5 Thói quen biêt bảo vệ, sử dụng, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
3.2.1. Với nhà trường và các cấp quản lí
- Nhà trường và các cấp quản lí cần phải quan tâm và cần thật sự sát sao hơn nữa đến việc tổ chức, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo
dục đạo đức của giáo viên tại các lớp học, thống nhất các phương pháp, hình thức dạy học sao cho việc giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao nhất. - Đầu tư hơn nữa về cơ sở yật chất, mua sắm thêm trang thiết bị đồ dùng
để dạy học và kết hợp với các phương tiện dạy học hiện đại, xây dựng bài giảng điện tử, bổ sung chuyện tranh máy chiếu....
- Các giáo viên thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, khuyễn khích sự sáng tạo của giáo viên trong các hoạt động dạy bằng cách tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên với sự sáng tạo đồ dùng đồ chơi, tạo điều kiện hơn nữa cho giáo viên dự nhiều giờ dạy mẫu với những hình thức dạy học mới.
- Ban giám hiệu nhà trường cần chăm lo hơn nữa đến đời sống của giáo viên cả về vật chất lẫn tinh thần. Cụ thể như: Tăng mức lương, tiền thưởng, quan tâm đến đòi sống gia đình của từng thành viên, động viên chị em yên tâm công tác để mỗi giáo viên có thể toàn tâm toàn ý với công tác giáo dục.
- Nâng cao đội ngũ giáo viên, tuyển dụng thêm nhiều giáo viên để giảm nhẹ áp lực công việc cho các giáo viên ở từng lớp.
3.2.2. Với giáo viên mầm non.
* Gtáo viên phối hạp với phụ huynh phải công bằng, công khai với trẻ.
Lứa tuổi mẫu giáo, trẻ đã có ý thức bản ngã của riêng mình. Giai đoạn này trẻ biết đánh giá và tự đánh giá cao.
Trẻ đánh giá hành vi, thái độ của người xung quanh. Đó là hành vi đúng hay sai, tốt hay xấu, có được mọi người tán thành hay không. Đồng thời trẻ cũng tự đánh giá những việc làm của bản thân theo những nhận xét và đánh giá của người khác.
Vì thế giáo ciên phải luôn công bằng, công khai với tất cả các trẻ trong lớp. Từ quá trình dạy học đến chăm sóc phải đảm bảo các trẻ được đối xử như nhau. Bên cạnh đó cũng cần đưa ra những lời khen chê đúng người, đúng việc và đúng lúc.
5 4
Trẻ đặt niềm tin vào giáo viên, nên nếu giáo viên không làm được điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự ti vào bản thân, cảm thấy mặc cảm khi cô quan tâm, yêu thương và luôn đối xử tốt với một bạn nào đó trong lớp chỉ vì cô quý bạn đó hơn.
Ví dụ: Trong giờ chơi cô phát nhiều đồ chơi cho một bạn vì nhà bạn đó đóng góp nhiều tiền hơn.
Trường họp này cô đã gây tác động xấu đến trẻ. Trẻ không được cô quan tâm sẽ tự ti, mặc cảm. Đồng thời trẻ được cô quan tâm sẽ luôn coi mình là trung tâm, mình là nhất. Vì thế cô phải phân phát đồ chơi cho tất cả các cháu, các cháu sẽ vui chơi cùng nhau.
Cô phải công bằng, công khai với trẻ trong mọi tình huống. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần phối hợp với phụ huynh, đảm bảo công bằng, công khai với ttẻ trong tất cả các hoạt động khi ở nhà. Với em và với mọi người xung quanh, giáo dục cho trẻ hiểu là em thì sẽ được các anh, chị nhường nhịn hay anh, chị thì phải quan tâm, chăm sóc nhường nhịn em.
Có như vậy giáo viên mới nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.
* Giáo viên là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
Trẻ mẫu giáo lớn có tính bắt chước rất cao. Trẻ luôn học, nhìn và làm theo những hành động của người lớn đặc biệt là những người trẻ yêu thương.
