Cặp ống nghiệm: bao gồm cặp gỗ và cặp kim loại.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm_Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý phòng học bộ môn Hóa học THPT (Trang 51 - 53)

III. Cứu chữa khi ngộ độc hoá chất.

b) Cặp ống nghiệm: bao gồm cặp gỗ và cặp kim loại.

Pestle (chày) Mortar (cối giã)

 Cặp gỗ dùng rất tiện và giá thành hạ, nhưng cần chú ý khi cặp ống nghiệm để đun nóng.

 Cặp ống nghiệm bằng kim loại thường làm bằng 2 lá thép ép vào nhau, đầu mỗi lá thép được uốn cong thành cung tròn để cặp ống nghiệm, chuôi cặp làm bằng gỗ.

I.3.2. Tủ sấy

 Tủ sấy dụng cụ, hoá chất: Rất cần thiết cho quá trình tiến hành thí nghiệm, đặc biệt là một số hoá chất, dụng cụ khi lấy để làm thì phải thật khô ráo (tránh sự thủy phân làm hỏng hoá chất).

I.3.3. Cân hoá chất.

Khi cân hoá chất cần lưu ý

 Phải để cân ở trên mặt bàn phẳng, khi chưa cân phải điều chỉnh sao cho kim chỉ thăng bằng phải ngang nhau; (Với cân hiển thị số thì phải đưa về chỉ số 0).

 Không được để hoá chất trực tiếp lên đĩa cân. Có thể đổ hoá chất lên giấy đặt ở đĩa cân (rắn, bột) hoặc cho hoá chất (lỏng) vào cốc thuỷ tinh có kích thước phù hợp…

 Khi cân chất lỏng dễ bay hơi, độc cần sử dụng loại bình có nútđậy.

I.3.4. Dụng cụ li tâm.

 Dùng để làm lắng nhanh các chất rắn lơ lững trong dung dịch khi không có nhiều thời gian để chờ kết lắng.

 Dụng cụ ly tâm có thể dùng bộ ly tâm cơ (có tay quay) hoặc dùng máy ly tâm hiện số.

I..3.5. Tủ hút (tủ phòng độc).

Để pha chế hoặc thực hiện các thí nghiệm liên quan đến hoá chất độc hại dễ bay hơi (HCl, Br2,NO2, NH3…) các thí nghiệm với chất dễ cháy, dễ gây nổ.

II.Yêu cầu và kỹ thuật sử dụng hóa chất.

Khi sử dụng hoá chất ta cần đảm bảo các nguyên tắc chủ yếu sau:

II.1. Tiết kiệm.

 Nên dùng hoá chất với liều lượng vừa đủ để học sinh thấy rõ hiện tượng và giảm bớt khí bay ra ngoài. Thông thường đối với hoá chất lỏng chỉ cần dùng đến khoảng 1/5 ống nghiệm.

 Không chuẩn bị dư thừa dung dịch. Chỉ pha chế một lượng dung dịch vừa đủ dùng cho các thí nghiệm, vì để lâu ngày dung dịch sẽ biến chất, không gian nơi để hoá chất thiết bị bị thu hẹp.

 Cần tận dụng các sản phẩm của thí nghiệm để thực hiện cho các thí nghiệm tiếp theo.

II.2. Đảm bảo độ tinh khiết của hoá chất.

 Trước khi lấy hoá chất từ một lọ nguyên ra, cần gạt sạch các chất rắn ở nút lọ (parafin, xi, nhựa…) để tránh hiện tượng các chất này rơi vào lọ khi mở.

 Trước khi dùng lọ để chứa hoá chất, phải kiểm tra xem lọ đã sạch và khô chưa.

 Khi mở nút các lọ hoá chất phải đặt ngửa nút trên bàn. Với loại lọ có nút luồn ống nhỏ giọt, khi mở nút và nghiêng lọ để rót hoá chất cần kẹp nút giữa 2 ngón tay, không đặt ống nhỏ giọt trên mặt bàn.

 Khi rót hoá chất ra khỏi bình, chú ý hướng nhãn lọ lên phía trên để tránh hoá chất có thể chảy theo thành lọ làm hỏng nhãn.

 Cần kiểm tra pipet đã sạch chưa trước khi cho vào lọ để lấy hoá chất lỏng. Với hoá chất rắn cần dùng thìa (thìa sứ hoặc thìa nhựa) đã được lau sạch, tốt nhất là dùng riêng cho từng loại hoá chất rắn, khi dùng xong cần đặt thìa ngay cạnh lọ hoá chất đó.

 Không đổ những hoá chất dùng thừa vào các lọ chứa để đảm bảo độ tinh khiết của chúng. Cần tính toán cụ thể lượng hoá chất cần thiết trước khi lấy ra dùng.

II.3. Đảm bảo an toàn.

 Không lấy hoá chất bằng tay. Khi lấy hoá chất làm thí nghiệm phải đọc kỹ nhãn và xem hoá chất đó có đúng với yêu cầu của thí nghiệm không. Sau khi làm xong nhất thiết phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

 Khi ngửi hoá chất phải làm đúng thao tác qui định: Để lọ hoá chất mở nút ở xa, dùng bàn tay khoát nhẹ cho hơi baydần vào mũi và ngửi nhẹ.

 Không cúi sát gần những chất lỏng đang sôi hoặc đang đổ hoá chất vào lọ. Nên đeo kính và khẩu trang trong khi tiến hành thí nghiệm.

 Khi dùng những hoá chất dễ cháy như benzen, axeton, rượu etylic…phải tránh xa lửa và các nguồn nhiệt khác. Không đun các chất dễ cháy trên ngọn lửa mà nên đun cách thủy.

 Một số hoá chất bốc cháy khi gặp nước (kim loại kiềm) khi dùng chúng tay và dụng cụ phải khô. Giấy lót để cắt Na, K…không được vứt vào sọt giấy hoặc cống rãnh…

 Khi đốt những khí như metan, hidro, axetilen…phải thử độ tinh khiết của chúng.

 Các thí nghiệm tiến hành với khí độc phải thực hiện trong tủ hút, nếu không có tủ hút phải thực hiện nới thoáng mát hoặc xử lý ngay luồng khi sinh ra khỏi ảnh hưởng tới học sinh. (H2S dẫn vào dung dịch Pb 2+ ).

 Không sử dụng thuỷ ngân kim loại trong các thí nghiệm ở trường PT.

 Khi gạn đổ hoá chất lỏng phải dùng phễu. Tránh đổ các dung dịch nóng vào lọ thuỷ tinh.

 Khi pha trộn hỗn hợp nổ phải hết sức thận trọng và phải đúng liều lượng qui định.

 Rửa sạch là làm khô chày, cối trước khi nghiền nhỏ các chất nổ để tránh tạo thành hỗn hợp nổ ngay trong cối nghiền, gây nguy hiểm. Tránh va đập và va chạm mạnh vào các chất dễ nổ.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm_Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý phòng học bộ môn Hóa học THPT (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w