Chuẩn bị cho tiết dạy tại phòng học bộ môn 1.Giáo viên:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm_Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý phòng học bộ môn Hóa học THPT (Trang 32 - 37)

1.Giáo viên:

- Trước hết trong buổi dạy đầu tiên ( đặc biệt là với học sinh khối 10) tại phòng học bộ môn, giáo viên cần:

+ Sắp xếp lại sơ đồ chỗ ngồi cho học sinh một cách hợp lí, phân công nhóm trưởng, thư kí.

+ Cho học sinh học nội qui phòng học bộ môn, các qui tắc khi làm thí nghiệm đặc biệt là với axit đặc, với ngọn lửa đèn cồn...

+ Dạy học sinh các thao tác làm thí nghiệm, cách thu dọn dụng cụ thí nghiệm, cách rửa ống nghiệm….

- Với bài dạy máy chiếu không có thí nghiệm, giáo viên cần đến sớm hơn ít nhất 5 phút để mở và khởi dộng máy chiếu, chuẩn bị bảng phụ….

- Với bài dạy có thí nghiệm, giáo viên cần phối hợp với nhân viên thiết bị thí nghiệm và nên cùng một vài học sinh mỗi lớp chuẩn bị thí nghiệm và cùng làm trước để kiểm tra mức độ thành công của thí nghiệm, làm được như vậy tiết dạy được chuẩn bị tốt hơn nữa còn góp phần đào tạo

được đội ngũ phụ tá phòng thí nghiệm, những em này lại có trách

nhiệm dạy các em khác các kĩ năng làm thí nghiệm trong giờ học.

- Điều quan trọng là khi soạn giáo án mỗi giáo viên nên dự đoán những tình huống khó khăn có thể xảy ra trong giờ dạy để từ đó có phương án hợp lí, tốt nhất giải quyết khó khăn.

- Trong giờ dạy, giáo viên tuyệt đối phải bao quát được lớp, đặc biệt là khi học sinh làm thí nghiệm.

1. Học sinh:

- Học sinh ngồi theo sơ đồ được phân công của giáo viên, làm việc theo nhóm dưới sự phân công của nhóm trưởng.

- Học thuộc nội qui phòng bộ môn.

- Nắm chắc các qui tắc khi làm thí nghiệm, tuân thủ các qui trình mà giáo viên đưa ra trong mỗi bài dạy.

- Học sinh đến phòng học bộ môn sớm hơn giờ học ít nhất 2 phút.

PHẦN IV

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT VÂN TẢO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.

NỘI QUY PHÒNG HỌC BỘ MÔN

.

Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả phòng bộ môn các giáo viên – cán bộ công nhân viên và học sinh phải chấp hành đầy đủ các quy định sau:

1) Mọi CBGV và HS đều có quyền sử dụng thiết bị (ĐDDH) ở phòng bộ môn, thí nghiệm, thực hành của nhà trường. Cán bộ phụ trách phải tạo điều kiện thuận lợi và sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu.

2) Mở cửa phục vụ theo lịch học tập chung của nhà trường, khi có nhu cầu sử dụng ngoài lịch học tập phải liên hệ với PHT phụ trách CSVC và người quản lý trực tiếp để được giải quyết.

3) Giữ gìn và bảo vệ thiết bị; giữ vệ sinh chung, không xả rác, viết, vẽ lên tường, nền nhà; phải thực hiện vệ sinh sau mỗi buổi học, thực hành. Hết giờ học phải tắt đèn và các thiết bị điện khác trước khi ra khỏi phòng.

4) Không tự ý lục soát, di chuyển thiết bị ra khỏi phòng thí nghiệm khi chưa được sự đồng ý của cán bộ phụ trách thiết bị. Không tự ý di chuyển vị trí thiết bị, không gây ồn ào, lộn xộn trong phòng thí nghiệm.

