TÍNH CHẤT, VỊ TRÍ CỦA CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hiến pháp 2 (Trang 27 - 28)

Hiến pháp 1946: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của tồn quốc

Hiến pháp 1959: Hội đồng chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt nam dân chủ cộng hồ

Hiến pháp 1980: Hội đồng bộ trưởng là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Hiến pháp 1992: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt nam.

*Tính chất: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Quốc hội lập

ra chính phủ để triển khai, tổ chức chỉ đạo, thực hiện những vấn đề quan trọng của đất nước.

- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội cĩ trách nhiệm phải cụ thể hố hiến pháp, luật, các nghị quyết của Quốc hội thành những văn bản dưới luật, đồng thời bàn biện pháp, phân cơng, chỉ đạo thực hiện, biến những quy định trong hiến pháp các luật, nghị quyết của Quốc hội thành hiện thực

- Chính phủ là cơ quan điều hành và quản lý nhà nước, chính phủ nắm nhân lực, vật lực cũng như những tiềm năng khác của đất nước.Thống nhất quản lý Nhà nước để sử dụng hợp lý các nguồn lực đĩ. Vì vậy tính

chấp hành gắn với hoạt động quản lý Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động chủ yếu, là chức năng của chính phủ.

+ Đặc điểm hoạt động quản lý hành chính Nhà nước của chính phủ: Hoạt động quản lý hành chính nhà nước của chính của chính phủ bao trùm lên tồn bộ xã hội và đối với tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế, trên tất cả các lĩnh vực…

Hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước khác phải phù hợp với hoạt động quản lý của chính phủ.

Những năm gần đây, vị trí, tính chất của chính phủ cĩ sự thay đổi theo xu hướng: Chính phủ ngày càng thực sự là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất.

Hiện nay chính phủ đang chuyển từ quản lý trực tiếp các đơn vị kinh tế sang quản lý hành chính. Về kinh tế tầm vĩ mơ, xác định rõ chức năng và đổi mới sự phân cấp, tiếp tục điều chỉnh hợp lý tổ chức của bộ, các cơ quan thuộc chính phủ và cải cách thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hiến pháp 2 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w