trong các triển khai các thức của riêng họ cũng đang là mối lo ngại đối với các nhà xuất bản nói chung cũng nhƣ nhà xuất bản Kim Đồng nói riêng.

2.1.2.2. Cầu về sách trên thị trường

Ngày nay do nền kinh tế nƣớc ta đang đi vào ổn định và phát triển, đời sống nhân dân ổn định, trình độ học vấn đƣợc nâng cao vì vậy nhu cầu về sản phẩm sách ngày càng tăng và rất đa dạng. Số lƣợng học sinh, sinh viên tới các trƣờng trung học, đại học ... để học hành và nghiên cứu thì bắt buộc họ phải có sách, vở để phục vụ cho công việc học hành và nghiên cứu khoa học.Các Bộ, ngành chức năng khác cũng cần có sách, vở

53

để phục vụ cho công việc, nghiên cứu khoa học, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Trong gia đình bố mẹ các em cũng luôn tạo điều kiện cho các con có thói quen đọc sách nhằm gia tăng kiến thức và hiểu biết xã hội cho nên nhu cầu về sử dụng sách là rất lớn, không chỉ tập trung vào đối tƣợng học sinh, sinh viên mà còn vào tất cả các đối tƣợng trong xã hội.

Tóm lại, cung - cầu về sản phẩm sách trên thị trƣờng là rất lớn, các

nhà quản trị cần phải biết cách làm cho cung - cầu luôn luôn cân bằng. Nếu cung lớn hơn cầu thì phải điều chỉnh để cung bằng cầu, còn nếu cầu lớn hơn cung, họ tìm cách đáp ứng đầy đủ mức cầu cho tới khi cân bằng.

2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung - cầu về sản phẩm sách trên thị trường.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến cung - cầu bao gồm: văn hóa, chính trị, luật pháp, kinh tế

+ Về yếu tố văn hóa: Đây là yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến cung cầu trên thị trƣờng, nó thể hiện ở chỗ là trình độ văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc. Khi trình độ văn hóa cao, thì cầu về sản phẩm sách đƣợc nâng cao đồng thời cung cũng đƣợc nâng cao bởi nguyên vật liệu cùng các chuyên gia nghiên cứu cho ra những đề tài phù hợp với cầu về sản phẩm sách.

+ Yếu tố chính trị: Yếu tố này cũng ảnh hƣởng tới cung - cầu thị trƣờng về sản phẩm sách các đƣờng lối chính trị, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc là các yếu tố trong chính trị sẽ ảnh hƣởng tới cung - cầu; Nhà nƣớc có chủ trƣơng và quy định về tiêu chuẩn sản xuất và xuất bản cho nên tùy vào quy định và tiêu chuẩn Nhà nƣớc quy định; cung - cầu về thị trƣờng sách sẽ thay đổi.

+ Yếu tố luật pháp: Yếu tố này cũng ảnh hƣởng quan trọng tới cung - cầu. Nó cho phép các nhà sản xuất với tƣ cách pháp nhân cung cấp những sản phẩm cho nhu cầu về sách và họ phải chịu trách nhiệm mọi hoạt động

54

của mình với pháp luật, với Nhà nƣớc. Cung cũng nhƣ cầu luôn phải tuân thủ theo pháp luật.

2.2. Sự hình thành và phát triển của Nhà xuất bản từ những năm đổi mới đến nay đổi mới đến nay

2.2.1. Lịch sử hình thành

Nhà xuất bản Kim Đồng trực thuộc Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đƣợc thành lập ngày 17 tháng 6 năm 1957. Là nhà xuất bản đƣợc Đoàn Thanh niên giao nhiệm vụ chuyên xuất bản sách và văn hóa phẩm phục vụ thiếu nhi cả nƣớc, trong hơn 55 năm qua Nhà xuất bản Kim Đồng đã xuất bản đƣợc gần 20.000 đầu sách với gần 500 triệu bản in.

