Bài học cho Việt Nam về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương luận văn ths 2015 (Trang 37 - 43)

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nƣớc đi sau, vì vậy Việt Nam sẽ rút ra đƣợc các kinh nghiệm quý báu từ các nƣớc Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trong nƣớc. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, trƣớc hết Ngân hàng phải tồn tại, đứng vững trên thị trƣờng, và cạnh tranh đƣợc với các Ngân hàng khác. Nhƣ vậy, Ngân hàng phải chọn cho mình một hƣớng để phát triển, đó là phát triển bền vững (PTBV). Vì vậy, một trong những mục tiêu lớn nhất của tất cả quốc gia trong lĩnh vực Ngân hàng là phát triển Ngân hàng một

28

cách bền vững. Để năng cao đƣợc năng lực cạnh tranh, trƣớc hết các Ngân hàng cần phải phát triển và phát triển bền vững. Ở nƣớc ta, PTBV đã trở thành đƣờng lối, quan điểm của Đảng, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc và đƣợc thể hiện rõ nét trong các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia cũng nhƣ của các ngành và địa phƣơng của Việt Nam. Quan điểm PTBV của Việt Nam đã đƣợc khẳng định, đặc biệt rõ nét trong Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 1991- 2000; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và đƣợc tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , X và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 cũng nhấn mạnh việc “Phát triển nhanh gắn liền với PTBV, PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lƣợc”. Chiến lƣợc PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng đã đƣợc ban hành theo quyết định số 432/QĐ-TTG ngày 12/4/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ; ngay sau đó, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê kế hoạch hành động quốc gia về PTBV Việt Nam giai đoạn 2013-2015 (Quyết định 160/QĐ-TTG ngày 15/1/2013).

Nếu hiểu PTBV là "sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai..." thì việc phát triển kinh tế hiệu quả, phải đi kèm với một xã hội công bằng và môi trƣờng đƣợc bảo vệ, gìn giữ. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại và xu hƣớng toàn cầu hóa cao độ nhƣ hiện nay, một quốc gia muốn PTBV đòi hỏi phải có một hệ thống tài chính ngân hàng đủ mạnh, phát triển ổn định lâu dài. Với Việt Nam, khi hệ thống ngân hàng đã và đang là trụ cột của hệ thống tài chính quốc gia thì yêu cầu phải xây dựng đƣợc một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định cả trong ngắn – trung – dài hạn càng có ý nghĩa quyết định.

Hệ thống Ngân hàng, bản thân nó muốn ổn định lại phụ thuộc vào: (i) Các yếu tố bên ngoài: sự ổn định của thể chế chính trị; môi trƣờng pháp lý; sự liên kết ổn định giữa các chính sách kinh tế vĩ mô; (ii) Các yếu tố bên trong nội tại ngành

29

ngân hàng: năng lực hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, giám sát khu vực ngân hàng; sự phát triển của từng TCTD trong hệ thống…

Nhƣ vậy, định hƣớng PTBV của ngành ngân hàng hƣớng tới mục tiêu bảo đảm sự ổn định bền vững môi trƣờng kinh tế vĩ mô thông qua việc ổn định giá trị đồng tiền, góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, duy trì ổn định tài chính tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế một cách bền vững.

1.8.4.1. Về phía chính phủ

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM nói chung, trƣớc hết Chính phủ phải tạo một môi trƣờng thuận lợi để Ngân hàng PTBV. Nhƣ vậy, Chính phủ hay đại diện là NHNN cần hoạch định đƣa ra các chính sách để phát triển hệ thống tín dụng theo hƣớng:

Hoạch định và thực thi linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế và kiểm soát chặt chẽ mức lạm phát qua các năm phù hợp với mục tiêu đặt ra trong mỗi giai đoạn phát triển. Kiểm soát lạm phát tạo nên tính ổn định trong hoạt động không chỉ của ngành ngân hàng mà của toàn bộ nền kinh tế. Đảm bảo chất lƣợng tín dụng (đúng mục đích và có hoàn trả), kiểm soát tăng trƣởng tín dụng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế (phù hợp với tốc độ tăng trƣởng kinh tế), không để xảy ra các loại rủi ro trong hoạt động cho vay. Bảo đảm sự cân đối, hài hòa giữa tốc độ tăng trƣởng của hệ thống các TCTD với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; Bảo đảm sự phù hợp giữa tốc độ tăng trƣởng bình quân tổng phƣơng tiện thanh toán, tốc độ tăng trƣởng bình quân tín dụng với yêu cầu tăng trƣởng kinh tế;

Hình thành một cách đồng bộ thể chế cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng, hoàn thiện các cơ chế chính sách, tạo tính ổn định tƣơng đối phù hợp với thể chế Việt Nam và chuẩn quốc tế. Gắn chặt chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa. Môi trƣờng pháp lý hoàn thiện và cập nhật là cơ sở nền tảng để mọi hoạt động của ngành Ngân hàng diễn tiến, phát triển ổn định và đạt hiệu quả cao.

