Xác định các tiêu chí phát triển đội ngũ giảng viên trong các trƣờng đạ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đại học công nghiệp hà nội trong thời kỳ hội nhập luận văn ths 2015 (Trang 33 - 40)

trƣờng đại học

Để đánh giá chất lƣợng giảng viên trong trƣờng đại học, chúng ta không thể căn cứ vào duy nhất một số liệu thống kê nào, một tiêu chí cụ thể riêng biệt nào. Bởi vì, do đặc trƣng nghề nghiệp của giảng viên trong trƣờng

đại học đòi hỏi họ phải hội tụ nhiều yếu tố, nhiều khả năng khác nhau để bảo đảm chất lƣợng giáo dục – đào tạo của nhà trƣờng. Vậy nên, căn cứ vào đặc trƣng nghề nghiệp, nhu cầu đòi hỏi của xã hội về chất lƣợng nguồn nhân lực mà nhà trƣờng cung ứng cũng nhƣ căn cứ vào đặc trƣng của thời đại chúng ta có thể xác định một số tiêu chí cơ bản sau đây để đánh giá về chất lƣợng giảng viên trong trƣờng đại học.

2.2.2.1. Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý

Đây là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá chất lƣợng giảng viên trong trƣờng đại học. Nhìn chung, xét về trình độ, giảng viên trong các trƣờng đại học thƣờng có trình độ chuyên môn cao hơn hẳn so với giảng viên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp khác. Nguyên nhân là do đòi hỏi của công việc buộc các giảng viên đại học phải nỗ lực chủ động nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu truyền thụ kiến thức cho sinh viên. Mặt khác, do chủ trƣơng về chuẩn hóa trình độ đội ngũ giảng viên cũng luôn đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng chú ý quan tâm đƣa vào kế hoạch, chủ trƣơng cụ thể của nhà trƣờng. Tuy nhiên, nếu so sánh về tỉ lệ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, đạt chuẩn trong các trƣờng đại học của Việt Nam nói chung so với thế giới vẫn là thấp và chƣa hoàn toàn đáp ứng đƣợc yêu cầu về tiêu chí này.

Bên cạnh trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo quản lý của bộ phận giảng viên làm công tác lãnh đạo cũng là một yếu tố đặc biệt quan trọng nằm trong hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lƣợng giảng viên . Hầu hết các giảng viên làm công tác quản lý, lãnh đạo đều trải qua các khóa đào tạo về quản lý nhà nƣớc, quản lý giáo dục, lý luận chính trị…..song việc ứng dụng tri thức quản lý vào thực tiễn hoạt động quản lý giáo dục – đào tạo lại là một vấn đề. Nó phụ thuộc vào kinh nghiệm, sự mẫn cảm nghề nghiệp, tính quyết

đoán và tinh thần chịu trách nhiệm, khả năng lôi cuốn… của các giảng viên lãnh đạo.

1.2.2.2. Phương pháp sư phạm

Phƣơng pháp sƣ phạm là một đòi hỏi phản ánh sự khác biệt giữa giảng viên làm công tác giảng dạy với giảng viên làm việc trong các lĩnh vực khác. Phƣơng pháp sƣ phạm cho phép tạo ra những con đƣờng ngắn nhất, hiệu quả nhất trong việc truyền thụ kiến thức cho sinh viên của các giảng viên đại học. Phƣơng pháp sƣ phạm là cách thức truyền thụ tri thức, nó phản ánh chính xác nhất và tập trung nhất năng lực nghề nghiệp của giảng viên đại học. Phƣơng pháp sƣ phạm của giảng viên đại học càng tốt thì hiệu quả và động lực học tập của sinh viên càng cao qua đó phản ánh một cách rõ ràng về chất lƣợng lao động của giảng viên. Phƣơng pháp sƣ phạm đòi hỏi giảng viên không chỉ truyền thụ tri thức hiệu quả, nhanh nhất, ngắn nhất, đơn giản nhất mà còn khuyến khích tƣ duy độc lập, sáng tạo và khả năng ứng dụng tri thức hiệu quả của sinh viên.

