Thực trạng khu vực kinh tè ngoài quốc doanh (NQD) ở Hà Tây.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây (Trang 47 - 53)

- Cơ sở vât chất kỹ thuât và kết cấu ha tầng:

2.1.2.Thực trạng khu vực kinh tè ngoài quốc doanh (NQD) ở Hà Tây.

Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ban hành ngày 21/12/1990 đã tạo cơ sở chính trị, pháp lý cho sự phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, là một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế ờ nước ta. Sau hơn tám năm thi hành, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hai luật trên đã bộc lộ những nhược điểm và bất hợp lý cần được bộ sung sửa đổi.

Ngày 12/6/1999 quốc hội khoá X kv họp thứ 5 đã thông qua Luật Doanh nghiệp thay thế Luật Công ty (sửa đổi) và Luật doanh nshiệp tư nhân (sửa đổi). Và tiếp đó Chính phủ ban hành một số vãn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Sau hơn 2 năm thi hành luật doanh nghiệp, (trên phạm vi cả nước) đã có 35.000 doanh nghiệp mới được thành lập với tổng số vốn đăng ký là 4 tý USD, các doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho trên 700.000 lao động, nãng tổng số lao động các doanh nghiệp dân doanh đang sử dụng, tính đến thời điểm hết năm 2002 là trên 1,6 triệu người, tương đương với số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước và gấp 4,5 lđn số lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.

Ở Hà Tây, trong thời gian vừa qua, khư vực kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh mẽ về số lượng, đa dạng về loại hình kinh doanh, đa dạng về ngành nghề và đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Có thể thấy rõ thực trạng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh qua từng mặl như sau:

- Về số lượng.

Theo số liệu thống kê, tính đến hết ngày 31/12/2002, trên địa bàn tỉnh đã có 1293 cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh (bao gồm: 71 công ty cổ phđn, 558 công ty trách nhiệm hữu hạn, 339 doanh nghiệp tư nhân, 253 hợp tác xã, 72 tổ hợp tác) 15.827/133.382 hộ cá thể kinh doanh đã đăng ký kinh doanh hoạt động với tổng số vốn đã đăng ký là: 2.950.821 triệu đồng. Trong đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.615.821 triệu đồng chiếm 54,7%; hộ cá thể kinh doanh: 1.335.000 triệu đồng chiếm 45,3%-

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt phát triển mạnh kể từ khi Nhà nước ban hành luật doanh nghiệp (1999) cùng với việc thực hiện bãi bỏ 84 loại 'giấy phép con" trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh theo quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 va nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 chỉ Lính riêng 2 năm (2001 - 2002) trên địa bàn tỉnh Hà Tây đã có

thêm 41.537 hộ cá thể bằng 45,2% và 387 doanh nghiệp bằng 56,9% so với cả thời gian trước cộng lại. Trong các loại hình doanh nghiệp, công ty, trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh nhất. Năm 1992 toàn tỉnh có 53 công ty TNHH, 133 doanh nghiệp iư nhún đến nay (2002) có 558 công ty TNHH, 339 doanh nghiệp tư nhân táng 10 lần và 2,5 lần.

Biểu 1: lượng doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể kinh doanh qua các năm

Loại hình ĐVT 1998 1999 2000 2001 2002

Hộ cá thể KD (số điều tra) Hộ 77.858 83.666 91.845 97.140 133.382

Doanh nghiệp NQD DN 263 315 680 704 1293

Nguồn [6] Các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ hầu khắp các địa bàn trong tỉnh. Tuy nhiên số lượng phân bố đổng đều giữa các huyện thị. Qua số liệu điều tra cho thấy, nhìn chung số lượng chủ yếu tập trung ở 2 thị xã lớn (Sơn Tây, Hà Đỏng) và các huyện có điều kiện thuận lợi về giao thông và vốn có nghề truyền thống như: Chương Mỹ, Thạch Thất, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên.

Biểu 2: Số lượng các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phân theo địa bàn hoạt động.

Địa bàn huyện thị

S ố doanh nghiệp ngoài quốc doanh Số hộ cá thể KD

DNTN TNHH CP HTX Tổ hợp tác Sô' hộ theo điều tra Sô'hộ đã ĐKKD T ổng cộng 339 558 71 253 72 133.382 15827 1 Hà Đ ỏng 66 154 13 24 8 8607 2589 2 Sơn T ây 41 34 12 5 - 5210 2061 3 T hanh Oai 16 30 8 14 1 14374 648 4 ứng Hoà 16 13 - 11 - 11633 953 5 T hường Tín 33 27 4 11 1 11736 978 6 Phú Xuyên 14 18 3 10 - 12730 1043 7 M ỹ Đức 11 17 1 13 13 7797 882 8 C hương Mỹ 44 72 7 29 32 15701 915 9 Quốc Oai 14 28 5 12 3 9061 7073 10 Hoài Đức 19 57 6 51 8 9500 ỉ 350 11 Đan Phượng 27 35 4 32 3 7130 594 12 Phúc Thọ 8 4 1 17 - 7352 940 13 Thạch Thất 22 46 3 13 - 6381 750 14 Ba Vì 8 23 4 7 3 6170 1051 Nguồn [4]

- Vổ cơ cấu ngành nghề.