Khi ở trường, cô giáo luôn là tấm gương để trẻ noi theo. Trẻ tin và nghe theo những gì cô dạy và được học từ cô, cả những hành động mà cô làm. Vì thế giáo viên phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
Giữa các giáo viên với nhau, các cô phải giao tiếp có vãn hóa, mọi mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên phải hòa đồng. Tôn trọng và tin tưởng nhau, về ăn mặc sao cho phù họp với đặc thù công việc và giản dị tránh diêm dúa, không họp hoàn cảnh.
Giữa cô và trẻ, cô phải ân cần, quan tâm trẻ. Luôn thể hiện tình yêu thương, chăm sóc trẻ chu đáo nhẹ nhàng.
Ví dụ: Khi trẻ chơi, cô đến bên trẻ chơi cùng trẻ.
Thòi gian của trẻ ở lớp là chủ yếu, vì thế trẻ sẽ học hỏi rất nhiều từ cô. Cô phải luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần phối hợp với phụ huynh để thống nhất nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ. Những người thân trong gia đình cũng phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo. Có như thế thì giáo dục đạo đức cho trẻ mới đạt hiệu quả cao.
* Giáo viên thường xuyên tổ chúc cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi.
Vui chơi đối với trẻ mẫu giáo lớn có ý nghĩa quan trọng. Vì thế giáo viên tại các trường mầm non nên thường xuyên tổ chức cho trẻ được tham gia các hoạt động vui chơi.
Qua vui chơi trẻ vừa được chơi vừa được học. Các trò chơi sẽ giúp trẻ thích thú và tiếp thu các kiến thức được học một cách nhanh nhất. Thông qua chơi trẻ được bộc lộ tính cách con người của chính mình.
Nhất là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Nó được coi là xã hội người lớn thu nhỏ, trẻ sẽ được đóng vai và thực hiện các công việc của người lớn theo những gì trẻ thấy và trẻ sáng tạo ra.
Giáo viên nên thường xuyên tổ chức cho trẻ được tham gia các hoạt động vui chơi. Thông qua đó giáo dục đạo đức cho trẻ. Giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn luật chơi, cách chơi cho ừẻ. Giáo dục cho trẻ chơi như thế nào là có đạo đức.
Ví dụ: Trẻ phải chơi đúng luật.
Trẻ biết đoàn kết với các bạn cùng chơi, không tranh giành đồ chơi của các bạn khác.
Trong quá trình chơi giáo viên cần tạo điều kiện cung cấp cho trẻ những đồ dùng, đồ chơi để trò chơi của trẻ được phong phú. Giáo viên cũng cần đa dạng hóa các trò chơi cho trẻ.
Sau mỗi trò chơi, giáo viên càn nhận xét kết quả và quá trình chơi của trẻ. Nhận xét đúng, khách quan. Giáo viên khuyến khích những bạn choi tốt và động viên những bạn chơi chưa tốt. Chỉ ra điểm đúng sai trong trò chơi của các bé.
Ví dụ: Sau khi trẻ chơi trò chơi đóng vai “ Bác sĩ khám bệnh”. Giáo viên phải chỉ ra được trong quá trình chơi bác sĩ đã ân cần với bệnh nhân chưa, có quan tâm đến bệnh nhân không, có sử dụng đúng đồ dùng của bác sĩ không?
* Giáo viên phối hợp với gia đình tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động lao động.
Một nội dung quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho ttẻ mẫu giáo lớn là giáo dục tính tự lập. Trẻ có thể tự làm những việc theo khả năng của mình.
Khi giáo dục đạo đức cho trẻ ở trường, giáo viên cần cho trẻ tham gia các hoạt động lao động hay tự làm những việc theo sức của trẻ. Các hoạt động lao động chỉ là những việc làm hết sức đơn giản như: Kê bàn khi ăn, chia bát cho
5 6
bạn, giúp cô lau bàn hay nhổ cỏ ở vườn hoa của trường, bỏ rác đúng nơi quy định.