1.2.2.3. Đạo đức, tác phong nghề nghiệp

Hoạt động giáo dục- đào tạo là một hoạt động liên quan đến con ngƣời. Hơn thế, nó còn là hoạt động liên quan tới sự phát triển tƣơng lai của xã hội. Bởi vậy, yêu cầu về đạo đức, tác phong nghề nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực này. Yêu cầu đó dù pháp luật chƣa dự tính và quy định sẵn nhƣng bản thân nghề nghiệp đã đòi hỏi đạo đức, tác phong nghề nghiệp là một tiêu chí sẵn có, mặc nhiên đối với giảng viên trong trƣờng đại học. Sự vi phạm đạo đức, sự tắc trách quan liêu, thiếu dân chủ, lãng phí thời gian…đều làm giảm hiệu quả công việc của giảng viên , ảnh hƣởng tới lợi ích của ngƣời học, chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Cho đến nay, dù chƣa có luật đạo đức nghề nghiệp nhƣng trên thực tế, tất cả các nguyên tắc đạo đức đối với công chức, giảng viên nói chung,

giáo viên nói riêng chính là những tiêu chí, cơ sở để đánh giá chất lƣợng giảng viên trong trƣờng đại học.

1.2.2.4. Tính tích cực nghề nghiệp

Tính tích cực nghề nghiệp chính là trạng thái tâm lý tốt của giảng viên trong thực thi nhiệm vụ, với nhiều biểu hiện cụ thể khác nhau nhƣ: say mê, chủ động, sáng tạo, khả năng thích nghi, thích ứng với các điều kiện, hoàn cảnh khách quan …. Tính tích cực nghề nghiệp là sự thống nhất giữa trạng thái tâm lý và hành động tích cực của ngƣời lao động trong quá trình thực hiện công việc nhằm đạt đƣợc kết quả tốt nhất theo mục tiêu, yêu cầu của cơ quan, đơn vị.

Với ý nghĩa đó, tính tích cực nghề nghiệp phản ánh giá trị đạo đức thông qua sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cũng nhƣ quản lý, lãnh đạo. (Cần mẫn thực hiện nhiệm vụ cùng với các tiêu chí nhƣ: tác phong làm việc linh hoạt, dân chủ; đạt tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm cao là những biểu hiện về tính tích cực nghề nghiệp giúp chúng ta đánh giá đƣợc chất lƣợng giảng viên ở các mức độ khác nhau trong công việc nhƣ: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ…). Nhƣ vậy, rõ ràng tính tích cực nghề nghiệp của giảng viên với các biểu hiện cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh khách quan khác nhau không chỉ phản ánh mà còn là biểu hiện cụ thể của đạo đức nghề nghiệp.

1.2.2.5. Khả năng nghiên cứu khoa học và ứng dụng - thực hành

Đây là một tiêu chí đánh giá tính bền vững về chất lƣợng của giảng viên trong các trƣờng đại học. Khả năng nghiên cứu khoa học và ứng dụng – thực hành phản ánh năng lực tự đào tạo của giảng viên, nó tạo ra động lực sáng tạo cho họ trong quá trình làm việc. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng

kiểm nghiệm tri thức chuyên môn nghiệp vụ, qua đó củng cố đúc rút kinh nghiệm, tạo ra tri thức mới và nâng cao tay nghề của bản thân.

Nói một cách cụ thể và trực tiếp nhất, giảng viên tại các trƣờng đại học có hai chức năng quan trọng, có tính chất cơ bản, đó là: giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ứng dụng – thực hành. Thực tiễn và lý luận đều chứng minh một cách rõ ràng rằng, nghiên cứu khoa học, ứng dụng – thực hành và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau. nghiên cứu khoa học tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp. Ngƣợc lại, công tác giảng dạy phản ánh kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm của hoạt động ứng dụng - thực hành. Do vậy, có thể khẳng định rằng, cùng với hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng – thực hành là thƣớc đo năng lực chuyên môn của giảng viên.

