Phân tích năng lực cạnh tranh của OCEANBANK với các đối thủ khác

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương luận văn ths 2015 (Trang 67 - 80)

3.3.2.1. Năng lực cạnh tranh của OCEANBANK trong mối quan hệ với các Ngân hàng TMCP nói chung

Trong mục này, bài viết tập trung nghiên cứu phân tích năng lực cạnh tranh của OCEANBANK trong quan hệ so sánh với một số ngân hàng TMCP trên các phƣơng diện: năng lực tài chính; sản phẩm – dịch vụ; nhân sự; công nghệ; thị phần; danh tiếng, uy tín, khả năng hợp tác.

Năng lực tài chính

OCEANBANK có năng lực tài chính mức trung bình; quy mô vốn điều lệ thấp; hiệu quả hoạt động kinh doanh chƣa cao, đặc biệt là công tác quản trị chi phí; nợ xấu tăng nhanh qua các năm từ năm 2011 đến năm 2014.

Vốn điều lệ

OCEANBANK có quy mô vốn điều lệ thấp, đa phần cổ đông là tổ chức lớn.Tính đến năm 2014, Vốn điều lệ của OCEANBANK là 4.000 tỷ đồng. So với mức vốn điều lệ yêu cầu tối thiểu là 3.000 tỷ đồng do NHNN đề ra, OCEANBANK chỉ vƣợt quá đƣợc 1.000 tỷ đồng.

Trong khi quy mô vốn điều lệ của BIDV thuộc nhóm cao trong khối NHTM (hơn 28 nghìn tỷ đồng), quy mô vốn của Maritime Bank thuộc nhóm trung bình (8.000 tỷ đồng), VietABank, VPBank và OCEANBANK lại có quy mô vốn nhỏ với số vốn điều lệ lần lƣợt là 3.098 tỷ đồng; 5.770 tỷ đồng và 4.000 tỷ đồng.

58

Vốn điều lệ thấp khiến OCEANBANK phải đối mặt với áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và ổn định trong hoạt động. Tăng vốn điều lệ giúp nâng cao quy mô và chất lƣợng tài sản sinh lời, đảm bảo tiêu chí an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật về tỷ lệ an toàn, bù trừ vốn chủ sở hữu do nợ xấu tăng cao, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, khi tăng vốn, OCEANBANK sẽ phải chịu áp lực tăng trƣởng về lợi nhuận. Nguyên nhân là do lợi nhuận của OCEANBANK đang sụt giảm (lợi nhuận sau thuế giảm từ 487,931 tỷ (năm 2011) xuống còn 188,631 tỷ (năm 2013), đến năm 2014, lợi nhuận của OCEANBANK bị âm. Lãi biên ngày càng giảm, trong khi tín dụng – nguồn thu chủ yếu của ngân hàng không tăng nhiều. Bên cạnh việc tăng vốn điều lệ, OCEANBANK phải giải quyết nợ xấu, tăng chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ bù đắp doanh thu tín dụng.

Hình 3.3: Cơ cấu cổ đông năm 2014 của BIDV, Maritime Bank, VP Bank và OCEANBANK (Đơn vị: %).

Về cơ cấu cổ đông, chiếm ƣu thế trong sở hữu cổ phần tại OCEANBANK là cổ đông tổ chức. Bốn tổ chức: TPVN, công ty CP tập đoàn Đại Dƣơng, Công ty TNHH VNT và công ty CP đầu tƣ và xây dựng sông Đà sở hữu 89,35% cổ phần tại ngân hàng này. Giống với OCEANBANK, cổ đông là tổ chức tại ngân hàng Maritime Bank chiếm tỷ trọng lớn (71,72%), trong đó Tập đoàn bƣu chính viễn thông Việt Nam sở hữu 8,95% vốn cổ phần. Trong khi đó, cổ đông là tổ chức tại hai ngân hàng BIDV và VP.Bank chiếm thiểu số với tỷ trọng trong cơ cấu cổ đông lần

59

lƣợt là 1,1% và 9,67%. Cổ đông lớn nhất của BIDV là ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (đại diện cho sở hữu nhà nƣớc tại BIDV, sở hữu 95,16% cổ phần). Riêng VPBank, sở hữu phần lớn cổ phần là cổ đông cá nhân (sở hữu 90,33% cổ phần).

