Công tác nâng cao chất lƣợng giảng viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đại học công nghiệp hà nội trong thời kỳ hội nhập luận văn ths 2015 (Trang 78 - 88)

Để đánh giá hiệu quả hoạt động giảng dạy của giảng viên, nhà trƣờng đã thành lập Trung tâm quản lý chất lƣợng. Trung tâm quản lý chất lƣợng kết hợp với ban thanh tra của trƣờng, cùng với các bộ môn, khoa, trung tâm đã tổ chức các đợt dự giờ của giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ, trung bình mỗi giảng viên trẻ đƣợc dự giờ một lần/năm, có nhiều giảng viên đƣợc dự hai lần. Các đợt dự giờ đƣợc thực hiện liên tục trong nhiều học kỳ và dự đƣợc nhiều CBGD của hầu hết các khoa, trung tâm. Sau các đợt triển khai đánh giá hoạt động giảng dạy đã cho thấy có tác dụng tốt cho các giảng viên, nhất là giảng viên trẻ trong quá trình phấn đấu trở thành giảng viên giỏi về chuyên môn cũng nhƣ kỹ năng sƣ phạm. Tuy vậy, nhà trƣờng cũng không dự đƣợc tất cả các giảng viên của trƣờng mà ƣu tiên dự giờ của các cán bộ trẻ để giúp cho cán bộ quản lý của các khoa, trung tâm việc luôn có kế hoạch bồi dƣỡng cho giảng viên trẻ mau chóng kế tục đƣợc các thế hệ đàn anh. . Khi hết tập sự của cán bộ giảng dạy trẻ, nhà trƣờng thành lập hội đồng xét duyệt thông qua buổi giảng thử của giảng viên

Một số bộ môn, khoa đã thực hiện khảo sát ý kiến ngƣời học về đánh giá phƣơng pháp giảng dạy. Ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên đƣợc đoàn thanh niên triển khai và khoa Quản lý kinh doanh thực hiện nhiều lần. Tuy vậy việc lấy ý kiến phản hồi của SV về giảng dạy của giảng viên chƣa đƣợc triển khai đồng bộ ở tất cả các CBGD trong trƣờng. Một số khoa, trung tâm, bộ môn đã thay đổi phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của ngƣời học nhƣ dùng phƣơng pháp trắc nghiệm, vấn đáp. Việc áp dụng các phƣơng pháp đánh giá hoạt động giảng dạy đã có tác

cƣơng lên lớp, chuẩn bị bài giảng, đánh giá kết quả học tập của SV...và đƣợc đƣa vào bình xét thi đua cá nhân và đơn vị.

Bên cạnh đó, công tác đánh giá chất lƣợng của giảng viên hiện còn do Phòng đào tạo của trƣờng phối hợp đảm nhiệm. Đối với hoạt động đánh giá giảng viên, trung tâm đã thành lập một nhóm chuyên trách bao gồm các cán bộ của phòng tổ chức hành chính, cán bộ phòng Đào tạo, cán bộ ban thanh tra. Hoạt động của nhóm bao gồm các hoạt động tổ chức thu nhập và phân tích minh chứng, đƣa ra kết luận về thực trạng chất lƣợng giảng dạy để từ đó có các biện pháp đào tạo, phát triển phù hợp. Cụ thể nhóm để đánh giá chất lƣợng đội ngũ giảng viên nhóm đã có những hoạt động nhƣ sau :

- Thống kê hàng năm học vị, chức danh đội ngũ giảng viên

- Thống kê hàng năm tuổi đời, thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên - Thống kê hàng năm trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên - Thực hiện việc dự giờ giảng, nhất là dự giờ của các cán bộ trẻ, cán bộ đang trong thời kỳ tập sự, kết quả đánh giá ghi lại theo phiếu dự giờ giảng (phụ lục 2)

- Thực hiện thu thập lấy ý kiến sinh viên theo mẫu phiếu thu thập thông tin dạy học (phụ lục 3)

Quá trình đánh giá này đƣợc thực hiện định kỳ hàng năm tuy nhiên kết quả sau khi thu thập lại chƣa có báo cáo định kỳ và thống kê đầy đủ. Các mẫu phiếu xin ý kiến chỉ là mẫu phiếu lấy ý kiến chung về chất lƣợng đào tạo, chƣa có mẫu cụ thể để đánh giá giảng viên.