1.2.2.6. Trình độ ngoại ngữ và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ

Giáo dục - đào tạo, bản thân nó tạo ra sự phát triển đi lên của xã hội, đồng thời nó cũng bị chính sự phát triển xã hội lôi cuốn, tác động ảnh hƣởng tới rất mạnh mẽ. Tất cả là do tính quy định của thời đại. Trong thời đại hiện nay, toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão tạo ra sự bùng nổ về thông tin. Tri thức vì thế ngày càng trở nên phong phú. Con ngƣời không chỉ phải biết, phải hiểu về bản thân, dân tộc, nghề nghiệp của riêng mình mà còn cần phải có kiến thức đa chiều, đa diện rộng mở để hấp thụ tri thức của các quốc gia, dân tộc khác, nhằm thích ứng với tính chất phức tạp và đáp ứng hiệu quả công việc của mình. Muốn làm đƣợc điều đó, đòi hỏi mỗi ngƣời lao động phải vừa có trình độ ngoại ngữ, khả năng tiếp cận khoa học công nghệ để ứng dụng và đạt kiến thức chuyên sâu, rộng mở về lĩnh vực của mình. Yêu cầu này ngày càng trở thành tất yếu đối với giảng viên đang làm việc trong các trƣờng đại học khi mà họ

là lực lƣợng lao động chính trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho xã hội. Trình độ ngoại ngữ và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ cho phép giảng viên sàng lọc, phân loại thông tin, tiếp thu, cải biến và truyền thụ tri thức một cách hiệu quả, nâng cao trình độ, rút ngắn thời gian lao động, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, làm việc. Thế nên, đối với việc đào tạo – bồi dƣỡng, tuyển dụng, đánh giá chất lƣợng giảng viên trong các trƣờng đại học chúng ta cũng phải dựa trên tiêu chí về trình độ ngoại ngữ và khả năng tiếp cận khoa học – công nghệ.

1.2.2.7. Tinh thần tập thể

Tinh thần tập thể không phải là khái niệm trừu tƣợng, chung chung, nó là những biểu hiện cụ thể, là thái độ mà ngƣời lao động bộc lộ đối với sự phát triển đi lên của tập thể. Tập thể không phải là tổng cộng những cá nhân riêng lẻ. Tập thể là một chỉnh thể thống nhất về ý chí và hành động của tất thảy các thành viên trong mối quan hệ, tƣơng tác qua lại giữa họ. Mọi kết quả, thành tựu mà tập thể đạt đƣợc, suy cho cùng là sự nỗ lực phấn đấu và làm việc của các thành viên. Để tập thể đạt đƣợc kết quả lao động cao, mỗi thành viên không chỉ phấn đấu làm việc hăng say hết mình, vì lợi ích của chính họ mà còn vì sự phát triển của tập thể. Điều đó, đòi hỏi mỗi cá nhân phải hội tụ ba yêu cầu trong tinh thần làm việc: Một là, làm việc vì chính bản thân mình; Hai là, làm việc vì tập thể; Ba là, hỗ trợ công việc cho các đồng nghiệp vì lợi ích giữa các cá nhân và gắn liền với lợi ích chung của tập thể.

Nhƣ vậy, tinh thần tập thể là thái độ tích cực trong xây dựng tập thể thông qua việc hoàn thành công việc của tập thể. Ngƣời có tinh thần tập thể luôn biết gắn liền, phối hợp, điều hòa lợi ích của cá nhân với lợi ích chung của tập thể, biết tìm kiếm lợi ích của bản thân trong việc bảo đảm lợi ích tập

thể; Họ luôn lấy mẫu số chung là lợi ích tập thể làm động lực và điều kiện bảo đảm lợi ích cá nhân.