Quy mô và hoạt động kinh doanh

OCEANBANK liên tục mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh nhƣng tốc độ tăng quy mô còn thấp. Nguồn vốn huy động chủ yếu có nguồn gốc từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế. Hiệu quả huy động vốn thấp.

 Về quy mô: Tổng tài sản, VCSH, nguồn vốn huy động, dƣ nợ cho vay của OCEANBANK liên tục mở rộng quy mô hoạt động trong giai đoạn năm 2011 – 2013, thể hiện qua việc tăng tổng tài sản từ 62.639 tỷ đồng (năm 2011) lên 67.075 tỷ đồng (năm 2013). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013 – 2014, quy mô tài sản của OCEANBANK sụt giảm mạnh. Tốc độ tăng quy mô tài sản của OCEANBANK thấp, đạt 7,1% trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. Trong khi đó, tốc độ tăng của BIDV, VietABank và VP.Bank cùng thời điểm này lần lƣợt là 35,15%; 20,1%, 46,4%. Riêng Maritime Bank có tốc độ tăng tổng tài sản âm (giảm 6,3%) do ảnh hƣởng từ nợ xấu quá lớn.

Hình 3.4: Tổng tài sản một số NHTMCP giai đoạn 2011 – 2014

60

Về giá trị, đến năm 2014, tổng giá trị tài sản của OCEANBANK là 30.162 tỷ đồng, giảm 2 lần so với năm 2011. Trong khi đó, tổng giá trị tài sản của BIDV là 650.340 tỷ đồng (tăng 244.585 tỷ đồng so với năm 2011), của VietABank là 25.591 tỷ đồng (tăng 13.078 tỷ đồng so với năm 2011), của VPBank là 162.241 tỷ đồng (tăng 79.423 tỷ đồng so với năm 2011), của Maritime Bank là 104.368 tỷ đồng (giảm 10.007 tỷ đồng so với năm 2011).

Bảng 3.5: Vốn chủ sở hữu một số NHTMCP giai đoạn 2011 – 2014

Năm 2011 2012 2013 2014 BIDV 24.390 26.494 32.040 33.271 VietABank 3.576 3.533 3.588 3.636 Maritime Bank 9.499,88 9.090,03 9.412,55 9.445,68 VPBank 5.996 6.709 7.727 8.980 OCEANBANK 4.644 4.485 4.355 (7.821)

(Nguồn: Báo cáo thƣờng niên các NHTM. Đơn vị: tỷ đồng)

Vốn chủ sở hữu của OCEANBANK có giá trị trên 4.000 tỷ đồng, không lớn hơn nhiều so với vốn điều lệ pháp định đối với ngân hàng. OCEANBANK có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ. Trong giai đoạn 2011 – 2013, vốn chủ sở hữu của OCEANBANK giảm 6,2%. Maritimebank có chung xu hƣớng giảm vốn chủ sở hữu nhƣ OCEANBANK khi giảm 0,9% vốn. Ngƣợc lại, BIDV, VietABank và VPBank có tốc độ tăng vốn chủ sở hữu dƣơng.

Quy mô nguồn vốn huy động của OCEANBANK thuộc nhóm trung bình. Nguồn vốn huy động của OCEANBANK dao động trong khoảng 52 nghìn tỷ - 63 nghìn tỷ. Mức thay đổi quy mô này trong giai đoạn 2011 – 2013 không lớn. Ngƣợc lại, trong giai đoạn 2011 – 2013, ngân hàng BIDV và VPBank có tốc độ tăng quy mô vốn huy động nhanh chóng. Điều này thể hiện rằng hiệu quả huy động vốn của OCEANBANK thấp hơn so với các ngân hàng còn lại.

Bƣớc sang năm 2014, nguồn vốn huy động và dự nợ cho vay của OCEANBANK giảm mạnh.

