Một số cách cứu chữa khi gặp tai nạn và phương pháp sơ cứu.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm_Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý phòng học bộ môn Hóa học THPT (Trang 45 - 46)

II.1. Tủ thuốc cấp cứu của phòng thí nghiệm.

Trong phòng thí nghiệm cần có tủ thuốc cấp cứu với những loại thuốc thông dụng sau:

- Rượu Iốt 3%-5%

- Dung dịch FeCl3 đặc hoặc nước oxy già H2O2. - Dung dịch NaHCO3 3%.

- Dung dịch amoniac 5%. - Dung dịch KMnO4 2-3%.

- Dung dịch axit Boric (H2BO3) 2%. - Dung dịch CH3COOH 3%.

- Dung dịch CuSO4 5%.

- Bông, băng, gạc đã tẩy trùng. - Dung dịch AgNO3 10%. - Dung dịch Na2S2O3 5%. - Vazơlin

- …

II.2. Cứu chữa khi bị thương.

+ Lấy bông tẩm máu.

+ Cầm máu bằng dung dịch FeCl3.

+ Lấy bông bôi thuốc sát trùng: dung dịch KMnO4, cồn Iốt. + Dùng băng, gạc băng lại.

- Trường hợp vết thương làm rách động mạch,máu phun mạnh:

+ Gọi ngay cán bộ y tế của trường đến làm garô. Trong khi chờ có thể dùng dây…buộc chặt phía trên của vết thương lại.

+ Đắp bông sạch lên trên vết thương để giữ cho vết thương khỏi bị nhiễm trùng. + Cầm máu bằng dung dịch FeCl3 (oxi già) rồi dùng gạc băng kín lại.

II.3. Cứu chữa khi bị bỏng.

- Bỏng bởi vật nóng:

+ Dùng bông tẩm dung dịch KMnO4 1% (pha loãng từ dung dịch 2%) lên vết bỏng.

+ Bôi vazơlin lên vết bỏng rồi băng lại. Nếu có những nốt phồng trên vết bỏng thì không được làm vỡ nốt phồng đó vì rất dễ bị nhiễm trùng.

- Bỏng bởiaxit đặc, nhất là H2SO4 đặc:

+ Dội nước rửa ngay nhiều lần, tốt nhất là cho vòi nước chảy mạnh vào vết bỏng khoảng chừng 5 phút.

+ Rửa bằng dung dịch NaHCO3 (tuyệt đối không rửa bằng xà phòng). - Bỏng kiềm:

+ Dội nước rửa ngay nhiều lần, tốt nhất là cho vòi nước chảy mạnh vào vết bỏng khoảng chừng 5 phút.

+ Rửa bằng dung dịch CH3COOH hay giấm ăn. - Trường hợp axit hoặc kiềm bắn vào mắt:

+ Nhanh chóng phun nước cất từ bình tia vào mắt (hoặc nhanh chóng nhúng mắt vào chậu nướcvà mở to mắt ra trong vài phút). Sau đó rửa mắt bằng dung dịch NaHCO3 3% (nếu axit bắn vào mắt) hoặc rửa mắt bằng dung dịch axit boric 2% (nếu kiềm bắn vào mắt).

- Bỏng phốt pho:

+ Nhúng ngay vết bỏng vào dung dịch thuốc tím loãng hoặc dung dịch AgNO3 10% hoặc dung dịch CuSO4 5%..

+ Đến trạm y tế để lấy hết phốt pho còn lẫn trong vết bỏng.

+ Tuyệt đối không bôi vazơlin hay thuốc mỡ lên vết bỏng (vì phốt pho hoà tan trong các chất đó)

- Bỏng brom lỏng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dội nước ngay vào vết bỏng rồi rửa lại bằng dung dịch amoniac. + Rửa lại bằng dung dịch Na2S2O3 5%.

+ Bôi vazơlin, băng lại rồi đưa đến bệnh viện cứu chữa tiếp.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm_Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý phòng học bộ môn Hóa học THPT (Trang 45 - 46)