Qua những hoạt động lao động đơn giản mà vừa sức ấy, trẻ được làm, được tự lập trong cuộc sống của chính mình. Nhất là những lời khen, lời động viên của cô giáo khi trẻ làm được một công việc nào đó. Trẻ sẽ thích, sẽ hứng thú các công việc lao động hàng ngày một cách tự nhiên mà không bị ép buộc.
Giáo viên cần phối hợp với gia đình trẻ, không chỉ cho trẻ tham gia các hoạt động ở trên lớp ở trường mà còn tạo điều kiện cho trẻ được tham gia lao động ở nhà. Các hoạt động như: Nhặt rau, quét nhà...Trẻ sẽ vui thích tham gia cùng.
Khi được lao động trẻ sẽ yêu lao động, biết trân ttọng những thành quả lao động và biết yêu người lao động.
Ví dụ: Bé cùng mẹ nấu cơm. Đen bữa cơm trẻ sẽ thấy vui khi mọi người ăn những món ăn mà mẹ cùng bé nấu. Trẻ sẽ thích và muốn được giúp mẹ nhiều hơn nữa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
l. Kết luân
•
Vấn đề giáo dục đạo đức hiện nay đang là điểm nóng không chỉ của ngành giáo dục mà của toàn xã hội. Thế hệ ttẻ đang có những xu hướng suy thoái về đạo đức, xuống cấp về lối sống, có lối sống buông thả, phóng đãng, ích kỉ, thiếu trách nhiệm... Đây là tình trạng đáng báo động mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đang tìm cách khắc phục, nhiệm vụ quan trọng nhất là thuộc về các cấp học. Nhà trường không chỉ cung cấp cho trẻ những kiến thức mà phải giáo dục trẻ đạo đức làm người, kiên trì bồi đắp cho học sinh lòng nhân ái, tính trung thực, tinh thần tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, biết trọng đạo lí và sống có kỉ luật. Việc giáo dục này phải diễn ra ngay từ lứa tuổi mầm non. Giai đoạn trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách sau này của trẻ. Tại các sơ sở giáo dục mầm non đã sử dụng đa dạng các phương tiện, phương pháp và hình thức khác nhau để thực hiện giáo dục đạo đức cho trẻ.
Việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tinh Vĩnh Phúc đã đạt đucợc hiệu quả. Nhờ có sự hợp tác thống nhất quan điểm giáo dục đạo đức giữa nhà trường, giáo viên và gia đình trẻ. Sự cố gắng, nỗ lực giảng dạy của các giáo viên mầm non. Các giáo viên đã sử dụng đa dạng các phương tiện, phương pháp và hình thức khác nhau để thực hiện giáo dục đạo đức cho trẻ.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại những khó khăn ừong việc giáo dục đạo đức tại các cơ sở trên.Như tỉ lệ giáo viên có trình độ cao đẳng và trung cấp vẫn còn chiếm tỉ lệ gần 20%. Sự phối hợp giữa giáo viên, Ban giám hiệu và gia đình trẻ đã có nhưng chưa cao. Việc vận dụng các phương pháp và hình thức của giáo viên cơ sở còn chưa hợp lí.
Một số giáo viên còn chưa nắm vững được tâm lí trẻ, và nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn. Bên cạnh đó ừong quá trình giáo dục trẻ còn chưa hứng thú với tiết dạy của cô.
2. Kiến nghị
Từ thực ttạng giáo dục đạo đức cho ttẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non khu yực thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc tôi xin đề xuất một số kiến nghị với hy vọng sẽ khắc phục được những hạn chế còn tồn tại trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại các cơ sở trên.
2.1. về phía trường mầm non
- Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, thông qua các lớp học đạo tạo từ xa, các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các cuộc thi nghiệp yụ giao lưu giữa các trường.
- Ban giám hiệu nhà trường càn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức hiện nay để nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.
5 8
- Ban giám hiệu nhà trường cần phải thật sự sát sao trong việc tổ chức, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo trong trường.
- Ban giám hiệu nhà trường càn liên hệ chặt chẽ với gia đình trẻ hơn nữa. Thống nhất về nội dung phương pháp giáo dục trẻ nói chung và giáo dục đạo đức cho trẻ nói riêng.