Nhìn rộng ra, tinh thần tập thể xét theo bản chất của nó không thuần túy chỉ là tinh thần, thái độ của cá nhân đối với tập thể mà nó chính là thái độ, hành vi ứng xử giữa cá nhân với cá nhân. Nó đòi hỏi các cá nhân phải biết hợp tác với nhau, đấu tranh với nhau để bảo đảm mang đến một kết quả cao trong công việc. (Ví dụ: Lên án sự quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, lạm dụng tín nhiệm, chức vụ quyền hạn; Thực hiện tự phê bình và phê bình trong công tác; Giúp đỡ, hỗ trợ và hợp tác trong giải quyết công việc, cùng khắc phục khó khăn….).

Qua đó cho thấy, tinh thần tập thể hội tụ cả đạo đức, tác phong cũng nhƣ tính tích cực nghề nghiệp của ngƣời lao động. Với lý do đó, tinh thần tập thể là một tiêu chí, cơ sở để đánh giá chất lƣợng giảng viên trong các trƣờng đại học ở nƣớc ta hiện nay.

1.2.2.8. Hiểu biết chính trị - xã hội và mức độ tín nhiệm (uy tín)

Nếu nhƣ các tiêu chí nhƣ: trình độ chuyên môn, năng lực quản lý; phƣơng pháp sƣ phạm; đạo đức, tác phong nghề nghiệp; tính tích cực nghề nghiệp; khả năng nghiên cứu khoa học và ứng dụng – thực hành; trình độ ngoại ngữ và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ; tinh thần tập thể là những tiêu chí cần thì hiểu biết chính trị - xã hội và mức độ tín nhiệm (uy tín) lại là tiêu chí đủ, nó bảo đảm chất lƣợng và sự hoàn thiện của giảng viên trong trƣờng đại học.

Sự tác động của giảng viên lên các đối tƣợng giáo dục – đào tạo không chỉ là sự tác động về mặt kiến thức chuyên ngành, nghề nghiệp mà còn là sự tác động về mặt nhận thức, tƣ tƣởng, lối sống, ý thức dân tộc, tinh thần lao động, làm chủ cuộc sống, làm chủ thời đại… Hay nói một cách khác, đó là sự tác động toàn diện lên các đối tƣợng giáo dục.

Sự tác động này có thể theo chiều hƣớng tích cực làm cho các đối tƣợng đƣợc giáo dục trở nên ngày càng hoàn thiện có đủ năng lực tri thức, kỹ năng, làm chủ mọi tình huống để tham gia vào lực lƣợng lao động xã hội. Mặt khác, sự tác động này cũng có thể theo chiều hƣớng tiêu cực khiến cho các đối tƣợng đƣợc giáo dục có những nhận thức lệch lạc. Muốn giáo dục có đƣợc những sản phẩm tốt, các chủ thể giáo dục ngoài kiến thức, phƣơng pháp, lòng nhiệt tình…còn phải có sự hiểu biết về chính trị - xã hội và uy tín cao. Đây là những nhân tố một mặt giúp các chủ thể định hƣớng đúng đắn về nghề nghiệp và sứ mệnh của mình, giúp họ vững vàng hơn trƣớc những biến cố của thời đại, những khó khăn bất cập, tiêu cực trong nghề nghiệp; mặt khác, giúp họ trở thành động lực, là những tấm gƣơng để các đối tƣợng đƣợc giáo dục lấy làm khuôn mẫu và động lực học tập, rèn luyện, phấn đấu.

Từ những sự phân tích ở trên, xuất phát từ tính phức tạp của công việc cũng nhƣ vai trò, tầm ảnh hƣởng của giảng viên trong trƣờng đại học đối với sinh viên và xã hội nói chung chúng ta thấy, trong điều kiện hội nhập quốc tế, trƣớc những biến chuyển phức tạp của thời đại có thể khẳng định rằng sự hiểu biết về chính tri – xã hội và uy tín là những tiêu chuẩn để xem xét đánh giá về chất lƣợng của lực lƣợng lao động này.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đại học công nghiệp hà nội trong thời kỳ hội nhập luận văn ths 2015 (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)