Với đặc điểm quy mô nhỏ, vốn ít dễ thích nghi trong cơ chế thị trường, kinh tế ngoài quốc doanh đã làm nên một bức tranh hết sức đa dạng, phong phú về ngành nghề kinh doanh ở Hà Tây. Song có thể nói việc điều tra, phân loại, dánh giá một cách chính xác, chi tiết, cơ cấu từng nhóm ngành nghề là một việc làm gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Bời vì, trong cơ chế thị trường hầu hết các cơ sở kinh doanh đều thực hiện kinh doanh tổng hợp, dăng ký kinh doanh cùng lúc nhiều nsành nghề, sản xuất chủ yếu chạy theo sự khan hiếm trên thị trường do đó mang rất nhiều yếu tố tự phát và ngành nghề có sự thay đổi.

Qua số liệu của sở kế hoạch đầu tư tỉnh, cơ cấu ngành nghề kinh doanh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh khái quát như sau: Trên 75% cơ sở tập trung chủ yếu ở 2 lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ; các ngành như giao thông vận tải. xây dựng và một số ngành nghề khác chiếm không quá 25% cụ thể.

+ Đối với 1293 cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Ngành thương mại - dịch vụ có 591 doanh nghiệp chiếm 45,7%. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có 383 nhản dân chiếm 29,6%; ngành xây dựng có 216 doanh nghiệp chiếm 16,7%; vận tải có 52 doanh nghiệp chiếm 4,06%, còn lại các ngành khác có 51 doanh nghiệp chiếm 3,8%. [6]

+ Đối với 15.887 hộ cá thể kinh doanh đã đăng ký kinh doanh hoạt động: 79% số hộ (12.503) hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, còn 29% số hộ (3324) hoạt động trong lĩnh vực vận tải, xây dựng và các ngành khác. [6]

Như vậy, số cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phân bố không đổng đều giữa các ngành, các lĩnh vực.

- Về quy mô vốn.

Luật doanh nghiệp đã không quy định vốn pháp định là một điều kiện để thành lập doanh nghiệp, trừ một số doanh nghiệp đặc thù được quy định trong các luật chuyên ngành. Đây là một điểm mới của luật đã thực sự xoá bỏ các thủ tục phiền hà, hình thức, thực sự tạo cơ hội kinh doanh cho một số nhà đẩu tư có điều kiện sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc quy định như vậy không có nghĩa là không cần vốn văn thành lập được doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp phải đăng ký số vốn tự có khi thành lập và định kỳ báo cáo, cập nhật những thông tin vé vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh. Song thực tế ớ Hà Tày cho thấy (do nhiều nguyên nhân) thời gian qua cổng tác thám dịnh hổ

sơ đăng ký kinh doanh còn lỏng lèo, vốn đăng ký kinh doanh chỉ ỉà hình thức và nhiều cơ sở doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh không báo cáo, không cập nhật thông tin.

Do những thông thoáng của luật cùng với sự tăng lên về số lượng, quy mô vốn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây cũng tăng lên gấp bội.

+ Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ 45 doanh nghiệp (1992) với số vốn 11.025 triệu đồng đến nay (2002) đã có L293 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký ià 2950.821 triệu đồng tăng 28,7 lần về số lượng doanh nghiệp, tăng 267 lần vé vốn. [6]

Trong tổng số 1293 doanh nghiệp, có 857 doanh nghiệp (66,4%) vốn dưới 1 tỷ. 378 doanh nghiệp (29,4%) vốn từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ. 42 doanh nghiệp (3,3%) vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ, 7 doanh nghiệp (0,6%) vốn trên 10 tỷ. Trong 7 doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ, công ty cổ phần (6), công ty TNHH (1). [6]

Như vậy quy mô vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là dự vừa và nhỏ (95,8%). Đây cũng là điều phản ánh rõ tiền thâm của các doanh nghiệp là từ các hộ cá thể, tiểu chủ phát triển lên.

+ Đối với hộ cá thể kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy mô vốn của các hộ các thể kinh doanh rất đa dạng và rất khó xác định mức bình quân chung. Vì nhiều loại ngành nghề có nhu cầu vốn rất khác nhau. Nhưng nhìn chung thấp khoảng vài triệu đồng trên hộ. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực lượng vốn bình quân cao hơn - chẳng hạn trong tiểu thủ công nghiệp vốn khoản trên dưới 100 triệu đồng.

- Về quản lý Nhà nước.

