Đo diện tích bề mặt riêng (BET)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp compozit PANi và các phụ phẩm công nghiệp để xử lý các kim loại nặng Pb(II), Cr(VI) và Cd(II) (Trang 84 - 86)

Dạng của đường hấp phụ và nhả hấp phụ đẳng nhiệt của vật liệu compozit PANi– vỏ lạc trên hình 3.28 cho thấy đây thuộc dạng đường loại 3 theo phân loại của IUPAC. Như vậy theo lý thuyết thì vật liệu compozit này có cấu trúc lỗ xốp dạng macro và có khả năng hấp phụ yếu. Tuy nhiên, kêt quả nghiên cứu hấp phụ thu được ở phần sau cho thấy khả năng hấp phụ của PANi-vỏ lạc rất cao nhờ cấu trúc đa dạng đặc biệt của PANi.

(a) (b)

71

Hình 3.28. Đường hấp phụ và nhả hấp phụ đẳng nhiệt của vật liệu compozit PANi-vỏ lạc

Từ hình 3.29 ta thấy rằng phân bố đường kính mao quản nằm chủ yếu trong khoảng 0 ÷ 40 nm và đạt cực đại tại 30 nm. Diện tích bề mặt riêng của mẫu compozit PANi –vỏ lạc chỉ đạt 2 m2/g.

Hình 3.29. Đường phân bố đường kính mao quản

Từ kết quả phân tích một số đặc trưng cấu trúc của các vật liệu compozit PANi – PPNN bằng phương pháp phổ hồng ngoại IR, kính hiển vi điện tử quét SEM, kính hiển vi điện tử truyền qua TEM, nhiễu xạ tia X, nhiệt vi sai và đo diện tích bề mặt BET khẳng định rằng:

Đã tổng hợp thành công vật liệu compozit PANi – vỏ lạc, PANi – vỏ đỗ,

PANi – m n cưa, PANi – vỏ trấu và PANi – rơm dạng muối và trung hòa.

Compozit có dạng hình sợi, đường kính 10 ÷ 50 nm, trong đó PANi đã bao

phủ lên các PPNN một lớp mỏng kích cỡ nanomet.

72

Compozit có diện tích bề mặt nhỏ, với cấu trúc lỗ xốp dạng marco, thuộc vật

liệu có đường kính mao quản trung bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp compozit PANi và các phụ phẩm công nghiệp để xử lý các kim loại nặng Pb(II), Cr(VI) và Cd(II) (Trang 84 - 86)