10. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.4.2. Phân tích định tính
Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh, qua việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở những bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy:
* Về hiệu quả của việc sử dụng bài tập tình huống trong dạy học:
Việc sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS trong dạy học đã có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập bộ môn. Cụ thể:
- Không khí lớp học sôi nổi trước các bài tập tình huống nêu ra. Đa số học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em tranh luận rất sôi nổi, hứng thú, chủ động tìm ra kiến thức mới. Đồng thời các em còn lấy lại được kiến thức cơ bản, sửa chữa những sai lầm do hiểu chưa cặn kẽ kiến thức.
- Các bài tập tình huống đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
* Về hiệu quả của qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận
- Ở giai đoạn trước thực nghiệm, HS có kiến thức nhưng không biết sử dụng
phù hợp, không biết rút ra tiền đề cần thiết từ các dữ kiện của câu hỏi hoặc từ lượng kiến thức mà mình đã có. HS còn lúng túng trong việc sắp xếp thông tin cũng như thiết lập mối quan hệ về mặt nội dung giữa các tiền đề một cách khoa học, chặt chẽ.
- Trong quá trình thực nghiệm, HS rất hăng hái tham gia thảo luận giữa các
nhóm, giữa các cá nhân để rút ra được phán đoán mới xác thực. Càng về sau của quá trình thực nghiệm, khả năng lập luận của các em càng tốt, sự thích ứng và mức độ tự lực của các em càng cao. Các em có cơ hội bộc lộ và phát huy được thế mạnh của bản thân.
- Ở giai đoạn sau thực nghiệm, bên cạnh cải thiện được kĩ năng suy luận, HS
còn phát triển được các kĩ năng nhận thức khác như phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, đặc biệt là phát triển được kĩ năng tự học. Các em biết cách lập luận, trình bày vấn đề lôgic hơn, ngắn gọn hơn nhưng đầy đủ. Các em đã biết cách sắp xếp thông tin trong các phán đoán mới lôgic, đầy đủ. Đặc biệt, trước một nội dung kiến thức cơ bản các em có khả năng phán đoán các tình huống ra đề có thể sử dụng trong bài kiểm tra, bài thi.
* Tóm lại: Việc sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS trong dạy học Sinh học bước đầu đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên để rèn
luyện kĩ năng này cho HS có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng có thể khẳng định rằng hướng sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS là một hướng tốt, có tính khả thi. Vì vậy, nếu chúng ta xây dựng hệ thống bài tập tình huống phù hợp, có phương pháp sử dụng khéo léo kết hợp vận dụng qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận phù hợp thì phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học , góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Sinh học nói riêng và chất lượng học tập nói chung ở trường THPT.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