61

Bảng 3.6: Nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay TT1 tại một số ngân hàng giai đoạn 2011 - 2014

Năm Ngân hàng Nguồn vốn huy động (tỷ đồng) Dƣ nợ cho vay TT1 (tỷ đồng) Năm 2011 OCEANBANK 57.378 19.187 BIDV 282.896 293.937 Maritime Bank 512.788 24.281 VP.Bank 29.412 29.184 Năm 2012 OCEANBANK 59.398 26.240 BIDV 358.019 339.924 Maritime Bank 780,713 19.874 VP.Bank 59.514 36.903 Năm 2013 OCEANBANK 62.067,51 28.480 BIDV 416.726 391.035 VP.Bank 83.844 52.474 Năm 2014 OCEANBANK 52.910,986 20.668 BIDV 388.234 362.531 VP.Bank 86.218 56.439

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các Ngân hàng)

Khoản huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động của OCEANBANK là từ thị trƣờng 1 (huy động vốn từ khu dân cƣ và các tổ chức kinh tế). Đây là mục tiêu chiến lƣợc trong hoạt động kinh doanh của OCEANBANK. Nguồn huy động này giữ vai trò ổn định dòng vốn cho hoạt động của ngân hàng.

OCEANBANK cung cấp khoản vay đa dạng với các đối tƣợng là tổ chức, cá nhân trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đối tƣợng cho vay chủ yếu của ngân hàng là các công ty, tổng công ty hoạt động trong và ngoài khu vực nhà nƣớc. OCEANBANK cũng đang hƣớng tới khu vực cá nhân và hộ gia đình. Tuy nhiên, mức dƣ nợ cho vay trên TT1 của OCEANBANK không cao dù đang có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013 nhƣng lại giảm mạnh vào năm 2014.

OCEANBANK có cùng phân khúc tín dụng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ với MaritimeBank, VPBank. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng này là bán lẻ. Trong khi đó, BIDV huy động vốn từ dân cƣ, kho bạc nhà nƣớc, tiền gửi Bộ Tài chính và cho vay doanh nghiệp, cá nhân, đầu tƣ trái phiếu

62

doanh nghiệp, cho thuê tài chính. Dòng vốn tín dụng của BIDV hƣớng vào các lĩnh vực ƣu tiên nhƣ phát triển nông nghiệp nông thôn, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay ngoại tệ.

 Về hoạt động kinh doanh của OCEANBANK đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu kinh doanh của OCEANBANK (Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2011 2012 2013 2014 Tổng Tài sản 62.39 64.462 67.075 30.162 Tổng huy động 57.387 59.398 62.068 52.910,986 Dƣ nợ cấp tín dụng 19.187 33.571 36.542 23.012 Tổng doanh thu 6.694 6.704 5.972,10 6.076,561 Chi phí hoạt động 614,699 694 720 949,69 Chi phí trích lập dự phòng 290,849 468 520 9.985,899 Lãi lỗ thuần hoạt động dịch

vụ 15,414 15,8 20,4

2,254 Lợi nhuận trƣớc thuế 643 310 232 (10.838,6)

(Nguồn: Báo các tài chính các năm của OCEANBANK)

Hiệu quả kinh doanh của OCEANBANK có xu hƣớng giảm và giữ ở mức thấp. Mặc dù quy mô tài sản luôn đƣợc mở rộng, tổng huy động tăng nhƣng doanh thu giảm qua các năm và công tác quản trị chi phí chƣa hiệu quả khiến lợi nhuận ngân hàng thu đƣợc giảm mạnh.

Tổng doanh thu trong giai đoạn 2011 – 2014 có xu hƣớng giảm, từ 6.694 tỷ đồng (2011) xuống còn 6.076,561 tỷ đồng (2014). Công tác quản trị chi phí chƣa tốt. Chi phí hoạt động và chi phí trích lập dự phòng không ngừng tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Tỷ trọng chi phí hoạt động trong tổng doanh thu qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014 lần lƣợt là 9%; 10%; 12%; 15,6%. Tỷ trọng chi phí trích lập dự phòng trong tổng doanh thu qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014 lần lƣợt là 4%; 7%; 9%; 164%. Chi phí trích lập dự phòng năm 2014 tăng vọt, gấp 19,2 lần năm 2013. Trong đó, chi phí dự phòng rủi ro cho trái phiếu VAMC là 44,570 tỷ đồng, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 9.941,329 tỷ đồng. Nguyên nhân là do công tác cấp tín dụng lỏng lẻo khiến nợ xấu tăng cao, ngân hàng phải trích lập dự phòng lớn

63

hơn. Tác động từ doanh thu giảm, chi phí hoạt động và chi phí trích lập dự phòng tăng khiến lợi nhuận OCEANBANK đạt đƣợc giảm nghiêm trọng từ 643 tỷ đồng (2011) xuống còn âm 10.838,6 tỷ đồng (năm 2014), tức giảm khoảng 16,8 lần. Tổng Doanh thu của OCEANBANK giữ mức tƣơng đối ổn định từ năm 2011 đến 2014, tuy nhiên lợi nhuận trƣớc thuế của OCEANBANK lại giảm mạnh một các đáng kể, cụ thể đến năm 2014, lợi nhuận trƣớc thuế của OCEANBANK bị âm.