Song hành cùng đất nƣớc và cách mạng qua nhiều giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện trọng đại, gần nửa thế kỷ qua, Nhà xuất bản Kim Đồng đã kiên trì tôn chỉ mục đích phục vụ thiếu nhi, góp phần bồi dƣỡng đào tạo những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc bằng những xuất bản phẩm có đề tài phong phú, thể loại đa dạng, nội dung trong sáng lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng nhiều kiến thức, tri thức: văn hóa, giáo dục, khoa học, phản ánh đƣợc nhiều mặt cuộc sống của đất nƣớc trong lịch sử, trong kháng chiến chống ngoại xâm trƣớc kia cũng nhƣ trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay.

Sách Kim Đồng cũng đã giới thiệu nhiều tác phẩm tiêu biểu trong kho tàng văn hóa thế giới, cung cấp cho các em những hiểu biết thú vị về cuộc sống của trẻ em các nƣớc, đồng thời tạo điều kiện để các em tiếp cận với các giá trị tri thức, thẩm mỹ của nhân loại, qua đó giáo dục tình cảm nhân đạo và tình đoàn hết hữu nghị giữa thiếu nhi toàn cầu.

Có thể nói trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay, Nhà xuất bản Kim Đồng đã liên tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, góp phần tích cực vào sự nghiệp bồi dƣỡng giáo dục thế hệ trẻ.

55

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà xuất bản Kim Đồng

Nhà xuất bản Kim Đồng trực thuộc Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là Nhà xuất bản tổng hợp có chức năng xuất bản sách và văn hóa phẩm phục vụ thiếu nhi và các bậc phụ huynh trong cả nƣớc, quảng bá và giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Nhà xuất bản có nhiệm vụ tổ chức bản thảo, biên soạn, biên dịch, xuất bản và phát hành các xuất bản phẩm có nội dung: giáo dục truyền thống dân tộc, giáo dục về tri thức, kiến thức... trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật nhằm cung cấp cho các em thiếu nhi cũng nhƣ các bậc phụ huynh các kiến thức cần thiết trong cuộc sống, những tinh hoa của tri thức nhân loại nhằm góp phần giáo dục và hình thành nhân cách thế hệ trẻ.

Đối tƣợng phục vụ của Nhà xuất bản là các em từ tuổi nhà trẻ mẫu giáo (1 đến 5 tuổi), nhi đồng (6 đến 9 tuổi), thiếu niên (10 đến 15 tuổi) đến các em tuổi mới lớn (16 đến 18 tuổi) và các bậc phụ huynh.

2.2.3. Điều kiện kinh doanh của Nhà xuất bản Kim Đồng

2.2.3.1. Khả năng về nhân lực

Khi nói đến vấn đề nhân lực, tức là nói đến số lƣợng và chất lƣợng cán bộ công nhân viên trong Nhà xuất bản. Cán bộ nhân viên trong Nhà xuất bản không nhất thiết phải đông mà quan trọng là chất lƣợng đội ngũ cán bộ phải có đạo đức, trình độ và nghiệp vụ cao, có khả năng tổ chức và quản lý tốt và quan trọng là việc phân bổ chức năng và nhiệp vụ phù hợp với từng ngƣời.

Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của Nhà xuất bản tại 3 miền là: 158 ngƣời, với các trình độ sau: Thạc sĩ: 05 ngƣời, đại học: 109 ngƣời, cao đẳng: 4 ngƣời, trung cấp: 14 ngƣời, sơ cấp và trung học phổ thông: 26 ngƣời

56

Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu nhân lực của nhà xuất bản Kim Đồng (Nguồn: [6, Tr 3])

2.2.3.2. Khả năng quản lý

Mỗi phòng ban trong Nhà xuất bản đều có những cán bộ lãnh đạo chủ chốt chịu trách nhiệm lãnh đạo phòng ban kinh doanh trong phạm vi quản lý của mình. Qua một thời gian làm quen và hoạt động kinh doanh với cơ chế kinh tế mới, đội ngũ cƣơng vị lãnh đạo này rất cố gắng và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đã nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trƣờng để đƣa ra ý kiến đề đạt với lãnh đạo đƣa ra phƣơng hƣớng. Sự chủ động của cán bộ các phòng ban đã tạo ra một khí thế ganh đua giữa các phòng khác nhau nhằm tạo hiệu quả kinh doanh có lợi cho Nhà xuất bản.