- Ban giám hiệu nhà trường càn xây dựng môi trường sống và học tập lành mạnh cho trẻ. cần huy động nguồn lực vật chất từ các cơ quan đoàn thể, các cá nhân trong xã hội để xây đựng cơ sở yật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho ừẻ ừong trường.
2.2. về phía giáo viên
- Giáo viên cần năng động, sáng tạo hơn nữa trong công tác giảng dạy. Nên tìm hiểu, áp dụng các quan điểm dạy học mới hiện nay vói mục tiêu coi người học là trung tâm. Giáo viên chỉ là người đưa ra yêu cầu, hướng dẫn và gợi ý ttẻ.
- Luôn luôn rèn luyện bản thân, để ttở thành khuân mẫu, gương chuẩn mực cho trẻ noi theo.
- Vận dụng nhiều hơn nữa các phương pháp và hình thức thích họp trong giáo dục đạo đức cho trẻ.
- Giáo viên nên giao tiếp vói trẻ một cách thân thiện, gần gũi và tự nhiên, tạo cho ttẻ tâm lí thoải mái khi tham gia vào hoạt động.
- Giáo viên cần nắm vững đặc điểm phát triển tình cảm đạo đức của trẻ để lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp.
2.3. về phía gia đình trẻ
- Có sự hợp tác hơn nữa với giáo viên và nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ.
để cho trẻ noi theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng
tới tương lai- vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
ttio.
2. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy (2000), Giáo dục học đại cương,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, trl2.
3. Nguyễn Ánh Tuyết - “ Giáo dục mầm non những vấn đề lỉ luận và thực tiễn” - NXB đại đọc sư phạm, 2004
4. Francois jullien (2013) , Xác lập cơ sở cho đạo đức, Nxb lao động. 5. Tạp chí của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phạm Khắc Chương (1997), Comenxkỉ ông tổ của nền sư phạm cận đại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr73.
7. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy (2000), giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội, trl2.
8. Ngô Công Hoàn (2006), Giá trị đạo đức và giáo dục đạo đức cho frẻ em
lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Sư phạm.
9. Lê Đức Trung (2006), 88 cách rèn luyện thói quen tốt cho trẻ em từ 0-6
tuổi, Nxb Lao động - xã hội.
10. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Tạp chí giáo dục mầm non ( số 2, số 3, số 4)
11. Nguyễn Văn Tuân(1997), “ Sự hình thành các giá trị đạo đức cho trẻ 5-
6 tuổi”, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
12. Lương Thị Thủy(2013) , Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi thông qua tiết học cho trẻ làm quen với thơ và truyện, Khóa luận
tốt nghiệp.
13. Nguyễn Ngọc Bích(2013), Giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ 5- 6 tuổi
6 0
trường mầm non Hoa Quỳnh Chỉểng Bôm- Thuận Châu- Sơn La thông
qua việc giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích, Khóa luận tốt nghiệp.
14. Đinh Văn Vang - “ Giáo trình giáo dục học mầm non” - NXB giáo dục, 2008
15. Trần Bá Hoành, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa, NXBĐHSP,2005.
16. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt(1987), Giáo dục học, Tập 2, Giáo trình trường ĐHSP, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Đào Thanh Âm- Trịnh Dân- Nguyễn Thị Hoài- Đinh Văn Vang (2005),
Giáo dục mầm non (tập 2), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 2005.
18. Phạm Thị Châu-Nguyễn Thị Oanh-Tràn Thị Sinh - “Giáo dục học mầm non” - NXB đại học quốc gia Hà Nội, 2006.
19. Th.s Nguyễn Thị Thanh Hương - “Tuyển tập các bài viết về giáo dục
mầm non” - Tâp II - Trường c ĐSP Mau giáo Tw 3 - NXB giáo dục,
2006
20.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kì II ( 2004
- 2007) - Quyển 2 - Vụ giáo dục mầm non - NXB Hà Nội, 2005