2.3.3.1. Thiết kế cột hấp phụ
Cột hấp phụ là một ống hình trụ có đường kính trong d = 1cm. Trong cột bao gồm vật liệu hấp phụ compozit PANi – vỏ lạc và một lượng cát thạch anh, bông thủy tinh được bố trí như trong hình 2.1. Cho chảy qua cột hấp phụ dung dịch chứa ion nghiên cứu có nồng độ ban đầu C0. Bình đựng dung dịch đầu vào có sử dụng ống thông khí và van điều khiển điều tốc độ dòng của dung dịch hấp phụ. Dung dịch sau khi chảy qua cột được lấy ra liên tục theo thể tích để tiến hành xác định nồng độ thoát của ion kim loại để đánh giá khả năng hấp phụ của vật liệu.
Hình 2.1. Mô hình cột hấp phụ theo phương pháp hấp phụ động 2.3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ dòng chảy
Để nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ dòng chảy đến khả năng hấp phụ của Pb (II), Cd (II), Cr (VI), cột hấp phụ được chuẩn bị như hình 2.1, cố định nồng độ ban đầu chất bị hấp phụ (C0), pH của dung dịch (pH = 1), khối lượng compozit (m = 0,1 g), tiến hành thí nghiệm với tổng thể tích 500 ÷ 700 ml, sau 20 ml dung dịch hấp phụ lấy mẫu một lần, thay đổi tốc độ dòng chảy Q = 2,0 ml/phút; 1,0 ml/phút; 0,5 ml/phút (thí nghiệm riêng rẽ đối với mỗi tốc độ).
2.3.3.3. Nghiên ảnh hưởng của nồng độ ban đầu chất bị hấp phụ
Để nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ban đầu chất bị hấp phụ, cần cố định tốc độ dòng chảy Q = 0,5 ml/phút; khối lượng compozit P Ni – vỏ lạc (m = 0,1 g); tiến
1. Dung dịch đầu vào 2. Bông thủy tinh 3. Vật liệu hấp phụ 4. Cát thạch anh 5. Dung dịch đầu ra
41
hành thí nghiệm với tổng thể tích 500 ml và sau 20 ml hấp phụ lấy mẫu một lần; thay đổi nồng độ ban đầu của dung dịch nghiên cứu (C0 = 5 mg/l, 10 mg/l).
2.3.3.4. Nghiên ảnh hưởng của khối lượng chất hấp phụ
Để nghiên ảnh hưởng của khối lượng chất hấp phụ, cần cố định tốc độ dòng chảy Q = 0,5 ml/phút; nồng độ ban đầu của ion kim loại C0 = 5 mg/l; Tiến hành thí nghiệm với tổng thể tích 500 ml và sau 20 ml hấp phụ lấy mẫu một lần; thay đổi khối lượng của compozit m = 0,05 g; 0,08 g và 0,1 g tương ứng với chiều cao hấp phụ H = 0,4 cm, 0,6 cm và 0,8 cm.
Nồng độ ban đầu và nồng độ ion kim loại thoát ra khỏi cột hấp phụ được xác định bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử S.