5) Muốn sử dụng thiết bị (ĐDDH) tại phòng thí nghiệm phải gửi phiếu yêu cầu hoặc ghi vào sổ đăng ký sử dụng thiết bị trước 1 tuần

6) Trước khi đem thiết bị (ĐDDH) ra khỏi phòng phải kiểm tra số lượng, chất lượng thiết bị theo phiếu đăng ký và ký vào sổ mượn thiết bị.

Khi dùng xong thiết bị (ĐDDH) phải trực tiếp trả ngay cho cán bộ phụ trách thiết bị, không tự ý mang ra khỏi trường.

7) Ai cố ý làm hư hỏng, hoặc làm mất thiết bị (ĐDDH) đều phải bồi thường. .

NỘI QUI PHÒNG BỘ MÔN HÓA HỌC

Điều 1: Học sinh phải đến PBM đúng giờ. Khi làm thí nghiệm phải gữ trật tự và tuân theo hướng dẫn của giáo viên. Không làm các phản ứng ngoài bàn thí nghiệm và các phản ứng ngoài quy định.

Điều 2: Học sinh có nhiệm vụ làm đủ các bài thí nghiệm thực hành do giáo viên quy định. Trước khi làm thí nghiệm phải chuẩn bị đầy đủ theo bảng hướng dẫn thí nghiệm.

Điều 3: Phải giữ gìn vệ sinh trong phòng thí nghiệm – bàn thí nghiệm sạch sẽ, dụng cụ hóa chất sắp xếp hợp lí, tuyệt đối không lấy dụng cụ hóa chất của người khác hoặc nhóm khác.

Điều 4: Khi sử dụng các dụng cụ, hóa chất, đặc biệt hóa chất cháy nổ độc hại phải tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên. Dùng xong phải để lại chỗ cũ theo quy định.

Điều 5: Phải tập trung tư tưởng và cẩn thận khi làm thí nghiệm. Trung thực, khách quan theo dõi kết quả và làm tường trình thí nghiệm. Cần nâng cao ý thức tiết kiệm, bảo vệ của công, chống lãng phí, tránh gây đổ vỡ dụng cụ và tránh gây tai nạn khi làm thí nghiệm.

Điều 6: Không được ăn uống, hút thuốc lá trong phòng thí nghiệm.

Điều 7: Sau buổi thí nghiệm phải: Rửa sạch các dụng cụ, lau bàn, dọn dẹp ngăn nắp chỗ làm thí nghiệm. Không được mang hóa chất, dụng cụ ra khỏi phòng thí nghiệm ngoài quy định.

Điều 8: Trước khi ra về tổ trực nhật có trách nhiệm phải tắt điện, khóa cửa phòng thí nghiệm, giao chìa khóa cho giáo viên phụ trách buổi thực hành thí nghiệm.

PHẦN V

NHỮNG QUI TẮC AN TOÀN KHI LÀM VIỆC Ở PHÒNG HỌC BỘMÔN MÔN

A. Những qui tắc chungI. Làm việc với thiết bị điện I. Làm việc với thiết bị điện

Trong phòng thí nghiệm hóa học, mọi tác động của dòng điện đối với con người đều là nguy hiểm. Vì ngoài việc bị điện giật còn có thể dẫn đến việc làm rơi, đổ, làm vỡ các dụng cụ, thiết bị, hóa chất…

Ngưỡng nguy hiểm:

- Dòng xoay chiều 50Hz là 0,5-1,5mA - Dòng xoay chiều 10kHz là 30mA - Dòng một chiều là 5-7mA

Tuy nhiên các giá trị này thay đổi tùy từng con người, điểm tiếp xúc trên cơ thể người và pha nhịp tim.

- Dòng 35-50mA truyền qua tay-chân làm nghẹt thở, ảnh hưởng đến hoạt động của tim, làm chết người sau 3-4 phút.

- Dòng 50-80mA truyền qua vùng tim; làm rối loạn nhịp tim, giật cơ tim - Dòng 100-150mA làm liệt tim, liệt hô hấp

- Dòng 5A là giật cơ tim, ngưng thở

Điện trở cơ thể người được tính là 1000Ω(Ohm), nhưng dòng điện khi “đóng mạch” qua cơ thể có thể tăng cao tại điểm tiếp xúc với cơ thểkhác nhau.

