Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do GV thực hiện, để phân biệt với thí nghiệm thực hành là thí nghiệm do học sinh thực hiện
Yêu cầu
- Phải đủ lớn để cả lớp quan sát đựơc. trong điều kiện hạn chế nếu toàn bộ HS không thể quan sát đựoc thì bạn phải di chuyển thí nghệm xuống học sinh hoặc cho học sinh lần lượt lên xem. có thể hạn chế nhốn nháo bằng cách qui định cách thức đi lại khi lên xem
- Bố trí theo thứ tự hiện tượng xảy ra từ trái sang phải theo chiều quan sát của học sinh. Đây là một kết quả của nghiên cứu tâm lí, với bố trí như vậy sẽ giúp học sinh tập trung hơn
- Lưu ý không quay lưng lại phiá học sinh khi làm thí nghiệm cũng như che khuất thí nghiệm khi làm
-Nếu thí nghiệm có bay hơi hoặc cháy nổ, vật chuyển động , phải lưu ý trứoc với học sinh và tuyệt đối chú ý không hướng luồng khí hoặc hứơng chuyển động của vật về phía học sinh.
- Không phủ nhận hoặc nói sai kêt quả kể cả khi thí nghiệm không đúng như mong muốn. Vấn đề là giải thích vì sao lại như vậy . Không nên cho rằng làm không ra kết quả là không thành công, vì thực thí nghiệm thực và đặc biệt là thí nghiệm phô thông ảnh hưởng rât nhiều bởi các yếu tố nhiều do môi trường. Đôi khi bịa ra kết quả như lí thuyêt lại là sai.
- Không làm thí nghiệm có tính nguy hại đến sức khỏe như có chứa hóa chât độc hại, chất gây cháy ,gây nổ. Hoặc nếu có thì cần có dự phòng các yếu tố an toàn.