Số liệu thứ cấp: đƣợc tổng hợp từ các nguồn của Công ty Cổ phần Dầu khí Mekong: Số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, số liệu từ phòng Tổ chức nhân sự về số lƣợng nhân viên, trình độ học vấn… của nhân viên Công ty để làm cơ sở đề xuất giải pháp.
Số liệu sơ cấp: nguồn số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nhân viên tại các phòng ban của Công ty. Vì luận văn sẽ tiến hành trên cơ sở nghiên cứu mức độ hài lòng của nhân viên thông qua đánh giá mức độ cảm nhận của nhân viên nên cần phải tiến hành những cuộc phỏng vấn nhân viên và phân tích các số liệu đó.
a. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phƣơng pháp phân tầng (theo các phòng ban): với phƣơng pháp này, việc lựa chọn nhân viên trong Công ty để phỏng vấn đƣợc chọn ngẫu nhiên tại tất cả các phòng ban trong công ty. Trong đó, số lƣợng nhân viên đƣợc chọn phỏng vấn trong mỗi phòng ban tỷ lệ với số nhân viên trong toàn công ty.
Phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng đƣợc sử dụng phổ biến vì nó có nhiều ƣu điểm hơn các phƣơng pháp khác. Theo phƣơng pháp này, mẫu đƣợc chọn có tính đại diện cho tổng thể cao hơn, giảm đáng kể sai số trong nghiên cứu, có thể chọn ít mẫu để tiết kiệm thời gian và chi phí.
b. Xác định cỡ mẫu:
Đó là việc xác định số phần tử đƣợc chọn ra từ tổng thể sao cho đảm bảo đại diện cho tổng thể góp phần tăng khả năng chính xác và mang ý nghĩa thực tế.
Thông thƣờng các nhà nghiên cứu trong thực tế thƣờng sử dụng cỡ mẫu bằng hoặc lớn hơn 100 mà không cần tính toán cỡ mẫu vì cỡ mẫu này đã thuộc
mẫu lớn bảo đảm cho tính suy rộng (Lƣu Thanh Đức Hải - Võ Thị Thanh Lộc, “Nghiên Cứu Marketing Ứng Dụng”, trang 196). Do đó, tác giả chọn cỡ mẫu 100 mẫu để nghiên cứu.
Với phƣơng pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nhƣ trên, từ bảng cơ cấu số lƣợng nhân viên tại các phòng ban trong công ty, tác giả phân bổ số lƣợng đáp viên nhƣ sau:
BẢNG 5: SỐ LƢỢNG MẪU PHÂN BỔ THEO PHÒNG BAN
(Nguồn: Phòng TCNS – Công ty cổ phần Dầu khí Mê Kông)