Bảng 3.8: Doanh thu, LNTT, LNST của một số ngân hàng TMCP Ngân hàng Năm Tổng Doanh

thu (tỷ đồng)

Lợi nhuận trƣớc thuế (tỷ đồng)

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) OCEANBANK 2011 6.694 643 488 2012 6.704 310 243 2013 5.972,10 231,82 188,63 2014 6.076,561 (10.838) (10.838) BIDV 2011 15.414 4.220 3.209 2012 16.677 4.325 3.265 2013 19.209 5.290 4.030 VietABank 2011 2.644,6 323,60 248,06 2012 2.073,453 211,40 164,08 2013 1.934 76 60 2014 1.983,17 60 47 Maritime Bank 2011 15.470 1.037 797 2012 12.767 255 226 2013 9.322 401 330 2014 9.976,514 162 143 VPBank 2011 9.525,08 1.064 789 2012 8.495,58 949 715,48 2013 12.130,157 1.355 1.017,62 2014 22.246,478 1.609 1.253

64

OCEANBANK thuộc nhóm ngân hàng có mức doanh thu trung bình. Trong giai đoạn nghiên cứu, cùng với VietABank và MaritimeBank doanh thu của OCEANBANK có xu hƣớng giảm nhƣng nhẹ. Ngƣợc lại, BIDV và VPBank có doanh thu liên tục tăng.

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Về cơ cấu tài sản của OCEANBANK

Bảng 3.9: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của OCEANBANK (Đơn vị: %)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Tổng TS có 100 100 100 100

Tiền mặt 0,47 0,29 0,31 0,5

Tiền gửi tại NHNN 0,94 5,54 0,79 9,6

Tiền gửi tại TCTD khác 38,66 23,78 25,81 10,6

Chứng khoán kinh doanh 0,22 0,05 0,98 5,8

Cho vay khách hàng 30,26 39,66 41,38 36,5 Chứng khoán đầu tƣ 17,55 22,48 22,53 28,2 Góp vốn đầu tƣ dài hạn 0,92 0,88 0,81 2,2 TSCĐ 0,37 0,36 0,33 0,5 TS có khác 10,62 6,96 7,06 6,1 TS nợ 100 100 100 100 NPT 92,59 93,04 93,51 125,9

Chiết khấu giấy tờ có giá NHNN 1,54 4,53 0,00 0,00 Tiền gửi và vay các TCTD khác 27,97 20,53 15,12 11,85 Tiền gửi của khách hàng 61,61 67,08 77,41 110,9 Các CCTC phát sinh, khoản nợ TC khác 0,01 0,00 0,00 0,00 Vốn tài trơ ủy thác đầu tƣ 0,48 0,00 0,00 0,00 Các khoản nợ chính phủ và NHNN 0,00 0,00 0,00 1,4

Khoản nợ khác 0,98 0.90 0,97 1,75

Vốn và các quỹ 7,41 6,96 6,49 (25,9)

65

Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Tài sản ngắn hạn tăng trong giai đoạn 2011 - 2013 cả về giá trị và tỷ trọng. Về giá trị, tài sản ngắn hạn tăng từ 55.179 tỷ đồng (năm 2011) lên 61.986 tỷ đồng (năm 2013). Về tỷ trọng trong tổng tài sản, tỷ lệ tài sản ngắn hạn nằm trong khoảng 88,09% đến 92,41%. Chiếm đa phần trong tài sản ngắn hạn là các khoản cho vay khách hàng, tiền gửi tại các TCTD khác và chứng khoán đầu tƣ. Năm 2014, giá trị tài sản giảm mạnh, tổng tài sản ngắn hạn giảm 1,6 lần so với năm 2013.

