Vấn đề cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với các NHTM, vì vậy không ít các Ngân hàng đã tìm mọi cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Dƣới đây là một số định nghĩa là cạnh tranh không lành mạnh mà điều 16 Luật các TCTD định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh là:
- Khuyến mãi bất hợp pháp
- Cung cấp thông tin dễ gây hiểu lầm (dƣới bất kỳ hình thức nào) cho TCTD khác và khách hàng khác
- Đầu cơ dẫn đến lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ, vàng và thị trƣờng tiền tệ - Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác
Theo công văn số 339/NHNN-CSTT ngày 07/04/2004 của Ngân hàng Nhà nƣớc thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh là :
- Lạm dụng việc tăng lãi suất để thu hút tiền gửi
- Lạm dụng cơ chế lãi suất để cạnh tranh trong cho vay (chẳng hạn một số TCTD không tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện cấp tín dụng để thu hút khách hàng). Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là việc các NHTM sử dụng những chƣơng trình, cách thức khác nhau nhằm gây ra sự hiểu lầm, hoặc dễ gây ra sự hiểu lầm cho ngƣời tiêu dùng về việc sử dụng sản phẩm của mình dƣới giá thành mà có thể gây thiệt hại đến các TCTD khác hoặc cho ngƣời tiêu dùng hay cho nền kinh tế.
1.8. Kinh nghiệm của một số nƣớc về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM và bài học cho Việt Nam NHTM và bài học cho Việt Nam
1.8.1. Kinh nghiệm của Thái Lan trong nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM NHTM
Trong hệ thống tài chính Thái Lan, khu vực NHTM là những tổ chức lâu đời và có tầm quan trọng nhất. Từ sau khủng hoảng 1997 đến năm 2014, hệ thống NHTM Thái Lan trở nên ổn định nhiều:
22
- Tỷ lệ nợ xấu (NPL)/tổng nợ giảm xuống đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM đạt đỉnh 50% vào quý I/2000 nhƣng sau đó đã giảm mạnh. Tính đến quý IV/2008 tỷ lệ này chỉ còn khoảng 8%.
- Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tăng. Tại thời điểm quý IV/1997, tỷ lệ này khoảng 10% nhƣng cuối 2008 tỷ lệ này đã đạt mức 15%. Các NHTM hiện nay có thể phản ứng nhanh chóng hơn với những cú sốc bất lợi.
- Hệ thống ngân hàng Thái Lan cũng hoạt động hiệu quả hơn. Từ chỗ thua lỗ khoảng 100.000 triệu Bath lúc tâm điểm khủng hoảng thì kể từ năm 2002, các NHTM đã thu đƣợc lợi nhuận ổn định và cao hơn. Theo thông cáo báo chí của BOT ngày 7/2/2013, hoạt động của hệ thống ngân hàng Thái Lan trong năm 2012 khá ổn định với tăng trƣởng tín dụng liên tục; thanh khoản đƣợc đảm bảo hơn đồng thời với mở rộng tín dụng; chất lƣợng khoản vay vẫn lành mạnh trong khi lợi nhuận thuần và tình hình vốn tiếp tục đƣợc cải thiện. Trong giai đoạn 2004 – 2008, các ngân hàng trong nƣớc tập trung chủ yếu vào hoạt động NHTM với thu nhập từ lãi chiếm tới 80% tổng thu nhập.
Tuy nhiên, hệ thống NHTM Thái Lan vẫn còn tồn tại bất cập là:
- Các ngân hàng vẫn rất dễ bị tổn thƣơng nhất là khi gặp rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản;
- Công tác quản trị doanh nghiệp và hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng hoạt động vẫn chƣa hiệu quả.
Kinh nghiệm của Thái Lan trong nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM, Thái Lan đã sử dụng các giải pháp sau:
(i) Các ngân hàng đang chuyển dịch từ hoạt động ngân hàng phục vụ doanh nghiệp truyền thống sang hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm gia tăng lợi nhuận.
(ii) Để đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt trong khu vực ngân hàng, các NHTM
23
chính, mở rộng mạng lƣới và tạo sự khác biệt bằng cách cung cấp nhiều hơn các sản phẩm tài chính nhƣ hối phiếu ngắn hạn, tiền gửi đặc biệt, bán chéo sản phẩm và bán các sản phẩm quỹ tƣơng hỗ.
(iii) Thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống tài chính (FSMP) gồm 3 giai
đoạn cải cách trung hạn với mục tiêu tạo dựng một hệ thống tài chính hiệu quả, minh bạch hơn và có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên trƣờng quốc tế (Giai đoạn I: từ 2005 – 2009; Giai đoạn 2: từ giữa năm 2010 đến hết năm 2014; Giai đoạn III: sau năm 2014). Những trụ cột chính của kế hoạch này là:
Trụ cột 1: Giảm chi phí hoạt động toàn hệ thống, nhất là chi phí về pháp lý và chi phí giải quyết NPL và NPA tồn đọng
Chi phí về pháp lý: cải thiện những quy định đối với các tổ chức tài chính trên nguyên tắc đem lại hiệu quả cao hơn và chi phí thấp hơn nhƣng không làm ảnh hƣởng đến sự ổn định và an toàn của các tổ chức tín dụng, nền kinh tế và quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.
Chi phí giải quyết NPL và NPA tồn đọng: Khuyến khích xóa bỏ các khoản nợ đƣợc phân vào nhóm nghi ngờ mất vốn đã đƣợc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ phù hợp với những chuẩn mực kế toán liên quan; Thúc đẩy việc mua bán nợ xấu; Tăng cƣờng hiệu quả trong việc mua bán NPA bằng việc thiết lập một trung tâm thông tin về NPA và đƣa ra một cơ chế hữu hiệu đối với việc tịch thu tài sản và thế quyền đòi nợ.
Trụ cột 2: Thúc đẩy cạnh tranh và tiếp cận tài chính. Cạnh tranh đƣợc khuyến khích thông qua việc chấp thuận cho các nhà cung cấp dịch vụ mới tham gia thị trƣờng và mở rộng phạm vi kinh doanh cho những nhà cung cấp dịch vụ hiện hành. Điều này sẽ giúp tạo cạnh tranh về giá và chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ tăng cơ hội cho ngƣời dân tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ tài chính
Trụ cột 3: Củng cố cơ sở hạ tầng tài chính. Để tăng cƣờng hiệu quả của hệ thống tổ chức tài chính thì cơ sở hạ tầng tài chính cũng phải đƣợc hoàn thiện đặc biệt là những hạ tầng liên quan đến mở rộng tín dụng – hoạt động kinh doanh lõi của các tổ chức tài chính. Trong FSMP Phase II, 5 nhóm cơ sở hạ tầng tài chính cần đƣợc củng cố tăng cƣờng là: Củng cố khả năng và công cụ quản trị rủi ro của các tổ chức tài chính; Tăng cƣờng hệ thống thông tin cho công tác quản trị rủi ro của các tổ
24
chức tài chính; Rà soát những luật hỗ trợ công tác quản trị rủi ro của các tổ chức tài chính; Đẩy mạnh năng lực và cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin (IT); Tăng cƣờng năng lực của nguồn nhân lực trong hệ thống tổ chức tài chính.