Củng cố và hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, đảm bảo an toàn hoạt động của toàn hệ thống, phát hiện và cảnh báo kịp thời các sai phạm và vi

30

phạm trong hoạt động ngân hàng, đƣa hoạt động của hệ thống ngân hàng về quỹ đạo nhằm bảo đảm tính ổn định tƣơng đối trong hoạt động của toàn hệ thống.

Bảo đảm các yếu tố kết cấu hạ tầng trong ngành ngân hàng hoạt động ổn định, tin cậy, hiệu quả; từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc của NHNN, cải thiện năng lực dự báo và giám sát của NHNN. Các quyết định điều hành, quản lý hay các kết luận của Cơ quan thanh tra, giám sát đƣa ra trên nền của những thông tin không chính xác, sai lệch sẽ tạo nên những hiệu ứng dây truyền, góp phần tạo nên tính bất ổn định trong chính hoạt động ngân hàng.

Tập trung củng cố hệ thống các TCTD về năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin tƣơng xứng với quy mô, phạm vi, nội dung hoạt động của từng loại hình TCTD.

1.8.4.2. Về phía NHTM

Khi Chính phủ đã tạo ra một môi trƣờng phát triển lành mạnh để phát triển, các NHTM cần phải tự hoàn thiện mình để hòa nhập đƣợc với nhu cầu phát triển thời đại, hƣớng tới ngang tầm với các Ngân hàng trong cùng khu vực.

- Tuân thủ các quy định của NHNN, Pháp luật.

- Trƣớc hết, các Ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống các quy trình, quy chế rõ ràng.

31

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sẽ vận dụng lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM để xem xét đánh giá năng lực cạnh tranh của OCEANBANK. Đồng thời, tôi đã tiến hành điều tra thực tế để thu thập thông tin bằng cách sử dụng các bảng hỏi đối với các cán bộ phòng ban thuộc Hội sở của OCEANBANK để nắm bắt tình hình thực tế của Ngân hàng, qua đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của OCEANBANK.

Để có đƣợc kết quả nghiên cứu, tôi đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến năng lực cạnh tranh của NHTM (bao gồm: tài liệu từ Ủy ban giám sát ngân hàng Basel, tài liệu của Ngân hàng Nhà nƣớc, tài liệu của các ngân hàng tại Việt Nam…), báo cáo tài chính và báo cáo thƣờng niên của OCEANBANK qua các năm từ 2011 đến 2014, các công trình nghiên cứu có liên quan, nguồn thông tin khai thác từ sách, báo, các trang web điện tử trong lĩnh vực tài chính vi mô và phối hợp các tài liệu sẵn có.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Tập hợp số liệu về hoạt động kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 do các Ban Kế hoạch, Ban đầu tƣ của OCEANBANK công bố.

Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, xử lý dữ liệu về năng lực cạnh tranh của NHTM. Tổng hợp số liệu, báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên, quy trình, quy chế của OCEANBANK. So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu tài chính của OCEANBANK trong từng thời kỳ với nhau, các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của OCEANBANK với các Ngân hàng khác để đánh giá một cách khách quan nhất về năng lực cạnh tranh của OCEANBANK. Phân tích dữ liệu về năng lực cạnh tranh của OCEANBANK trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu tài chính nhƣ CAR, ROA, ROE…..

Áp dụng mô hình phân tích SWOT để hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với OCEANBANK. Tôi lựa chọn mô hình SWOT vì đây là công cụ

32

hiệu quả trong việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng đến khách thể nghiên cứu đồng thời giúp đƣa ra biện pháp, xây dựng chiến lƣợc, thiết lập kế hoạch phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho OCEANBANK.

Phƣơng pháp thống kê mô tả: Trong phần mô tả, luận văn sử dụng một số chỉ tiêu nghiên cứu nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, cho các chỉ tiêu nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản của Ngân hàng.

Phƣơng pháp biểu đồ: Xây dựng các bảng, biểu dựa trên biến chuỗi thời gian, số liệu dựa trên các báo cáo của OCEANBANK. Sử dụng các bảng, biểu để phản ánh năng lực cạnh tranh của OCEANBANK.

33

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA OCEANBANK

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đại dương luận văn ths 2015 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)