10. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.5. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SUY LUẬN
Tiêu chí đánh giá là những tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm. Căn cứ vào tiêu chí mà có thể tiến hành đo đạc, đánh giá được mức độ của kĩ năng. Tiêu chí là dấu hiệu, tính chất được chọn làm căn cứ để so sánh, đối chiếu xác định mức độ đạt tới của đối tượng cần đánh giá. Ví dụ: Đạt – Không đạt
Không thành thạo – Thành thạo – Thành thạo ở mức cao
Mức 1 – Mức 2 – Mức 3 – Mức 4 hoặc Mức A – Mức B – Mức C Không bao giờ - Thỉnh thoảng – Thường xuyên
Trong mỗi lĩnh vực, mỗi khía cạnh, cấp độ trong giáo dục đều có tiêu chí đánh giá riêng, việc lực chọn các tiêu chí đánh giá phải căn cứ vào các dấu hiệu cơ bản, tiêu biểu cho bản chất của đối tượng thì đánh giá mới đảm bảo tính chính xác.
Khi xây dựng tiêu chí dù ở mức nào người ta cũng cố gắng đưa ra những yêu cầu sao cho dễ quan sát, dễ đo đạc được. Do đó việc xây dựng các tiêu chí đòi hỏi phải có sự tham gia của các chuyên gia.
Trên cơ sở phân tích cấu trúc kĩ năng suy luận, qui trình và các nguyên tắc rèn luyện kĩ năng suy luận chúng tôi thấy đánh giá việc rèn luyện kĩ năng suy luận của HS là đánh giá tổ hợp các tiêu chí/kĩ năng (KN) sau:
1. KN tiếp nhận câu hỏi và xác định được tiền đề (phán đoán xuất phát).
2. KN thiết lập được mối quan hệ về mặt nội dung giữa các tiền đề.
3. KN đưa ra được phán đoán mới (kết luận) xác thực trên cơ sở các tiền đề vững chắc.
4. KN tổ chức, sắp xếp các thông tin trong các phán đoán mới mang tính logic. 5. KN lập luận chặt chẽ theo logic quy nạp hoặc diễn dịch (Từ tiền đề ─> lập luận ─> kết luận).
Căn cứ vào các kĩ năng cụ thể cần rèn luyện của kĩ năng suy luận, chúng tôi đã thiết kế các mức độ đánh giá các tiêu chí/kĩ năng như bảng sau:
Bảng 2.1. Các tiêu chí/kĩ năng và các mức độ đánh giá việc rèn luyện kĩ năng suy luận
(Trong đó Mức 3 > Mức 2 > Mức 1)
Tên tiêu chí/kĩ năng Chỉ số chất lượng
Mức 1 Mức 2 Mức 3
1. KN tiếp nhận câu hỏi và xác định được tiền đề (phán đoán xuất phát)
Tiếp nhận câu hỏi một cách bị động, không xác định được tiền đề.
Tiếp nhận câu hỏi một cách chủ động, xác định được tiền đề nhưng diễn đạt chưa logic, súc tích hoặc chỉ xác định đúng được 1 phần.
Tiếp nhận câu hỏi một cách chủ động, xác định được, đúng tiền đề. Diễn đạt logic, súc tích. 2. KN thiết lập được mối quan hệ về mặt nội dung giữa; các tiền đề.
Không thiết lập được mối quan hệ về mặt nội dung giữa các tiền đề.
Thiết lập được mối quan hệ về mặt nội dung giữa các tiền đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ.
Thiết lập được mối quan hệ về mặt nội dung giữa các tiền đề với lập luận chặt chẽ. 3. KN đưa ra được phán đoán mới (kết luận) xác thực. Không rút ra được phán đoán mới. Đưa ra được những phán đoán mới nhưng chưa đầy đủ.
Đưa ra được phán đoán mới đúng đắn, đầy đủ. 4. KN tổ chức, sắp xếp
các thông tin trong các phán đoán mới mang tính logic. Chưa biết cách sắp xếp các thông tin trong các phán đoán mới. Đã biết cách sắp xếp nhưng một số thông tin, một số phán đoán còn chưa đạt, lập luận chưa chặt chẽ. Sắp xếp các thông tin trong các phán đoán theo trình tự logic, chặt chẽ. 5. KN lập luận chặt chẽ theo logic quy nạp
Chưa biết cách lập luận theo logic
Đã biết cách lập luận theo logic quy
Lập luận chặt chẽ theo logic quy nạp
hoặc diễn dịch (Từ tiền đề ─> lập luận ─> ─> kết luận).
quy nạp hoặc diễn dịch (Từ tiền đề ─> lập luận ─> ─> kết luận). nạp hoặc diễn dịch (Từ tiền đề ─> lập luận ─> kết luận) nhưng một số chỗ chưa chặt chẽ. hoặc diễn dịch (Từ tiền đề ─> lập luận ─> kết luận).
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM