III. Cứu chữa khi ngộ độc hoá chất.
I.1.3. Sử dụng bìnhKíp và các loại bình thuỷ tinh khác.
a). Bình Kíp:
Cấu tạo và cách sử dụng bìnhKíp:
+ Bình kíp là dụng cụ dùng điều chế các khí từ chất rắn và lỏng. Ví dụ điều chế khí CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl, điều chế khí H2S từ FeS và dung dịch H2SO4.
+ Bình Kíp có nhiều cỡ khác nhau.
+ Bình Kíp được cấu tạo dựa trên nguyên tắc cho chất
lỏng tiếp xúc với chất rắn để thực hiện phản ứng tạo thành chất khí và ùng chất khí nén chất lỏng tách khỏi chất rắn khi muốn ngừng phản ứng.
+ Bình Kíp có 2 bộ phận chính: Bộ phận trên gồm mộtphểu lớn hình cầu (1). Miệng phểu được đậy bằng nút cao su có cắm ống bảo hiểm (2) để ngăn không cho chất lỏng trong phểu phụt ra ngoài. Bộ phận dưới là một bình thắt cổ bồng đựng dung dịch và hóa chất rắn. Bình này có 2 lỗ: lỗ trên đậy nút cao su có lắp ống thủy tinh có khóa (3) để lấy khí ra, lỗ dưới đậy bằng nút mài thủy tinh (4) để tháo chất lỏng trong bình ra.
+ Khi sử dụng bình Kíp ta đặt vòng đệm cao su lên trên chỗ thắt cổ bồng của bình. Lồng phểu lớn vào bình, sau đó cho hóa chất rắn vào bình qua lỗ phía trên. Mở nút phểu ra và rót chất lỏng vào phểu cho đến khi chất lỏng dâng lên gần tiếp xúc với chất rắn thì dừng lại.
+ Khi rửa binh Kíp ta tháo nút (4) cho chất lỏng chảy ra, rửa quả cầu giữa(phần trên của bình thắt cổ bồng) trước, lấy chất rắn xong mới rửa tất cả các phần còn lại.
+ Để việc giải phóng khí được tốt các chất rắn không nên đập nhỏ quá 10m, nhưng cũng không nên để quá lớn. Không sử dụng các hóa chất ở dạng bột vì khi đó hiện tượng tạo khí xảy ra quá nhanh làm cho khí tạo thành không thoát kịp thời, do đó áp suất phần dưới của bình sẽ tăng lên nhiều và có thể làm nứt bình. Ngoài ra, mức hóa chất cho vào đến 1/2 hay 2/3 phần trên của bình thắt cổ bồng là tốt nhất.
+ Khi dùng bình Kíp để điều chế các khí dể tạo thành hỗn hợp nổ với oxi của không khí như hiđro, axetilen,… phải thật thận trọng. Trước khi đốt các chất khí trên ta mở khóa ống dẫn khí của bình Kíp ra một lúc để lượng khí tinh khiết vừa mới tạo thành đẩy hết không khí trong bình ra ngoài. Sau đó thu khí vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước để thử xem khí đã tinh khiết chưa. Cách làm tương tự như sự thu khí hiđro đã trình bày ở phần
ống nghiệm 2 nhánh. * Lưu ý
: Có thể tự tạo bình Kíp đơn giản. Sau đây là cách tạo bình kíp đơn giản từ vỏ chai nước khoáng La Vie. Cách làm như sau:
- Dùng dùi hơ nóng đỏ để tạo nhiều lỗ ở vòng quanh đáy chai, mỗi lỗ có đường kính khoảng chừng 2 mm.
- Muốn điều chế 1 chất khí ví dụ như H2, ta cho các hạt kẽm vào trong đáy chai nhựa đã đục thủng nhiều lỗ nhỏ. Đậy miệng chai bằng nút cao su có luồn ống dẫn thủy tinh hình chữ L. Nối ống thủy tinh bằng một đoạn dây cao su có kèm kẹp Mo.
- Kẹp chắc chai trên giá thí nghiệm sao cho phần đáy chai ngập dưới mặt dung dịch axit sunfuric loãng (hoặc HCl) chừng 3 cm.
- Khi tiến hành thí nghiệm ta mở kẹp Mo ra, dung dịch axit từ cốc chuyển vào chai qua các lỗ ở đáy chai tác dụng với Zn tạo thành khí H2 và được dẫn ra ngoài qua ống dẫn khí. Muốn dừng thí nghiệm ta đóng kẹp Mo của ống dẫn khí lại. Áp suất của khí H2 trong chai lớn dần và đẩy dung dịch axit từlọ sang chậu, dung dịch axit sẽ tách hoàn toàn khỏi các hạt kẽm, phản ứng hoá học ngừng lại. (Ngoài ra còn một số loại bình Kíp tự tạo đơn giản khác)
b). Bình định mức:
Bình định mức thường dùng để pha chế dung dịch.
Thường có nhiều cỡ bình khác nhau: loại 1000 ml; 500 ml; 250 ml và 100ml. Sau khi cho chất tan vào bình (có thể hoà tan trước ở cốc beakers, thêm nước cất đến ngang vạch. Volumetric flasks (bình định mức)
c). Burrette và beakers:
d). Các dụng cụ thuỷ tinh khác.