Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 55 - 72)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng

phong, thái độ đúng mực của mình trước học sinh sinh viên, tạo cho các em lòng tin yêu, để lại trong lòng các em sự kính trọng trong cách giao tiếp, ứng xử, lối sống, hành vi. Trong những năm qua, giảng viên nhà trường luôn nhận được sự quý mến của học sinh sinh viên cũng như quý phụ huynh. Từ đó truyền cho các em ngọn lửa của lòng yêu nghề, yêu dân tộc, khát khao chinh phục tri thức và rèn luyện kỹ năng. Khi các em đi làm, ngoài việc sử dụng các kiến thức đã học để làm việc, các em còn có ý thức kỷ luật và kỹ năng giao tiếp. Môi trường thân thiện, tích cực là một trong những nguyên nhân giúp đội ngũ giảng viên nhà trường ngày càng đoàn kết, thống nhất, tăng dần về số lượng và chất lượng giảng viên, tạo uy tín, thương hiệu, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của nhà trường.

2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Caođẳng Công nghệ Thủ Đức đẳng Công nghệ Thủ Đức

2.4.1. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm và tập trung chỉ đạo nhằm:

- Tạo nguồn cán bộ quản lý kế cận để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ khi cần bổ sung, thay thế và là cơ sở để các cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm các chức danh một cách chủ động, đáp ứng các nhiệm vụ quản lý trong từng giai đoạn kể cả trước mắt và lâu dài.

- Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai và có kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo nhằm bố trí, sắp xếp giảng viên giảng dạy tại các ngành còn thiếu

giảng viên cơ hữu, các ngành mũi nhọn của nhà trường hoặc các ngành dự báo quy mô sinh viên phát triển theo nhu cầu xã hội.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên làm cán bộ quản lý, nhà trường sẽ căn cứ vào các quy định của cấp trên để xây dựng và phổ biến quy trình cũng như các tiêu chuẩn trong từng chức danh cụ thể đối với cán bộ trong diện quy hoạch. Các đơn vị tổ chức họp, căn cứ vào quy trình nhằm đề xuất, giới thiệu những cá nhân đủ tiêu chuẩn theo quy định và gửi danh sách đề cử về phòng Tổ chức – Nhân sự. Phòng Tổ chức – Nhân sự sẽ tổng hợp danh sách đề cử từ các đơn vị và tiến hành tổ chức họp bỏ phiếu tín nhiệm cho từng chức danh. Thành phần họp bỏ phiếu tín nhiệm bao gồm Ban giám hiệu, lãnh đạo các Phòng, Khoa, Trung tâm, Tổ bộ môn trong nhà trường. Nhân sự đề cử đạt được trên 50% số phiếu tín nhiệm trong buổi họp sẽ được đưa vào danh sách quy hoạch cán bộ chủ chốt của nhà trường. Cán bộ trong diện quy hoạch chức danh Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa, Trưởng bộ môn trực thuộc Hiệu trưởng phải có đầy đủ các tiêu chuẩn nhưsau:

a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong đội ngũ giảng viên của đơn vị;

b) Có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý; đã kinh qua công tác quản lý Khoa hoặc Bộ môn;

c) Có sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao; d) Có học vị thạc sĩ chuyên ngành trở lên;

e) Tuổi không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ tính đến thời điểm mà cán bộ đương chức hết nhiệm kỳ.

Cán bộ trong diện quy hoạch vào chức danh Trưởng Phòng, Phó Trưởng phòng; Giám đốc trung tâm, Phó Giám đốc trung tâm và tương đương phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong đội ngũ cán bộ, viên chức của đơn vị;

b) Có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ liên quan; quy hoạch vào cấp Trưởng đơn vị: ưu tiên cho người đã kinh qua công tác quản lý từ cấp Phó phòng hoặc cấp Phó trưởng Bộ môn của Khoa;

c) Có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

d) Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên (riêng Trưởng phòng Đào tạo, có trình độ Thạc sĩ trở lên);

e) Có kiến thức về quản lý nhà nước;

f) Tuổi không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ tính đến thời điểm mà cán bộ đương chức hết nhiệm kỳ.

Đối với công tác quy hoạch giảng viên giảng dạy tại các ngành còn thiếu giảng viên cơ hữu so với quy mô học sinh, các ngành mũi nhọn của nhà trường nhằm giảm số lượng giảng viên thỉnh giảng bên ngoài cũng như đầu tư đội ngũ giảng viên phát triển bền vững trong tương lai, nhà trường cũng có những định hướng cụ thể. Đầu năm học, nhà trường đã xác định các ngành mũi nhọn, các ngành có xu hướng phát triển trong tương lai cũng như các ngành nhà trường đang đào tạo nhưng còn thiếu giảng viên cơ hữu. Các ngành mũi nhọn của nhà trường đã được xác định như ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ tự động, Công nghệ Kỹ thuật – Cơ khí; các ngành dự báo quy mô sinh viên phát triển theo nhu cầu xã hội như Quản trị kinh doanh, Hướng dẫn du lịch, Quản lý siêu thị, Kế toán, Tiếng Anh… Sau khi đã xác định được nhu cầu, nhà trường sẽ định hướng cho các khoa, từ đó các khoa sẽ định hướng, đề cử và gửi danh sách giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ về

Phòng Tổ chức – Nhân sự. Phòng Tổ chức – Nhân sự tổng hợp danh sách và ưu tiên, khuyến khích cho giảng viên học tập nâng cao trình độ phục vụ công tác giảng dạy các ngành học này.

