Các chính sách về tiền lƣơng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chính sách lương, thưởng và động lực làm việc nghiên cứu trường hợp xí nghiệp quản lý và phát triển nhà hoàn kiếm luận văn ths 2015 (Trang 38)

Đối với tất cả các quốc gia, chính sách tiền lƣơng là một bộ phận quan trọng, nếu không nói là quan trọng bậc nhất trong hệ thống chính sách kinh tế,

xã hội của đất nƣớc, có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng trƣởng kinh tế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc, khai thác và phát huy tiềm năng vô hạn từ ngƣời lao động.

Cải cách chính sách tiền lƣơng năm 1993 thực sự là một cuộc cách mạng với những thay đổi rất cơ bản: mở đầu cho chuyển đổi chính sách tiền lƣơng sang cơ chế thị trƣờng, giao nhiều quyền chủ động về tiền lƣơng cho doanh nghiệp nhà nƣớc và các đơn vị sự nghiệp có thu, giảm bớt mức độ can thiệp cụ thể, trực tiếp của Nhà nƣớc đối với khu vực này. Đợt cải cách này cũng đã hình thành hai trụ cột chính của an sinh xã hội là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, tách các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế độc lập với ngân sách nhà nƣớc, mức ƣu đãi ngƣời có công đƣợc thay đổi cơ bản, cải thiện lớn mức sống ngƣời có công và gia đình họ.

Từ năm 2003 đến năm 2013, Nhà nƣớc tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lƣơng. Tuy nhiên, các cuộc cải cách sau này chủ yếu nâng mức lƣơng tối thiểu do áp lực của giá cả, mở rộng quan hệ tiền lƣơng trung bình, tối đa so với lƣơng tối thiểu, bỏ bớt một số bậc lƣơng và bổ sung thêm các chế độ phụ cấp, so với chế độ tiền lƣơng năm 1993, không có thay đổi gì lớn. Sau hơn 20 năm thực hiện, chế độ tiền lƣơng hiện hành đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nhƣ: tốc độ điều chỉnh bù trƣợt giá, bảo đảm tiền lƣơng thực tế chậm dần. Nhiều năm qua, mỗi năm, ngân sách nhà nƣớc đều bố trí hàng chục ngàn tỷ đồng để thực hiện cải cách tiền lƣơng tuy nhiên tiền lƣơng thực hiện (thực nhận) ngày càng bình quân, chắp vá, phá vỡ quan hệ tiền lƣơng chung. Điều đáng nói là, càng xã hội hóa quỹ tiền lƣơng chi từ ngân sách càng tăng cao mà không mấy hiệu quả. Thu nhập ngoài tiền lƣơng ở nhiều ngành, nghề, vị trí công tác, chức vụ ngày một tăng cao, phức tạp, đa dạng.

Về mức lƣơng tối thiểu: hiện nay, mức tiền lƣơng tối thiểu mới chỉ bảo đảm bù trƣợt giá là chính, mức tăng để bảo đảm tiền lƣơng đủ sống tốt, phù

hợp với giá trị lao động là không đáng kể và ngày một giảm dần. Nếu lấy gốc so sánh là năm 2002, từ năm 2003 đến 2007, tiền lƣơng thực tế sau 5 năm tăng 46% (theo chỉ số giá chung) hoặc 23,7% (nếu tính riêng theo giá lƣơng thực, thực phẩm). Từ năm 2008 đến năm 2011, tiền lƣơng thực tế sau 4 năm tăng 9,5% (theo chỉ số giá chung) hoặc -10,2% (nếu tính riêng theo giá lƣơng thực, thực phẩm). Tính chung từ năm 2003 đến năm 2011, nếu lấy gốc so sánh là năm 2002 (mức lƣơng tối thiểu là 210.000 đồng/tháng) tiền lƣơng danh nghĩa tăng 295,2%; chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng chung tăng 147,2%, riêng chỉ số giá lƣơng thực, thực phẩm tăng 255,8%. Nhƣ vậy, tiền lƣơng thực tế sau 9 năm tăng là 59,9% (theo chỉ số giá chung), bình quân mỗi năm tăng 5,4% hoặc tăng 11,1% (nếu tính riêng theo giá lƣơng thực, thực phẩm), bình quân mỗi năm tăng 1,2%, trong khi tốc độ tăng trƣởng kinh tế 9 năm bình quân đạt 7,3%/năm. Mức điều chỉnh tăng tiền lƣơng thực tế bình quân hàng năm từ 2003 đến 2011 chỉ bằng 1/2 đến 1/4 mức điều chỉnh bình quân hàng năm từ 1993 đến 2002, trong khi tổng quỹ tiền lƣơng và trợ cấp tăng mỗi năm bình quân gần 2 lần.