OCEANBANK có cơ cấu nguồn vốn mạo hiểm. Ngân hàng đã dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho sử dụng dài hạn. Điều này thể hiện khả năng thanh toán của ngân hàng yếu vì chỉ có tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo cho việc trả nợ.

Nợ xấu

Cũng nhƣ các Ngân hàng TMCP khác, trong giai đoạn 2011 – 2014, OCEANBANK phải đối mặt với việc xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu qua các năm liên tục tăng, tăng nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2013 (từ 2,08% lên 2,97%), tăng mạnh từ năm 2013 đến năm 2014 (từ 2,97% lên 4,84%). Nguyên nhân là do công tác cho vay chƣa đƣợc thực hiện chặt chẽ, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp lâm vào bế tắc dẫn đến khó khăn trong việc thu nợ.

Bảng 3.10: Tỷ lệ nợ xấu của OCEANBANK giai đoạn 2011 - 2014 (%)

Năm 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ 2,08 2,89 2,97 4,84

Dƣ nợ cho vay TT1/Tổng tài sản (%) 30,63 40,71 42,46 42,45 Dƣ nợ cho vay TT1/Nguồn vốn huy động (%) 33,44 44,18 45,89 39,06

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của OCEANBANK)

Chi phí xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro trong giai đoạn 2011 – 2014 tăng mạnh. Món nợ quá hạn từ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC- Vinashin trƣớc đây) do OceanBank cung cấp là 689,4 tỷ đồng đến năm 2012 đã quá hạn toàn bộ, ngân hàng đã thực hiện chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về cơ cấu lại nợ cho SBIC, đƣợc trích lập dự phòng phù hợp. Ngân hàng đã thực hiện ý

66

kiến chỉ đạo, giữ nguyên trạng thái nợ hiện tại và trích lập dự phòng với số tiền là 115 tỷ VND (tại ngày 31 tháng 12 năm 2012: 88,3 tỷ VND).

Trong năm 2013, OCEANBANK đã bán nợ cho VAMC để thu về 222 tỷ đồng trái phiếu. Theo quy định về mua bán nợ với VAMC, ngân hàng bán nợ xấu sẽ phải trích lập 20% giá trị khoản nợ mỗi năm (5 năm phải trích đủ 100%) giúp ngân hàng xóa đƣợc khoản dự phòng 117,8 tỷ VND trên báo cáo kết quả kinh doanh. Trên thực tế, lợi nhuận của OceanBank ở mức khá, nhƣng áp lực từ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trích cho các khoản nợ quá hạn khiến lợi nhuận bị co hẹp lại. Năm 2013, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 520,4 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2012.

Sáu tháng đầu năm 2014, khối Ngân hàng TMCP có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh và đa phần vƣợt quá 3%. Tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 của Ocean Bank là 4,84%, trong khi trong năm 2011 - 2013 con số này của Ocean Bank chỉ là 2,08% – 2,97% và đầu năm là 3,5%. Ngay cả những NHTMCP lớn nhƣ ACB, MB.Bank, Vietcombank tỷ lệ nợ xấu cũng vƣợt ngƣỡng an toàn. Nợ xấu đang có xu hƣớng gia tăng chủ yếu xuất phát từ những khó khăn nội tại của nền kinh tế nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp chậm phục hồi, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn ở mức cao, số DN phá sản hoặc ngừng. Nợ nhóm 5 cũng có xu hƣớng tăng do OCEANBANK vấp phải nhiều vƣớng mắc trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo. Đặc biệt là khâu phát mại tài sản với thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian và thị trƣờng bất động sản chƣa phục hồi.

Trích lập dự phòng rủi ro từ nợ xấu vừa đảm bảo an toàn cho Ngân hàng vừa là áp lực rất lớn đối với OCEANBANK. Bởi nếu nợ xấu vẫn tăng điều đó đồng nghĩa với việc tín dụng khó có thể đẩy ra đƣợc. Mà nguồn thu chính của các Ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Ngoài trích lập dự phòng rủi ro, Ngân hàng có chính sách thu nợ, lãi phù hợp để hỗ trợ tăng khả năng trả nợ của khách hàng, giúp giảm tỷ lệ nợ xấu. Việc tăng doanh số cho vay cũng là một cách mà OCEANBANK thực

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương luận văn ths 2015 (Trang 67 - 80)