Kết quả thực hiện đề tài.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm_Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý phòng học bộ môn Hóa học THPT (Trang 65 - 69)

1. Số liệu thực tế sau khi thực hiện đề tài.

1.1. Kết quả khảo sát hứng thú học tập bộ môn hóa học vào cuối năm học.

Học sinh lớp

Khảo sát sau khi áp dụng nghiên cứu đề tài Số HS hứng thú với giờ hóa

học

Số HS không hứng thú

12A6 29/33 chiếm 88% 4/33 chiếm 12%

12A8 31/ 34 chiếm 91% 3/34 chiếm 9%

10A4 42/42 chiếm 100%

10A6 39/44 chiếm 89% 5/44 chiếm 11%

10VT 33/33 chiếm 100%

1.2. Kết quả kiểm tra kĩ năng làm thí nghiệm học sinh vào tiết thực hành cuối của năm học

Học sinh lớp

Khảo sát sau khi áp dụng nghiên cứu đề tài Số HS thành thạo các kĩ năng

với dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.

Số HS thành thạo các kĩ năng với dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.

12A6 33/33 chiếm 100%

12A8 34/34 chiếm 100%

10A4 42/42 chiếm 100%

10A6 39/44 chiếm 87% 5/44 chiếm 13%

10VT 33/33 chiếm 100%

Lớp Điểm 8,9,10 Điểm 5,6,7 Điểm < 5 12A6 11/33 - chiếm 33% 19/33 - chiếm 55% 4/33 - chiếm 12% 12A8 15/34 - chiếm 44% 19/34 - chiếm 56%

10A4 15/42 - chiếm 36% 26/42 – chiếm 62% 1/42 – chiếm 2% 10A6 10/44– chiếm 23% 30/44 – chiếm 68% 4/44 – chiếm 9% 10VT 24/33 - chiếm 73% 9/33 – chiếm 27%

2. Đánh giá chung.

• Sau khi thực hiện đề tài tôi nhận thấy:

Về phía học sinh : học sinh thích học môn hóa học hơn, những tiết học

thực hành, những tiết học bài mới tại phòng học bộ môn lôi cuốn học sinh hơn và các hoạt động tư duy vừa sức được tăng lên làm cho học sinh hứng thú hơn, chống lại thói quen lười biếng trí tuệ trong giờ học. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện và phát triển nhiều kĩ năng cần thiết như: kĩ năng làm việc nhóm, phân tích, tổng hợp, quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu…..

Về phía giáo viên : Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học kết hợp dạy

học thí nghiệm nghiên cứu, thực hành làm người giáo viên đỡ mất nhiều thời gian hướng dẫn giải thích lí thuyết khó hiểu bằng phương pháp truyền thống dài dòng, để giáo viên dành nhiều thời gian hơn cho việc tổ chức cho học sinh thảo luận hoặc phân tích, mở rộng một vấn đề…. Từ đó năng lực, nghiệp vụ của giáo viên cũng được phát triển và hoàn thiện.

• Thông qua quan sát tiến trình dạy học trên lớp: với các giờ học có sử dụng

thí nghiệm nghiên cứu hay thí nghiệm chứng minh, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nội dung kiến thức của bài học được đảm

bảo, đồng thời các kiến thức trọng tâm và kiến thức về bản chất hóa học được giảng kỹ hơn. Nhờ đó giáo viên có thời gian để khai thác kiến thức và các dạng bài tập nhiều hơn. Giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi hơn cho học sinh và có thời gian tổ chức cho học sinh thảo luận trên lớp, nhờ đó hứng thú học tập và hoạt động nhận thức của học sinh được nâng cao, lôi cuốn học sinh tham gia xây dựng bài.

• Thông qua bài kiểm tra: Bài kiểm tra được tiến hành sau khi học sinh học xong bài, bao gồm bài tập định tính và bài tập định lượng, trong đó có chú trọng đến phần kiến thức giải thích hiện tượng thực tế bằng kiến thức hóa học, những hiện tượng thực tế trong phòng thí nghiệm. Với việc xử lý bằng phương pháp thống kê có thể khẳng định: việc sử dụng hiệu quả phòng học

bộ môn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học hóa học ở trường phổ thông.

PHẦN C: KẾT LUẬNI. Bài học kinh nghiệm. I. Bài học kinh nghiệm.

Đối với giáo viên phụ trách bộ môn:

Chuẩn bị nội dung các tiết dạy, đăng ký dạy học ở phòng học bộ môn trước một tuần. Đối với các tiết thí nghiệm thực hành giáo viên phải tiến hành thí nghiệm trước khi tổ chức lớp học.

Tổ chức lớp học thành nhóm học tập, rèn luyện: giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng, nhóm phó ( hoặc học sinh được yêu cầu) đến PHBM cùng Cán bộ thiết bị chuẩn bị tiết học, các học sinh khác chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập, ngồi đúng vị trí quy định.

Tổ chức các tiết dạy theo đúng đặc trưng bộ môn học quản lý hướng dẫn học sinh sử dụng dụng cụ, hóa chất đảm bảo kết quả, phát huy tính tích cực, tự giác, tìm hiểu kiến thức bài học tinh thần hợp tác hỗ trợ nhóm học tập của học sinh.

Sau mỗi tiết học, giáo viên hước dẫn học sinh thu dọn, sắp xếp lại đồ dùng, dụng cụ học tập, dọn vệ sinh đảm bảo PHBM an toàn, sạch sẽ.

Đối với học sinh:

Thực hiện nghiêm túc nội quy PHBM, đảm bảo trật tự, không nô đùa nghịch làm hư hại tài sản.

Có ý thức tự giác học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên, ghi chép đầy đủ nội dung tiến trình buổi học, mạnh dạn trao đổi thảo luận nhóm về những kiến thức trong bài học.

Tổ chức thí nghiệm thực hành an toàn. Khi có sự cố xảy ra phải bình tĩnh theo hướng dẫn của giáo viên.

Đối với Cán bộ thiết bị:

Cập nhật sổ sách mô tả sắp xếp khoa học và hệ thống các thiết bị, đồ dùng, dụng cụ, hóa chất theo đúng chương trình môn học.

Có kế hoạch kiểm tra định kỳ các thiết bị, đồ dùng, dụng cụ, hóa chất, các yêu cầu đảm bảo kỹ thuật, an toàn sử dụng trong PHBM để duy tu, bảo dưỡng hoặc đề xuất sửa chữa, mua sắm bổ sung.

Tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Cán bộ phụ trách công tác thiết bị giáo dục được giao trách nhiệm quản lý PHBM phải có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ quản lý, hiểu biết và sử dụng thành thạo các thiết bị. Giáo viên phụ trách công tác thiết bị giáo dục chịu trách nhiệm trước nhà trường về quản lý tài sản, tham mưu mua sắm, sửa chữa các thiết bị dạy học.

Để làm tốt công tác cấp phát thiết bị đòi hỏi người Cán bộ thiết bị phải thường xuyên bám nắm lịch báo giảng, thời khóa biểu của các đồng chí giáo viên sau đó lập phiếu yêu cầu mượn thiết bị treo tại phòng bộ môn để các đồng

chí giáo viên có nhu cầu thì đăng ký vào sổ, đồng thời cũng quy định thời gian đăng ký trước thời gian sử dụng là 01 tuần.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm_Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý phòng học bộ môn Hóa học THPT (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w