Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Trƣờng ĐHCNHN

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đại học công nghiệp hà nội trong thời kỳ hội nhập luận văn ths 2015 (Trang 56 - 58)

HN

Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội là trƣờng đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, đƣợc thành lập theo Quyết định số 315/2005/QĐ-TTg ngày 02/12/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ, trên cơ sở Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Là trƣờng có truyền thống đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh tế và công nhân kỹ thuật lâu năm nhất Việt Nam và là một trong những trƣờng trọng điểm quốc gia trong hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề với lịch sử 118 năm xây dựng và trƣởng thành. Tiền thân của Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội là Trƣờng Chuyên nghiệp Hà Nội thành lập ngày 10/08/1898 và Trƣờng Chuyên nghiệp Hải Phòng thành lập ngày 29/08/1913.

Lịch sử hình thành và phát triển Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội trải qua các mốc lịch sử sau:

- Ngày 10/08/1898 Trƣờng Chuyên nghiệp Hà Nội đƣợc thành lập theo Quyết định của Phòng Thƣơng mại Hà Nội, trụ sở tại số 2F Quang Trung - thành phố Hà Nội. Năm 1931 đổi tên thành Trƣờng Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội.

- Ngày 29/08/1913 Trƣờng Chuyên nghiệp Hải Phòng đƣợc thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dƣơng, trụ sở tại Phố Máy tơ - thành phố Hải Phòng. Năm 1921 đổi tên thành Trƣờng Kỹ nghệ Thực hành Hải Phòng.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) hòa bình lập lại ở Miền Bắc, Trƣờng Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội và Trƣờng Kỹ nghệ Thực Hành Hải Phòng đƣợc thành lập lại.

Năm 1955 Trƣờng Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội đƣợc thành lập lại với tên gọi Trƣờng Kỹ thuật Trung cấp I, và khai giảng khóa đầu tiên vào ngày 15/02/1955. Năm 1962 đổi tên thành trƣờng Trƣờng Trung cao cấp Cơ điện Hà Nội. Năm 1966 đổi tên thành trƣờng Trƣờng Trung học Cơ khí I. Năm 1993 lấy lại tên cũ là Trƣờng Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội.

Năm 1956 Trƣờng Kỹ nghệ Thực Hành Hải Phòng thành lập lại với tên gọi Trƣờng Công nhân Kỹ thuật Hải Phòng, khai giảng khóa đầu tiên vào tháng 03/1956, sau đó đổi tên thành Trƣờng Công nhân Kỹ thuật I.

- Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Trƣờng Trung cao cấp Cơ điện Hà Nội sơ tán lên xã Thanh Vân - Tam Dƣơng - Vĩnh Phú(nay là tỉnh Vĩnh Phúc), Trƣờng Công nhân Kỹ thuật I sơ tán lên xã Tân Dĩnh - Lạng Giang - Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang). Sau ngày Miền Nam hoàn toàn đƣợc giải phóng, đất nƣớc đƣợc thống nhất, để khắc phục hậu quả chiến tranh và kiến thiết xây dựng đất nƣớc, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, Chính phủ cho phép Trƣờng Công nhân Kỹ thuật I chuyển về xã Minh Khai - Từ Liêm - Hà Nội (1986), Trƣờng Kỹ nghệ Thực Hành Hà Nội chuyển về xã Tây Tựu - Từ Liêm - Hà Nội (1991) để thuận lợi cho công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc xây dựng và đổi mới đất nƣớc.

- Ngày 22/04/1997, Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp (này là Bộ Công Thƣơng) ký Quyết định số 126/QĐ-BCN hợp nhất hai trƣờng: Công nhân Kỹ thuật I và Kỹ nghệ Thực Hành Hà Nội, lấy tên là Trƣờng Trung học Công nghiệp I.

- Ngày 28/05/1999, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 126/QĐ-TTg thành lập Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở Trƣờng Trung học Công nghiệp I.

- Ngày 02/12/2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 315/QĐ-TTg thành lập Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Lịch sử nhà trƣờng đã bƣớc sang một trang mới với những cơ hội và thách thức mới, những nhiệm vụ to lớn hơn.

Đến nay, Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ…

Trƣờng gồm 03 cơ sở đào tạo, 02 cơ sở tại Hà Nội và 01 cơ sở tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với tổng diện tích 50 ha, quy mô đào tạo trên 40.000 học viên, học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên đại học công nghiệp hà nội trong thời kỳ hội nhập luận văn ths 2015 (Trang 56 - 58)