Nhà trƣờng có kế hoạch và phƣơng pháp đánh giá hợp lí các hoạt động giảng dạy của giáo viên, chú trọng việc triển khai đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của ngƣời học

Cùng với việc tổ chức đào tạo nhà trƣờng đã đề ra những quy định về kiểm tra, thanh tra giáo dục nhằm theo dõi việc thực hiện các văn bản

pháp quy về công tác đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Tổng cục dạy nghề, Bộ Công thƣơng... Kiểm tra giám sát việc thực hiện lịch trình giảng dạy, kiểm tra bài giảng, kiểm tra việc thực hiện giờ lên lớp, thời khoá biểu của giảng viên, kiểm tra việc thực hiện thi kết thúc học phần (Đề thi, lịch thi...), kiểm tra những điều kiện giảng dạy để đảm bảo chất lƣợng tiếp thu bài giảng của sinh viên (Bảng phấn, chữ viết bảng, các phƣơng pháp giảng dạy bằng đèn chiếu, ánh sáng...)

Hằng năm Hội đồng thi đua khen thƣởng của nhà trƣờng đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy của từng giảng viên dựa trên các tiêu chí đã đề ra và rà soát lại những mặt còn hạn chế. Trong những năm gần đây trƣờng ĐH Công nghiệp HN đã nỗ lực rất lớn trong việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nội dung đƣợc thay đổi rất nhiều theo hƣớng hội nhập với nền khoa học tiên tiến, phƣơng tiện giảng dạy đƣợc hiện đại hoá.

Cụ thể như sau:

Để quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, Nhà trƣờng sử dụng các quy định về biểu mẫu sổ sách dùng để theo dõi quá trình giảng dạy gồm: - Hệ thống biểu mẫu sổ sách tổ chức quá trình dạy học:

+ Kế hoạch đào tạo từng khoá học theo từng ngành nghề đào tạo. + Tiến độ giảng dạy trong năm học của từng lớp.

+ Kế hoạch giáo viên: Kế hoạch giảng dạy và các hoạt động khác của từng giáo viên.

+ Kế hoạch sử dụng các trang thiết bị dạy-học (Tổng hợp từ kế hoạch môn học của các lớp).

+ Lịch giảng dạy môn học: Nội dung, chƣơng trình môn học, thời gian thực hiện, các công tác chuẩn bị cho giảng dạy môn học.

+ Giáo án thực hành: Kế hoạch lên lớp thực hiện bài giảng của giáo viên thực hành.

- Hệ thống sổ sách, biểu mẫu theo dõi quá trình kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo:

+ Sổ tay giáo viên lý thuyết: Để theo dõi quá trình lên lớp và kết quả học tập của học sinh các lớp đƣợc phân công cho giáo viên giảng dạy.

+ Sổ tay giáo viên thực hành: Để theo dõi tình hình lên lớp và kết quả thực tập, rèn luyện tay nghề mỗi học sinh tronh lớp đƣợc phân công phụ trách.

+ Phiếu dự giờ: Dùng để ghi chép các nhận xét, góp ý cho giáo viên khi đến dự giờ giảng đƣợc khoa, tổ bộ môn lƣu trữ cho từng giáo viên theo thứ tự thời gian.

+ Kết quả thi, kiểm tra: Là bản xác nhận kết quả học tập của từng học sinh trong mỗi môn học đã đƣợc thông qua giáo viên, khoa, trung tâm và phòng đào tạo trong đó, ghi rõ các điểm theo hệ số, điểm trung bình môn học (TBMH), điểm thi kiểm tra hết môn và điểm tổng kết môn học (TKMH).

+ Sổ lên lớp hàng ngày: Dùng cho giảng dạy lý thuyết hay hƣớng dẫn thực hành trên lớp. Trong đó, thể hiện các nội dung theo dõi trong quá trình đào tạo nhƣ: Danh sách giáo viên giảng dạy các lớp, thời khoá biểu của các lớp theo từng giai đoạn, phần ghi nội dung và kết quả kiểm tra tình hình dạy học, điểm danh học sinh-sinh viên trong mỗi buổi lên lớp, tóm tắt nội dung bài giảng, kết quả học tập của từng môn học, xếp loại đạo đức của từng học sinh theo từng giai đoạn...

+ Phiếu theo dõi đánh giá kết quả thi kiểm tra hết môn, điểm tổng kết của từng môn học có chữ kí xác nhận của giáo viên bộ môn. Có đánh giá nhận xét chung về học tập, rèn luyện đạo đức và kết quả xét lên lớp của học sinh đó trong năm học có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm. Trang cuối sổ là

phần ghi kết quả thi tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp có xác nhận của hiệu trƣởng.

+ Thẻ học sinh - sinh viên: Giúp học sinh, sinh viên có cơ sở để liên hệ các Phòng, Khoa, Trung tâm trong trƣờng nhƣ Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức hành chính, Trung tâm thƣ viện ...