Bảng 1.1 – Mức lƣơng tối thiểu qua các thời kỳ

Ngày Văn bản Lƣơng tối thiểu (đồng)

23/5/1993 Nghị định 26/CP 120.000 21/1/1997 Nghị định 06/CP 144.000 15/12/1999 Nghị định 175/1999/NĐ-CP 180.000 15/12/2000 Nghị định 77/2000/NĐ-CP 210.000 15/1/2004 Nghị định 03/2003/NĐ-CP 290.000 14/12/2004 Nghị định 203/2004/NĐ-CP 310.000 15/9/2005 Nghị định 118/2005/NĐ-CP 350.000 7/9/2006 Nghị định 94/2006/NĐ-CP 450.000 16/11/2007 Nghị định 166/2007/NĐ-CP 540.000 6/4/2009 Nghị định 33/2009/NĐ-CP 650.000 25/3/2010 Nghị định 28/2010/NĐ-CP 730.000 4/4/2011 Nghị định 22/2011/NĐ-CP 830.000 12/4/2012 Nghị định 31/2012/NĐ-CP 1.050.000 27/6/2013 Nghị định 66/2013/NĐ-CP 1.150.000 (Nguồn: http://thuvienphapluat.vn)

Tiền lƣơng là vấn đề phức tạp, chuyển qua nhiều giai đoạn càng thêm phức tạp. Vì vậy, ngày 6 tháng 8 năm 2013 Hội đồng tiền lƣơng Quốc gia đã chính thức đƣợc ra mắt với chức năng tƣ vấn cho Chính phủ về điều chỉnh, công bố mức lƣơng tối thiểu vùng và mức tiền lƣơng trên thị trƣờng lao động. Nhƣ vậy, Hội đồng ra đời sẽ thay thế cơ chế tham vấn gián tiếp giữa các bên với Chính phủ trƣớc đây sang tham vấn trực tiếp qua Hội đồng nhằm chia sẻ thông tin, tăng cƣờng đồng thuận trong việc xây dựng phƣơng án điều chỉnh tiền lƣơng tối thiểu vùng, áp dụng trong doanh nghiệp cho phù hợp trình Chính phủ. Trƣớc đây, Chính phủ đã đóng vai trò tiên quyết trong việc xác định tiền lƣơng tối thiểu mặc dù các tổ chức của ngƣời lao động và ngƣời sử

dụng lao động đƣợc mời tham vấn ý kiến một cách riêng biệt. Hội đồng tiền lƣơng quốc gia hiện nay hoạt động dựa trên cơ sở ba bên cùng đƣa ra quyết định – ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và Chính phủ và các mức tiền lƣơng tối thiểu vùng đƣợc thỏa thuận đƣợc dựa trên cơ sở thƣơng lƣợng và đàm phán. Đây là quá trình xây dựng và đi đến đồng thuận, một yếu tố quan trọng giữ cho quan hệ lao động hài hòa, giúp thúc đẩy đầu tƣ, tăng trƣởng và phát triển.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƢƠNG, THƢỞNG VÀ SỰ TÁC ĐỘNG TỚI ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG XÍ

NGHIỆP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HOÀN KIẾM 2.1. Khái quát chung

Xí nghiệp Quản lý và Phát triển Nhà số Hoàn Kiếm là một chi nhánh của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội tại quận Hoàn Kiếm, Xí nghiệp chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Công, tiền thân là Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà số 3 thuộc Công ty Kinh doanh nhà số 2 cũ.

2.1.1. Chức năng của Xí nghiệp quản lý và phát triển Nhà Hoàn Kiếm

- Xí nghiệp là đơn vị trực tiếp quản lý nhà thuộc sở hữu Nhà nƣớc cho các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê để ở, để làm việc và sản xuất kinh doanh bao gồm việc thu tiền thuê nhà, thuê đất, bán nhà, giải quyết các tranh chấp khiếu kiện và các công việc khác có liên quan đến nhà, đất thuộc quỹ nhà đƣợc giao quản lý trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

- Tham mƣu và đề xuất các biện pháp thực hiện công việc với Tổng giám đốc Công ty theo nhiệm vụ đƣợc giao.

2.1.2. Nhiệm vụ cụ thể của Xí nghiệp quản lý và phát triển Nhà Hoàn Kiếm

2.1.2.1. Quản lý quỹ nhà và đất được giao

- Quản lý thực trạng về việc sử dụng và các biến động đối với quỹ nhà, đất đƣợc giao.

- Thu tiền thuê nhà ở, tiền nhà và đất làm việc, sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, cá nhân, các đơn vị, tổ chức thuê.

- Thực hiện báo cáo và chịu trách nhiệm trƣớc Công ty về các loại sổ sách, số liệu báo cáo của Xí nghiệp.

2.1.2.2. Sửa chữa, cải tạo nhà nguy hiểm, nhà xuống cấp

- Thƣờng xuyên kiểm tra quỹ nhà đƣợc giao kết hợp với các đơn thƣ của các hộ dân và cơ quan thuê nhà để xây dựng kế hoạch sửa chữa, cải tạo các nhà nguy hiểm, nhà xuống cấp. Lập danh mục, phƣơng án và dự toán các công trình cần sửa chữa để trình Công ty và các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc Công ty về chất lƣợng, tiến độ và quyết toán các công trình sửa chữa đƣợc duyệt.

2.1.2.3 Thực hiện các chế độ chính sách về nhà ở, đất ở

- Thực hiện bán nhà theo Nghị định 61/CP. Điều tra quỹ nhà của các cơ quan tự quản, phối hợp với các phòng ban chức năng Công ty tiếp nhận quỹ nhà để bán hoặc đƣa vào quản lý.

- Thông báo danh sách các hộ đã mua nhà cho UBND phƣờng và Chi cục Thuế Hoàn Kiếm để thu thuế sử dụng đất. Báo cáo tình hình thực hiện về phòng Quản lý nhà Công ty.

- Tiếp nhận, thụ lý hồ sơ dân nguyện (sang tên, tách hợp đồng, chuyển nhƣợng, gia hạn hợp đồng, chuyển đổi mục đích sử dụng…), giải quyết tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến nhà, đất.

- Tham gia công tác giải phóng mặt bằng khi đƣợc Tổng giám đốc giao nhiệm vụ.

2.1.2.4 Công tác phát triển nhà

- Đề xuất với Công ty các dự án phát triển nhà đối với quỹ đất mà Xí nghiệp quản lý.

- Phối hợp với phòng Dự án của Công ty và thực hiện các dự án phát triển nhà khi đƣợc Tổng giám đốc chấp thuận.

2.1.2.5. Ngành, nghề kinh doanh khác trong đăng ký kinh doanh

Xí nghiệp Quản lý và Phát triển Nhà Hoàn Kiếm đăng ký những ngành

- Xây dựng nhà các loại: Xây dựng phát triển khu nhà ở, khu dân cƣ, khu đô thị mới, nhà xƣởng sản xuất công nghiệp, bệnh viện, trƣờng học, các khu văn phòng, duy tu, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp các quỹ nhà.

- Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng khác: công trình giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp, các công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thang máy và điều hòa không khí.

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

- Đầu tƣ, tạo lập quỹ nhà để bán, cho thuê đối với ngƣời có công, ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp.

- Dịch vụ tƣ vấn bất động sản. - Sản xuất vật liệu xây dựng.

- Kinh doanh vật liệu xây dựng và các thiết bị lắp đặt trong xây dựng. - Bán buôn, bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp.

2.2.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu lao động của Xí nghiệp tháng 4 năm 2015 có một số đặc điểm nhƣ sau:

Bảng 2.1 – Cơ cấu lao động tại Xí nghiệp Chỉ tiêu Tổng

số cán

bộ

Giới tính Độ tuổi Trình độ Vị trí công

tác Nam Nữ < 40 ≥ 40 ĐH, sau ĐH Trung cấp, cao đẳng Lãnh đạo Nhân viên Số tuyệt đối (ngƣời) 104 37 67 51 53 70 34 16 88 Số tƣơng đối (%) 100 35,6 64,4 49,0 51,0 67,3 32,7 15,4 84,6

Tại thời điểm tháng 4 năm 2015, Xí nghiệp có 104 ngƣời lao động, trong đó có 37 nam (chiếm 35.6%), giới nữ chiếm đa số với 67 ngƣời (64.4%). Số ngƣời lao động dƣới 40 tuổi là 51 (49%). Độ tuổi 40 trở lên chiếm số lƣợng đông hơn là 53 ngƣời (chiếm 51%). Về trình độ, 70 ngƣời có bằng Đại học (67,3%), còn lại 31 ngƣời có trình độ Trung cấp, cao đẳng (chiếm 32,7%). Trong số đó có 16 lãnh đạo, bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc và các Trƣởng phó phòng (15.4%), còn lại 88 ngƣời lao động (84.6%) là nhân viên các phòng ban. Xí nghiệp có một Ban giám đốc và 6 phòng chức năng nhƣ sau:

Bảng 2.2 – Cơ cấu tổ chức tại Xí nghiệp

STT Các phòng ban Số CBNV (ngƣời) 1 Ban Giám đốc 03 2 Phòng TCHC 13 3 Phòng Kế hoạch 11 4 Phòng Tài vụ 12 5 Phòng Dự án 04 6 Phòng Quản lý 40 7 Phòng Bán nhà 21 Tổng số 104

(Nguồn: Xí nghiệp Quản lý và Phát triển Nhà Hoàn Kiếm)

* Ban Giám đốc: gồm có 03 ngƣời, gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Đứng đầu ban là Giám đốc, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Xí nghiệp trƣớc Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội và trƣớc pháp luật. Giám đốc là ngƣời trực tiếp đôn đốc và điều hành việc thu tiền nhà, đốc thu nợ cũ, việc bán nhà theo Nghị định, việc hòa giải tranh chấp, khiếu kiện xung quanh việc sử dụng nhà trên địa bàn quản lý, chỉ đạo công tác xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình xuống cấp, tiếp dân nếu có yêu cầu và tất cả các vấn đề phát sinh trong công việc của Xí nghiệp.