Phòng chống điện giật: Nối đất các thiết bị điện; cách ly với nền ướt; không

chạm vào các thiết bị mang điện có điện thế cao; lắp đặt các bộ tự ngắt

II. Thủy ngân

Thủy ngân nguyên tố là chất lỏng ít độc, nhưng hơi thủy ngân hay các hợp chất và muối của nó là rất độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nguy hiểm chính là thủy ngân có xu hướng bị oxy hóa tạo ra oxit thủy ngân là các hạt rất nhỏ, làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt.

Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học, rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hữu cơ của thủy ngân. Cho dù là ít độc hơn so với các hợp chất kia nhưng thủy ngân vẫn gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu có trong cơ thể sinh vật.

Một trong các hợp chất độc nhất của nó là di metyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài microlit rơi vào da cũng có thể gây tử vong.

Thủy ngân tấn công hệ thần kinh và hệ nội tiết, ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra các rủi ro hay khuyết tật đối với thai nhi. Không khí ởnhiệt độ phòng có thể bão hòa hơi thủy ngân cao hơn nhiều lần so với mức cho phép, cho dù nhiệt độ sôi của thủy ngân không quá thấp.

Thủy ngân cần được tiếp xúc một cách cực kỳ cẩn thận. Các đồ chứa thủy ngân phải đậy nắp chặt để tránh rò rỉ hay bay hơi. Việc đốt nóng thủy ngân hay các hợp chất của nó phải tiến hành trong điều kiện thông gió tốt và người thực hiện phải đội mũ bảo hiểm có bộ lọc khí. Ngoài ra, một số oxit có thể bay hơi ngay lập tức mà không để lại dấu vết.

Khử thủy ngân: 3 bước

- Quét dọn sạch sẽ các hạt thủy ngân rơi vương vải bằng chổi đồng (để tạo hổn hống), bơm hút, ống hút có lắp quả lê cao su.

- Xử lý các bề mặt nhiễm bẩn: lau bằng giấy ẩm, hoặc bột hổn hợp MnO2-dd HCl 5% (1:2)

- Xử lý ướt để loại triệt để các hợp chất của thủy ngân (xử lý hóa học): Sử dụng dung dịch FeCl3 20%-10lít sử dụng cho 20-30 m2: tẩm dung dịch lên bề mặt cần xử lý. Cọ bằng bàn chải để tạo huyền phù, để yên cho khô qua 24-48h rửa lại bằng dung dịch xà phòng, nước sạch. Tuy nhiên FeCl3 là chất ăn mòn mạnh các kim loại nên cần bôi vazolin bảo vệ các phần kim loại trước khi xử lý.

Sử dụng dd KMnO4: 1-2 KMnO4 + 5ml HCl đặc → 1 lít dd. Phun xịt dung dịch lên bề mặt cần xử lý → calomen Hg2Cl2. Sau 1-2 giờ thì thu dọn. Dung dịch này cũng ăn mòn (không mạnh bằng FeCl3). Nếu bề mặt sau xử lý có vết nâu → lau bằng H2O2.

Sử dụng clorua vôi và Na-polysulfua: huyền phù clorua vôi 2% trong nước + thủy ngân → calomen Hg2Cl2. Sau 2-3 giờ rửa clorua vôi đi và sử dụng Na polysulfua phủ kín bề mặt bằng nước và xà phòng.

Khử thủy ngân khỏi thiết bị và dụng cụ thủy tinh: Sử dụng axit nitric

loãng để hòa tan thủy ngân… Nếu dụng cụ có kích thước lớn → tráng bằng axit nitric 50-60% nóng.

Khi có thủy ngân rơi vãi, cần: Báo cáo cho cán bộ phụ trách phòng thí

nghiêm; ngừng các hoạt động tại vị trí có thủy ngân rơi vãi, sau khi thu dọn, làm sạch 5 ngày, đo kiểm tra nồng độ thủy ngân trong không khí

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm_Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý phòng học bộ môn Hóa học THPT (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w