+ Sổ đăng kí học sinh (sổ danh bạ học sinh): Ghi trích ngang học sinh khi vào học và kết quả học tập trong toàn khoá của học sinh

+ Bằng tốt nghiệp, sổ phát bằng: theo dõi việc phát bằng cho học sinh tốt ra trƣờng theo các hệ, ngành đào tạo khác nhau.

Kết quả là:

+ Các giáo viên yêu nghề, tận tâm với nghề nghiệp, giảng dạy luôn thích ứng với triết lý và mục tiêu của nhà trƣờng là “dạy những cái ngƣời học cần chứ không dạy những cái mình có”.

+ Phong trào thi đua học tốt đƣợc phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả. Các giờ giảng đều sử dụng đồ dùng dạy học nhƣ máy và phim đèn chiếu, mô hình học cụ, quy trình bản vẽ sẵn vv....nên hiệu quả các giờ giảng dạy ngày càng tăng. + Kết quả hội giảng của nhà trƣờng qua các năm học đều đƣợc các cấp Sở, Bộ đánh giá có chất lƣợng cao và đƣợc thể hiện qua bảng 2.8.

Bảng 2.8. Tổng hợp số lƣợng giáo viên dạy giỏi các cấp

STT Năm học

Số giáo viên đƣợc công nhận giáo viên dạy giỏi

Cấp toàn quốc Cấp thành

phố Cấp trƣờng

1 2013-2014 3 21 65

(nguồn: tác giả sưu tầm)

+ Nội dung giảng dạy của giáo viên luôn bám sát trƣơng trình môn học và kế hoạch giảng dạy và điều chỉnh và cập nhật nội dung kiến thức mới cho phù

+ Phong trào đổi mới phƣơng pháp dạy học, tích cực hoá quá trình học tập của học sinh-sinh viên đƣợc giáo viên hăng hái tham gia với mức độ sâu rộng và có hiệu quả.

+ Thực hiện tích cực các hoạt động tự bồi dƣỡng dƣới nhiều hình thức nhƣ sinh hoạt tổ chuyên môn, tự học, dự giờ trao đổi....thông qua đó các vấn đề khó khăn trong giảng dạy đƣợc bàn bạc kĩ, thống nhất và cùng tháo gỡ. + Hình thức viết sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu các nghiên cứu khoa học đã trở thành phong trào thi đua bắt buộc đối với những giáo viên đăng kí thi đua đạt danh hiệu từ lao động giỏi trở lên.

+ Nhà trƣờng đã động viên giáo viên các đơn vị phòng ban tham gia viết giáo trình các môn kĩ thuật cơ sở và kĩ thuật chuyên môn nên tài liêu tham khảo cho giáo viên và học sinh đảm bảo tƣơng đối đầy đủ.

+ Phong trào sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến làm mô hình học cụ vv... đƣợc nhà trƣờng động viên và có chế độ phù hợp cho các cán bộ giáo viên tham gia nên đáp ứng tƣơng đối đầy đủ với các ngành Điện, Điện tử, Công nghệ ôtô vv...

+ Hồ sơ giảng dạy của giáo viên có đầy đủ về số lƣợng, song chất lƣợng chƣa đồng đều. Qua kết quả kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giáo viên định kì và đột suất cho thấy có những giáo viên vẫn coi nhẹ công tác chuẩn bị giáo án bài soạn, coi đó chỉ là hình thức. Chƣa thực sự đầu tƣ có chất lƣợng và cải tiến chất lƣợng chƣa đồng đều, nhiều giáo án bài soạn sơ sài và đơn điệu về phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

+ Giáo viên vẫn còn tình trạng “dạy chay” mặc dù nhà trƣờng đã đầu tƣ các phƣơng tiện dạy học phù hợp còn nhiều giáo viên sử dụng phƣong pháp giảng thuyết trình là chính, học sinh thụ động nghe ghi.

+ Công tác dự giờ đôi khi còn chạy theo hình thức lấy cơ sở để xem xét thi đua trong tháng chứ chƣa thực sự đi vào chiều sâu có chất lƣợng.

+ Khai thác sử dụng các phƣơng tiện dạy học đôi khi còn chƣa hiệu quả.

Đánh giá điểm mạnh: Nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của sinh viên, hội nghị về công tác GVCN nhằm lắng nghe ý kiến phản hồi từ sinh viên và đánh giá lại những mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động dạy và học.