Tuy nhiên, tiến hành triển khai thực hiện khảo sát 90 Cán bộ – Giảng viên về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trong nhà trường (Phụ lục 2), kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GV tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

Nội dung đánh giá

Tốt Khá Trung bình Kém SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1. Công tác tạo nguồn CBQL kế

cận được tổ chức thực hiện hợp lý.

62 68.8 10 11.1 18 20 0 0

2. Công tác bỏ phiếu tín nhiệm CBQL được thực hiện công khai, dân chủ.

47 52.2 23 25.5 20 22.2 0 0

3. CBQL trong diện quy hoạch là những người có năng lực và phẩm chất đạo đức, có uy tín trong đội ngũ.

52 57.7 18 20 20 22.2 0 0

4. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GV thực hiện theo đúng quy định và tiêu chuẩn.

63 70 17 18.8 10 11.1 0 0

5. Công tác quy hoạch GV giảng dạy hợp lý, tạo môi trường học tập.

41 45.5 29 32.2 20 22.2 0 0

6. Công tác quy hoạch GV giảng dạy khai thác tối ưu năng lực hiện có.

53 58.8 27 30 10 11.1 0 0

7. Nhà trường có những định hướng cho GV phát triển trong

Nội dung đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém

tương lai.

* Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát, ta nhận thấy nội dung “Công tác bỏ phiếu tín nhiệm CBQL được thực hiện công khai, dân chủ”, nội dung “CBQL trong diện quy hoạch là những người có năng lực và phẩm chất đạo đức, có uy tín trong đội ngũ” và nội dung “Công tác quy hoạch GV giảng dạy hợp lý, tạo môi trường học tập” đạt đến 22.2% đánh giá ở mức Trung bình, trong khi “Công tác bỏ phiếu tín nhiệm CBQL được thực hiện công khai, dân chủ” và “Công tác quy hoạch GV giảng dạy hợp lý, tạo môi trường học tập” đạt chưa tới 50% ở mức Tốt.

Nhìn chung, công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trong thực tế vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Việc quy hoạch giảng viên vào danh sách cán bộ chủ chốt chủ yếu dựa vào số phiếu tín nhiệm, do đó còn mang nặng tính chủ quan, chủ yếu dựa vào tình cảm và chưa đánh giá đúng năng lực, chuyên môn của giảng viên. Ngoài ra, việc khuyến khích giảng viên học một số ngành nhà trường còn thiếu hay các ngành mũi nhọn dẫn đến tình trạng giảng viên học tập nâng cao trình độ nhưng không có niềm đam mê, lòng yêu thích ngành nghề mình học dẫn đến tình trạng sau khi học xong vẫn không thể đứng lớp để giảng dạy, tập trung nghiên cứu khoa học... gây lãng phí về thời gian và tiền bạc.

2.4.2. Công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên

Trong một cơ sở giáo dục, công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên nhằm thỏa mãn, đáp ứng các yêu cầu của công việc được xem là việc làm then chốt và hết sức quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ đất nước chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức muốn tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai cần phải xây dựng

một đội ngũ giảng viên có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, am hiểu lĩnh vực công tác, bảo đảm về số lượng và chất lượng theo hướng đạt trình độ chuẩn, trẻ hóa, có tính kế thừa bền vững; ưu tiên bổ sung, tuyển dụng kịp thời đội ngũ Giảng viên có chất lượng theo quy định của ngành.

Đối với công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên, nhà trường đã xây dựng quy trình, kế hoạch tuyển dụng nhằm đảm bảo tính công khai, thống nhất cách thức thực hiện theo đúng quy định của cơ quan cấp trên, cụ thể các bước thực hiện như sau:

- Căn cứ vào kế hoạch năm học và tình hình thực tế, các khoa đăng ký nhu cầu tuyển dụng giảng viên, trong đó ghi rõ đề nghị những yêu cầu cụ thể về ứng cử viên và gửi về Phòng Tổ chức – Nhân Sự.

- Phòng Tổ chức - Nhân Sự xem xét và trình Hiệu trưởng phê duyệt. Sau đó, nhà trường đăng ký biên chế với Sở Giáo dục – Đào tạo và thông báo tuyển dụng lên Website của trường.

- Phòng Tổ chức – Nhân Sự tiến hành thành lập Hội đồng tuyển dụng bao gồm lãnh đạo các phòng, khoa, trung tâm, tổ bộ môn trong nhà trường. Hội đồng tuyển dụng xây dựng kế hoạch tuyển dụng trình Hiệu trưởng xem xét và phê duyệt.

