Vận dụng qui trình để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS bằng các bà

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào (sinh học 10 TH (Trang 67 - 69)

10. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3.2. Vận dụng qui trình để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS bằng các bà

tập tình huống

2.3.2.1. Giá trị của bài tập tình huống trong rèn luyện kĩ năng suy luận:

- Sử dụng bài tập tình huống có thể rèn luyện được kĩ năng suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch cho HS.

- Hệ thống bài tập dạng này có thể dùng để hướng dẫn HS phân tích mối quan hệ giữa kết luận cần có, một bài toán cần giải với kiến thức đã biết, giúp HS phân tích điểm đúng sai trong mỗi phương án. HS biết cách sắp xếp các dữ kiện và điều kiện của câu hỏi để từ đó định ra hướng suy luận đúng. Áp dụng linh hoạt các qui tắc suy luận (tam đoạn luận), rèn luyện khả năng phân tích.

- Sử dụng bài tập tình huống có thể rèn cho HS khả năng phân tích lập luận – điều cần có để rèn luyện kĩ năng suy luận. Khi HS giải quyết được các tình huống các em vừa thu được kiến thức vừa rèn luyện và hoàn thiện kĩ năng suy luận.

2.3.2.2. Tổ chức cho HS rèn luyện kĩ năng suy luận diễn dịch (hoặc suy luận quy nạp) thông qua giải các bài tập tình huống.

*Bước 1: GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kĩ năng suy luận

Suy luận diễn dịch là đi từ cái chung đến cái riêng, do đó khi gặp những dạng câu hỏi liên quan đến loại suy luận này thì HS phải biết vận dụng những kiến thức đã được học vào các trường hợp cụ thể. Trong suy luận thì điều đầu tiên phải tìm ra tiền đề - đây là những kiến thức mà HS đã biết, tiền đề có thể có sẵn trong câu hỏi cũng có thể ẩn. Sau đó lập luận và rút ra kết luận đúng.

* Bước 2: GV làm mẫu thông qua giải bài tập tình huống sau:

Bài tập tình huống : Bạn Nam phát biểu rằng: “Tế bào thực vật và tế bào động vật để trong dung dịch nhược trương đều bị trương lên và vỡ ra”

Bạn Nga lại cho rằng: “Tế bào động vật và tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương đều không thay đổi hình dạng”

Em có nhận xét gì về ý kiến của hai bạn trên.

Với kiến thức đã biết (tiền đề):

- Ở môi trường nhược trương chất tan vận chuyển từ trong tế bào ra ngoài môi trường, nước vận chuyển từ ngoài môi trường vào trong tế bào.

- Tế bào thực vật có thành xenlulôzơ có vai trò duy trì hình dạng tế bào. Còn tế bào động vật không có thành xenlulôzơ nên hình dạng có thể bị thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi

Ta suy ra:

- Trong dung dịch nhược trương tế bào động vật và tế bào thực vật đều trương nước và tăng thể tích.

- Tế bào động vật có thể bị vỡ - Tế bào thực vật không bị vỡ.

Kết luận:

- Bạn Nga sai.

- Bạn Nam chỉ đúng một phần: trong dung dịch nhược trương tế bào động vật và thực vật đều bị trương lên.

Với cách giải như trên thì HS có thể vận dụng khi gặp các trường hợp tương tự dù câu hỏi có thay đổi như thế nào đi nữa (Ví dụ như: giải thích các hiện tượng ngâm mơ, muối dưa, hiện tượng khi truyền dịch bị vỡ “ven” hoặc giải thích vì sao cây trồng không thể sống được ở nơi có nồng độ muối cao, tại sao khi rửa rau sống nếu ta cho nhiều muối vào nước rửa thì rau rất nhanh bị héo...)

* Bước 3: Để rèn luyện kĩ năng, chúng tôi cho HS làm bài tập tình huống sau

đây

Một nhóm HS làm thí nghiệm như sau: ngâm tế bào thực vật vào dung dịch đường saccarôzơ có áp suất thẩm thấu 0,8 atm; 1,5 atm. Cho biết áp suất trương nước của tế bào trước khi ngâm vào dung dịch là 0,6 atm và áp suất thẩm thấu là 1,8 atm. Em hãy cùng nhóm HS đó giải thích hiện tượng xảy ra ở tế bào thực vật.

* Bước 4: HS tự lực làm việc

* Bước 5: Thảo luận, kết quả

Sau khi HS nghiên cứu, trao đổi để giải bài tập tình huống, chúng tôi tổ chức phân tích và thảo luận toàn lớp về tiền đề xuất phát, lập luận và kết luận.

Tiền đề xuất phát: Theo kiến thức đã được học ở bài vận chuyển các chất qua màng sinh chất:

- Đường saccarôzơ không thấm qua màng sinh chất. - Sức hút nước của tế bào là: S = P – T

- Nước thấm qua màng theo građien áp suất (từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp).

- Sức hút nước của tế bào lớn hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch chất tan

 nước vận chuyển vào trong tế bào.

- Sức hút nước của tế bào nhỏ hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch chất tan

 nước vận chuyển từ tế bào ra môi trường.

Lập luận: Ta có:

+ Sức hút nước của tế bào là S = P – T = 1,8 – 0,6 = 1,2 + Do đường saccarôzơ không thấm qua màng sinh chất nên:

- Khi dung dịch có áp suất thẩm thấu 0,8 atm nhỏ hơn sức hút nước của tế bào do đó tế bào hút nước và tăng thể tích nhưng không bị vỡ do có thành xenlulôzơ.

- Khi dung dịch có áp suất thẩm thấu 1,5 atm cao hơn cao hơn sức hút nước của tế bào do đó tế bào mất nước và xảy ra hiện tượng co nguyên sinh.

Kết luận:

- Trong dung dich đường saccarôzơ 0,8 atm tế bào thực vật hút nước và tăng thể tích nhưng không bị vỡ (xảy ra hiện tượng phản co nguyên sinh)

- Trong dung dich đường saccarôzơ 1,5 atm tế bào thực vật mất nước và xảy ra hiện tượng co nguyên sinh.

HS xem lại cách lập luận của bản thân, đối chiếu với hướng dẫn giải của GV, phân tích điểm đạt, chưa đạt, tự lực làm lại và hoàn thiện kĩ năng suy luận.

HS giải các bài tập khác tương tự. Khi HS đã thành thạo thì bỏ qua bước 1 và 2.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào (sinh học 10 TH (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w