Những tồn tại: Tuy nhà trƣờng đã thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về phƣơng pháp giảng dạy và quy mô đào tạo ngày càng tăng nhƣng số lƣợng giảng viên bổ sung chƣa đáp ứng kịp nhu cầu, cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa đồng đều giữa các khoa nên để có một phƣơng pháp giảng dạy thống nhất còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó còn một số vấn đề cần giải quyết nhƣ: Nhận thức giáo viên về quy chế giảng dạy chƣa cao, nhiều giáo viên còn coi nhẹ vấn đề này; Có giáo viên chƣa biết sử dụng cơ sở trang thiết bị dạy học hiện đại; Thủ tục mƣợn và sử dụng các trang thiết bị dạy học còn nặng nề, nặng về thủ tục hành chính; Xếp thời khoá biểu còn chƣa khoa học, còn mang tính thủ công và xếp theo tuần.

b. Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

* Nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho đội ngũ CBGD

Trong những năm qua, trƣờng đã tập trung đào tạo đội ngũ CBGD, xây dựng các chính sách, biện pháp và có kế hoạch tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên có điều kiện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thể hiện qua các nghị quyết đại hội đảng bộ của trƣờng. Nhà trƣờng có kế hoạch và chinh sách cụ thể tạo điều kiện cho các cán bộ trong trƣờng đƣợc đào tạo sau đại học. Hầu hết các giảng viên trẻ, kể cả cán bộ mới đƣợc tuyển dụng đều đƣợc dự tuyển SĐH. Nhà trƣờng hỗ trợ về thời gian cho cán bộ đi học nhƣ giảm giờ giảng dạy 50% cho giảng viên trong thời gian học SĐH tại trƣờng cũng

tham gia công tác giảng dạy thì khối lƣợng giảng dạy vƣợt đó sẽ đƣợc tính giờ thừa để thanh toán vào cuối năm học, hỗ trợ về học phí, hỗ trợ tiền làm khóa luận, luận văn, luận án cho cán bộ học SĐH trong nƣớc , mỗi cán bộ đi học SĐH sau khi hoàn thành đúng thời hạn và đạt bằng khá trở lên đƣợc nhà trƣờng hoàn tiền học phí và hỗ trợ tiền làm luận án đối với bằng thạc sỹ là 5.000.000 đồng, tiến sỹ là 20.000.000 đồng . Ngoài ra một số cán bộ đi học tự túc ở nƣớc ngoài cũng đƣợc nhà trƣờng hỗ trợ, ví dụ nhƣ tiền vé đi về và một phần tiền sinh hoạt phí. Khuyến khích cán bộ đƣợc đào tạo SĐH ở nƣớc ngoài bằng ngân sách nhà nƣớc và từ nhiều nguồn học bổng khác.

Hàng năm, nhà trƣờng tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBGD ở trong và ngoài nƣớc. Khi các CBGD tham gia các hội nghị, hội thảo, tham gia học tập nghiên cứu ở nƣớc ngoài đều đƣợc nhà trƣờng xem xét tạo điều kiện cho tham gia và có chính sách hỗ trợ kinh phí nhƣ hỗ trợ tiền vé máy bay. Dự kiến năm 2010, trƣờng sẽ có khoảng 200 tiến sỹ và 20 tiến sỹ khoa học đƣợc thu nhận qua các nguồn khác nhau. Các hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ ở trong nƣớc cũng luôn đƣợc nhà trƣờng chú trọng, nhƣ mở các hội nghị, hội thảo về KHCN để các giảng viên tham gia trình bày báo cáo khoa học.

Trƣờng khuyến khích cán bộ trẻ tự học ngoại ngữ và có biện pháp hỗ trợ về tài chính nếu nhƣ đạt chứng chỉ TOEFL 550 và IELTS 6.0 trở lên đƣợc thanh toán lệ phí thi lấy chứng chỉ.

* Nâng cao kỹ năng giảng dạy cho đội ngũ CBGD

Nhà trƣờng luôn chú trọng việc khuyến khích các giảng viên chú trọng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, sử dụng có hiệu quả các thiết bị giảng dạy hiện đại. Hình thức sinh hoạt chuyên môn, dự giờ giảng trên lớp để đóng góp, rút kinh nghiệm về nội dung và phƣơng pháp giảng dạy đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên ở các khoa, trung tâm. Nhà trƣờng đã cử nhiều đoàn và

nhiều cán bộ tham gia các lớp học về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở trong và ngoài nƣớc. Nhiều nghiên cứu nghiên cứu, báo cáo nghiên cứu khoa học về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đại học công nghiệp hà nội trong thời kỳ hội nhập luận văn ths 2015 (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)