2.2.3.3. Khả năng tài chính và cơ sở vật chất kinh doanh

Nhà xuất bản Kim đồng là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất bản trực thuộc Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản hoạt động theo loại hình sự nghiệp có thu, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (có con dấu và tài khoản riêng) theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ban hành ngày 25/4/2001. 0 20 40 60 80 100 120

57

Về khả năng tài chính: Vốn hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lƣu động.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật gồm có: 01 trụ sở chính tại 55 Quang Trung –Hai Bà Trƣng – Hà Nội, trụ sở tại chi nhánh Sài gòn: 268 Nguyễn Đình Chiểu- Quận 3 Thành Phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh Miền Trung: 103 Ông Ích Khiêm- Thành phố Đà Nẵng.

Diện tích kho: Tại Hà Nội: 2.400 m2 (03 kho), Tại Tp.Hồ Chí Minh:1.075 m2 (02 kho)

2.2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Tổ chức bộ máy của Nhà xuất bản tại trụ sở chính 55 Quang Trung đƣợc tổ chức thành 2 khối nghiệp vụ với các Ban phòng chức năng:

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà xuất bản Kim Đồng (Nguồn: [8, Tr5])

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà xuất bản Kim Đồng

Khối biên tập

- Ban biên tập Văn học - Ban biên tập sách Khoa học - Ban biên tập sách Tranh - Ban biên tập Tranh truyện - Ban biên tập Tạp chí

Khối sản xuất kinh doanh

- Phòng bản quyền - Phòng kỹ mỹ thuật - Phòng Quản lý In - Phòng Tổng hợp - Truyền thông - Phòng Kinh doanh - Phòng Cung ứng - Phòng kế toán - Phòng Hành chính

58

Chi nhánh Nhà xuất bản Kim Đồng tại TP Hồ Chí Minh đƣợc tổ chức thành các Ban phòng chức năng cấp 2: Ban biên tập-kỹ mỹ thuật, Phòng Quản lý in, Phòng Phát hành, Phòng Kế toán, Phòng Hành chính

Trung tâm sách Kim Đồng tại miền Trung với các bộ phận chức năng: Phát hành, Kế toán...

2.2.5. Đặc điểm về thị trƣờng và khách hàng của Nhà xuất bản

Đội ngũ cán bộ kinh doanh của Nhà xuất bản Kim Đồng tại thời điểm tháng 12/2014 là 50 ngƣời, có nhiệm vụ cung cấp sách của Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản trên phạm vi toàn quốc. Do sản phẩm của Nhà xuất bản chủ yếu là sách thiếu nhi ở lứa tuổi từ 0-18 nên đối tƣợng khách hàng phục vụ cũng ở độ tuổi này.

Tại Hà Nội, Nhà xuất bản có 01 Phòng kinh doanh và 04 Nhà sách có nhiệm vụ bán lẻ và bán buôn trên phạm vi các tỉnh Miền Bắc. Tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản có 01 phòng kinh doanh và 02 Nhà sách phục vụ bán lẻ và bán buôn tại các tỉnh phía Nam. Tại chi nhánh Miền trung có 01 phòng kinh doanh và 01 cửa hàng phục vụ bán lẻ và bán buôn tại các tỉnh Miền Trung.

Ngoài ra, Nhà xuất bản còn đặt mối quan hệ các các Công ty sách Thiết bị trƣờng học, Công ty Phát hành sách, các đại lý, Nhà sách, cửa hàng... tại 63 tỉnh thành trên các nƣớc để đƣa sách đến tận tay các bạn đọc của mình.

Trong những năm qua, với mục đích đƣa sách Kim Đồng đến với các bạn đọc quốc tế cũng nhƣ các bạn đọc Việt Nam ở nƣớc ngoài, Nhà xuất bản Kim Đồng cũng cố gắng giới thiệu sách của mình thông qua các hội chợ quốc tế trong nƣớc và quốc tế, cung cấp sách cho hội Ngƣời Việt Nam tại nƣớc ngoài...

Nhìn chung, Nhà xuất bản Kim Đồng là một Nhà xuất bản lớn, có uy tín, có thƣơng hiệu trên thị trƣờng sách nên thị phần của Nhà xuất bản là khá tốt.