Hai Phó Giám đốc là những ngƣời hỗ trợ, tham mƣu đắc lực cho Giám đốc trong công việc hàng ngày của Xí nghiệp. Ngoài ra, Giám đốc có thể ủy quyền cho một trong hai Phó giám đốc thay mặt mình điều hành công việc khi vắng mặt.

* Phòng Tổ chức hành chính: gồm có 01 Trƣởng phòng, 01 Phó phòng và

11 nhân viên.

Phòng có chức năng:

- Tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp.

- Quản lý nhân lực, phân công lao động, tổ chức công tác khen thƣởng, thi đua, chế độ tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội.

- Công tác quản trị hành chính, văn phòng. Nhiệm vụ của phòng Tổ chức hành chính là:

- Quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên (CBCNV) và sự biến động nhân sự của Xí nghiệp.

- Tuyển dụng, tiếp nhận lao động, thực hiện các thủ tục ký hợp đồng lao động và đề bạt, luân chuyển cán bộ trong phạm vi Xí nghiệp.

- Giải quyết chế độ về các chính sách tiền lƣơng, thi đua, khen thƣởng, bảo hiểm, các quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động.

- Quản lý toàn bộ tài sản của Xí nghiệp.

- Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, quan hệ đối nội, ma chay, hiếu hỷ với CBCNV, đối ngoại với các cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phƣơng và với cơ quan quản lý cấp trên.

- Quản lý con dấu, lƣu trữ hồ sơ, công văn và các văn bản có liên quan đến hoạt động của Xí nghiệp.

- Thực hiện việc đảm bảo công tác an ninh, văn thƣ, tạp vụ, kiểm tra, đôn đốc các phòng ban sử dụng tài sản, trang thiết bị cũng nhƣ thực hiện nội quy, quy chế của Xí nghiệp.

* Phòng kế hoạch: gồm có 11 ngƣời, trong đó có 01 Trƣởng phòng, 02 Phó

phòng và 08 nhân viên.

Chức năng của phòng là quản lý chất lƣợng nhà công cho thuê và xây dựng cơ bản.

Phòng có nhiệm vụ là:

- Kiểm tra, lập kế hoạch, lên phƣơng án sửa chữa, cải tạo, thi công những công trình xuống cấp có đơn đề nghị của ngƣời dân, các cơ quan thuê nhà của Xí nghiệp và đƣợc cấp trên phê duyệt.

- Thụ lý hồ sơ, giải quyết các yêu cầu về xin phép xây dựng của các nhà công. - Lập báo cáo đề xuất và phối hợp triển khai, thực hiện các dự án, giám sát thi công và chịu trách nhiệm kỹ thuật các công trình.

* Phòng Tài vụ: gồm có 12 ngƣời, trong đó có 01 Trƣởng phòng, 01 Phó phòng và 10 nhân viên.

Chức năng của phòng Tài vụ là quản lý công tác tài chính, cụ thể là: - Quản lý dòng tiền, các khoản thu, chi, thanh toán nội bộ và với khách hàng. Quản lý hoạt động thu tiền của khách hàng và các công tác có liên quan đến tài chính của Xí nghiệp.

- Lập kế hoạch về công tác tài chính hàng năm.

- Cân đối và sử dụng kinh phí Công ty cấp trên cấp một cách hiệu quả nhất. Phòng có nhiệm vụ là:

- Lập các báo cáo tài chính, quyết toán theo quy định, đồng thời báo cáo nhanh số liệu cho cấp trên khi có yêu cầu.

- Lập kế hoạch và thực hiện thu chi tài chính theo quy định của Công ty và của pháp luật về kế toán.

- Lƣu trữ các chứng từ và sổ sách kế toán, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính của Nhà nƣớc.

- Tính lƣơng và thực hiện chi lƣơng hàng tháng cho ngƣời lao động. Nộp bảo hiểm cho Công ty cấp trên định kỳ 06 tháng/lần để Công ty nộp cho cơ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chính sách lương, thưởng và động lực làm việc nghiên cứu trường hợp xí nghiệp quản lý và phát triển nhà hoàn kiếm luận văn ths 2015 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)