Với mục tiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc thành lập doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp, luật doanh nghiệp đã chuyển trọng tâm sự quản lý của Nhà nước từ "Tiền kiểm” sang "hậu kiểm" thực hiện sự giám sát của Nhà nước cùng với xã hội công luận theo nguyên tắc minh bạch, công khai. Xuất phát từ mục tiêu đó, Chính phủ đã ban hành nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 về đăng ký kinh doanh. Theo quy định tại nghị định này, cơ quan dăng ký được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (thuộc sở kế hoạch đầu tư) gọi là phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, ở huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (trực thuộc UBND), gọi là phòng dăng ký kình doanh cấp huyện. Trong đó phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện có nhiệm vụ đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có nhiệm vụ đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Như vậy, chức năng quản lý Nhà nưóc đối vói các doanh nghiệp các hộ cá thể kinh doanh thuộc cơ quan đăng ký kinh doanh các cấp.

Thực tế ở Hà Tây cho thấy công tác quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tuy đã thu được rất nhiều kết quả song vẫn còn những hạn chế bất cập, cụ thể:

+ Số hộ cá thể đăng ký kinh doanh thấp so với tổng số hộ Iheo điều Ira. 15.827 hộ/133.382 bằng 11,8%. [6]

+ Công tác thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh còn hình thức đặc biết sự phối hợp với các cơ quan chức nũng (thuế - quản lý thị trường) quan lý sau đăng ký kinh doanh còn lỏng lẻo.

Đơn cử: Năm 2002 có 32 doanh nghiệp (2,4%) không tìm thấy địa chỉ, + Nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật trong sản xuất kinh doanh nhưng không kịp thời xử lý.

Tóm lại: Hệ thống quản lý Nhà nước từ tỉnh tới cơ sở đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn thiếu và yếu, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, đặc biệt công tác quản lý sau sau đăng ký kinh doanh còn buông lỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

* Đánh giá vai trò của khu vực kinh tếN Q D ở H à Tây.

- Những đóng góp chủ yếu

Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây thời gian vừa qua đã khơi dậy nguồn tiềm năng về đất đai tài sản, tiền vốn, sức lao động và trí tuệ, kinh nghiệm của mọi tầng lớp nhân dân vào sản xuất kinh doanh góp phẩn cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Những đóng góp của khu vực kinh tế này có thể khái quát như sau:

+ Đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động binh quân khoảng 20% so với tổng số lao động toàn tỉnh.

Cụ thể: [6] + Năm 1998: 161.143 người chiếm 16,9% + Năm 2000: 190.972 người chiếm 19,5%. + Năm 2002: 218.947 người chiếm 21,2%.

+ Tạo ra nhiều sản phẩm trong nước và xuất khẩu có giá trị cao góp phđn khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.

+ Huy động được nguồn vốn to lớn trong nhân dân vào sản xuất kinh doanh và đóng góp một phần đáng kể cho nguồn thu các ngân sách.

Như vậy, trong những năm qua, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế giải quyết việc làm, lãng thu ngân sách trên địa bàn tính.

- Những hạn chế và ;<hó khãn.

Bên cạnh những đóng góp to lớn trong thời gian qua, đánh giá tổng quan, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây còn có những hạn chế và khỏ khăn như sau:

Thứ nhất: Quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế biến nông sân thực phẩm còn ít, sản xuất chủ yếu chạy theo nhu cầu thị trường do đó mang nhiều yếu tố tự phát, hiệu quả sán xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn hạn chế.

Thứ hai: Sự hiếu biêì về chủ trương chính sách pháp luật của Đáng và Nhà nước, trình độ quàn lý kinh tế quản tri kinh doanh và tay nghể của chủ doanh nghiệp và người lao động còn thấp chưa tương xứng với yêu cầu thực tế.

Thứ ba: Sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng như vai trò của các đoàn thể xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực song nhìn chung mới dừng lại ở việc đề ra các chủ trương, chưa có các biện pháp cụ thể. Theo số liệu điều tra năm 2001 ở 394 doanh nghiệp chỉ có 42 doanh nghiệp có tổ chức chi bộ Đảng bằng 10,6% và 557 Đảng viên bằng 2,34% số lao động trong các doanh nghiệp có 50 doanh nghiệp có tổ chức cổng đoàn bằng 12,7% với số đoàn viên 6.634 người chiếm 21,3% số lao động trong các doanh nghiệp. [4]

Thứ tư: Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước từ tỉnh đến huyện đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn thiếu và yếu, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng. Đặc biệt sự phối hợp giữa các ngành chức năng quản lý sau đăng ký kinh doanh còn lỏng lẻo, chưa đáp ứng với tình hình phát triển của khu vực kinh tế này.

Thứ năm: Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn chậm và chưa làm được nhiều do vậy chưa có tác dụng khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển.

Tóm lai:

Tronghơn 10 năm qua (đặc biệt từ khi có Luật doanh nghiệp) khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đã huy động được một nguồn vốn to lớn của mọi tổng hợp dân cư vào đầu tư phát triển góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm thực hiện xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu ngủn sách trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, những kết quả chưa tưng xứng với tiềm năng ỉhực có của khu vực kinh tế này mà nguyên nhân chủ yếu là: Nhận thức chỉ đạo của các cấp các ngành còn nhiều hạn chế, đặc biệt công tác quản lý Nhà nước còn chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa tương xứng với yêu cầu thực tế.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây (Trang 47 - 53)