59

Tuy nhiên để tiếp tục giữ vững đƣợc thị phần và lấy đƣợc lòng tin của khách hàng đòi hỏi Nhà xuất bản nói chung và Phòng kinh doanh nói riêng phải không ngừng nỗ lực và phấn đấu nhiều hơn nữa.

2.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà xuất bản Kim Đồng Kim Đồng

2.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Nhà xuất bản

Nhà xuất bản Kim Đồng có 58 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, phát hành sách cho thiếu nhi Việt Nam. Đến nay, đã xuất bản hơn 18.000 đầu sách với hơn 300 triệu bản sách, đáp ứng nhu cầu bạn đọc trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Đề tài, thể loại sách phong phú: văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, lịch sử, giáo dục truyền thống , kỹ năng sống...

Hình 2.3: Cơ cấu số đầu sách của nhà xuất bản Kim Đồng (Nguồn: [10, Tr 6])

Đội ngũ cán bộ: 160 ngƣời (trong đó có 60 biên tập viên, nhà văn, họa sỹ minh họa, thiết kế...) với nhiều năm kinh nghiệm;

Với 04 nhà sách tại thành phố Hà Nội, 02 nhà sách tại thành phố Hồ Chí Minh, 01 nhà sách tại Trung tâm sách miền Trung và hàng trăm tổng đại lý phát hành trên cả nƣớc, Nhà xuất bản Kim Đồng đã cung cấp hàng triệu bản sách tới tay bạn đọc. Truyện tranh Văn học Lịch sử Khoa học Tạp chí, khác

60

Nhà xuất bản đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án, hợp đồng, gói thầu cung cấp sách cho hệ thống thƣ viện, thƣ viện trƣờng học trong cả nƣớc. Trong đó có chƣơng trình xuất bản và phân phối sách đến hệ thống thƣ viện trƣờng Tiểu học, THCS miền núi, vùng sâu, vùng xa (12.000 trƣờng) theo đặt hàng của Chính phủ (thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo). Đây là chƣơng trình thực hiện hàng năm, bắt đầu triển khai từ năm 1993. Đến năm 2013, lƣợng sách đƣợc Nhà xuất bản, phân phối trong khuôn khổ dự án này là: 3.212 tên sách, trên 30 triệu bản sách với kinh phí xấp xỉ 110 tỷ đồng.

Quan hệ quốc tế: Là Nhà xuất bản đầu tiên tại Việt Nam thực hiện việc mua bản quyền sách nƣớc ngoài (từ năm 1994). Chủ động mở rộng quan hệ với các đối tác quốc tế, khai thác và xuất bản các tác phẩm nƣớc ngoài hữu ích tại Việt Nam, thực thi nghiêm túc Công ƣớc Bản quyền quốc tế và Luật Bản quyền Việt Nam. Hiện nay Nhà xuất bản có quan hệ với khoảng 100 Nhà xuất bản trên thế giới (Châu Á, Châu Âu, và khu vực Bắc Mỹ); đồng thời có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế trong việc giao lƣu, giới thiệu văn hoá hai chiều (Trung tâm văn hoá châu Á – Thái Bình Dƣơng (ACCU), Unesco, Unicef, Trung tâm văn hoá Pháp, Viện Gớt, Đại sứ quán Pháp, Na Uy, Nhật,.. hiện đang thực hiện Dự án Hỗ trợ Văn học thiếu nhi 2006 – 2015 với sự hợp tác của Đại sứ quan Đan Mạch).

2.3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà xuất bản

Hoạt động kinh doanh của Nhà xuất bản Kim Đồng đƣợc thực hiện dƣới cả hai hình thức là bán sỉ và bán lẻ. Bên cạnh việc cung cấp cho toàn bộ đại lý sách truyện trên cả nƣớc, nhà xuất bản Kim Đồng cũng tổ chức hình thức bán lẻ tại hệ thống các nhà sách của Nhà xuất bản. Tuy nhiên cơ cấu của bán lẻ và sỉ thì tƣơng đối khác nhau. Tỷ lệ bán sỉ của nhà xuất bản chiến 65%

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà xuất bản kim đồng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)