- Phòng Hành chính – Tổng hợp tiến hành thông báo tuyển dụng trên các kênh tuyển dụng như trên website của trường, website tuyển dụng như vietnamworks.com.vn; trên các báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên….

- Hội đồng tuyển dụng nhận hồ sơ, tổ chức tuyển dụng và chấm điểm, phỏng vấn, giảng thử.

- Phòng Tổ chức – Nhân sự thông báo danh sách trúng tuyển và hẹn ngày làm việc.

Đối với công tác sử dụng đội ngũ giảng viên, trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đang triển khai xây dựng kế hoạch bố trí, sử dụng đội ngũ

giảng viên hợp lý nghĩa là bố trí đúng người, đúng việc, cân đối số tiết giảng dạy giữa các giảng viên, công việc được bố trí giúp cho người giảng viên thêm yêu nghề, tâm huyết với nghề, tạo hứng thú hoàn thành công việc được giao đồng thời phát huy sở trường, năng lực của mình. Tuy nhiên, trong năm học 2011 – 2012, việc bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên nhà trường còn nhiều bất cập và hạn chế, ví dụ như việc nhà trường bố trí một số giảng viên dạy quá nhiều giờ, vượt quá số giờ định mức (hơn 300 tiết) trong khi một số giảng viên khác thiếu giờ chuẩn; một số giảng viên giảng dạy một môn học trong nhiều năm dẫn đến tình trạng nhàm chán, không sáng tạo, không tạo hứng thú cho người học; một số khoa mời giảng viên bên ngoài về giảng dạy mà không thông qua hội đồng tuyển dụng, chưa kiểm tra, đánh giá việc giảng dạy làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Tổ chức triển khai thực hiện khảo sát 90 Cán bộ – Giảng viên về công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên trong nhà trường (Phụ lục 2), ta thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ GV tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

Nội dung đánh giá

Tốt Khá Trung bình Kém SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1. Công tác tuyển dụng được

thực hiện công khai, hợp lý, có kế hoạch và theo quy trình.

58 64.4 21 23.3 11 12.2 0 0

2. GV trúng tuyển có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

52 57.7 18 20 20 22.2 0 0

3. GV trúng tuyển có phẩm chất đạo đức, yêu nghề, chấp hành nội quy nhà trường.

Nội dung đánh giá

Tốt Khá Trung bình Kém

4. Kết quả tuyển dụng được

công bố rõ ràng. 44 48.8 25 27.7 21 23.3 0 0

5. Nhà trường phân công GV giảng dạy hợp lý, tạo môi trường làm việc hiệu quả.

52 57.7 28 31.1 10 11.1 0 0

6. Nhà trường phân công GV làm các công tác kiêm nhiệm phù hợp.

68 75.5 12 13.3 10 11.1 0 0

* Nhận xét:

- Đội ngũ Cán bộ – Giảng viên đánh giá mức độ Tốt chưa đến 50% các nội dung sau: “GV trúng tuyển có phẩm chất đạo đức, yêu nghề, chấp hành nội quy nhà trường” và nội dung “Kết quả tuyển dụng được công bố rõ ràng”. Mặc dù nhà trường đã xây dựng quy trình tuyển dụng giảng viên nhưng việc triển khai trong thực tế vẫn chưa hợp lý, còn thiếu tính khoa học và thực tiễn, kết quả tuyển dụng chưa được công bố rõ ràng. Nguyên nhân là do trường mới nâng cấp thành trường Cao đẳng từ năm 2008, do đó công tác tuyển chọn, tiếp nhận giảng viên mới chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường.

- GV trẻ mới tuyển dụng chưa nhận thức được giá trị của đạo đức nhà giáo cũng như chấp hành nội quy nhà trường; bên cạnh đó, nhà trường chưa có công tác quy hoạch tổng thể cũng như chưa có các chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực lâu dài, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao.

2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng như khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây chính là đội ngũ quyết định sự phát triển bền vững của nhà trường trong tương lai cũng như từng bước khẳng định uy tín của nhà trường đối với xã hội.

Hàng năm, nhà trường luôn có kế hoạch đề cử giảng viên tham gia các lớp tập huấn, học tập ngắn hạn và dài hạn ở trong nước cũng như ngoài nước nhằm giúp giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm, ngày càng đẩy mạnh chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Tính từ tháng 08/2012 đến tháng 06/2013, nhà trường đã cử 246 lượt Cán bộ - Giảng viên tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn, gồm những chuyên đề như:

+ Công tác tuyên truyền. + Công tác chuyên môn. + Công tác quản lý.

+ Phương pháp giảng dạy. + Công tác nghiệp vụ.

+ Công tác bồi dưỡng lý luận chính trị. + Công tác đoàn thể.

Ngoài ra, về đào tạo dài hạn, trong học kỳ 1 năm học 2012 – 2013, nhà trường có 02 cán bộ giảng viên trúng tuyển cao học và 05 cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu sinh.

Để khuyến khích giảng viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về thời gian và học phí cụ thể như đối với những giảng viên đủ điều kiện và được trường cử đi học thì nhà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 55 - 72)