0
Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Một số nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG BỘ MÁY VAN HAI LÁ, CÁC THAY ĐỔI HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN HỞ VAN HAI LÁ CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT (Trang 27 -29 )

* Hở van hai lá đơn thuần còn ắt được nghiên cứu trong nước, đa phần các tác giả nghiên cứu hở van hai lá trong bệnh cảnh phối hợp với các bệnh khác như hẹp van hai lá, kênh nhĩ thất, bệnh lý đa van, hoặc trong bệnh hệ thống.

Phạm Văn Cự [2 ] (1991) phân tắch các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng dựa trên nghiên cứu 13 BN. Bước đầu đã nêu lên các triệu chứng: tiếng click, thổi tâm thu,Ầvà dấu hiệu trên điện tim, tâm thanh đồ. Nghiên cứu chưa nêu được các dấu hiệu trên siêu âm và chưa có can thiệp điều trị.

Nguyễn Văn Phan và cộng sự (2006) nghiên cứu 586 bệnh nhân HoHL được phẫu thuật, trong đó chủ yếu là bệnh van tim hậu thấp (96,7%), kế đến là HoHL do sa van. Siêu âm là biện pháp chủ yếu để chẩn đoán và theo dõi trước và sau phẫu thuật. Đa phần bệnh nhân được phẫu thuật sửa van hai lá theo phương pháp Carpentier (90,8%), tỷ lệ chết chu phẫu là 1,9%, tỷ lệ sống còn sau 5 năm là 98% ổ 0,6% [8 ].

Nguyễn Văn Công [1 ] (2009), đánh giá mức độ HoHL bằng PISA trên siêu âm tim ở bệnh nhân HoHL thực tổn trên 58 bệnh nhân HoHL nhiều, sử dụng phương pháp PISA đánh giá mức độ hở van, có so sánh và đối chiếu với lâm sàng và các biện pháp đo khác. Nghiên cứu chưa cụ thể trên từng nhóm nguyên nhân HoHL cũng như chưa can thiệp điều trị.

* Ở Việt Nam chỉ số Tei cũng mới bắt đầu được nghiên cứu ở người bình thường không có bệnh lý tim mạch hay trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim, bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường typ 2...

Theo Nguyễn Thị Thu Hoài và cộng sự (2005) giá trị chỉ số Tei thất trái ở người Việt Nam bình thường là 0,46 ổ 0,06, không có sự khác biệt giữa nam và nữ, chỉ số Tei tăng nhẹ từ 50 tuổi trở lên. Chỉ số Tei không phụ thuộc vào nhịp tim, huyết áp nhưng có mối tương quan tuyến tắnh chặt chẽ với các thông số về hình thái và chức năng đo trên siêu âm tim.

Nguyễn Thị Thu Hoài và CS (2006) khi khảo sát chỉ số Tei trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp và dự báo tình trạng suy tim ứ huyết thấy rằng: chỉ số Tei ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cao hơn hẳn so với người cùng tuổi,

giới và chỉ số Tei ≥ 0,62, EF < 40% là những thông số có giá trị dự báo mạnh đối với tình trạng suy tim ứ huyết ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.

Nghiên cứu của Dương Quang Huy (2006) về chỉ số Tei thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 thấy chỉ số Tei là 0,68 ổ 0,12 và sự tương quan giữa chỉ số Tei với 1 số thông số siêu âm tim.

Nguyễn Anh Tuấn (2008) nghiên cứu chỉ số Tei thất trái ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) mãn tắnh thấy giá trị chỉ số Tei thất trái ở bệnh nhân BTTMCB mạn tắnh là 0,75 ổ 0,17. Chỉ số Tei thất trái tương quan với tuổi và 1 số thông số siêu âm tim.

Chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu về chỉ số Tei trên bệnh nhân hở van hai lá nặng ở Việt Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG BỘ MÁY VAN HAI LÁ, CÁC THAY ĐỔI HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN HỞ VAN HAI LÁ CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT (Trang 27 -29 )

×