8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Thăm dò sự cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất
3.3.1. Mục đích thăm dò
Mục đích của việc thăm dò nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, từ đó có cơ sở để áp dụng hoặc sửa chữa, điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp với thực tiễn nhà trường.
3.3.2. Nội dung thăm dò
Công tác thăm dò nhằm tập trung vào việc thu thập thông tin để đánh giá hai vấn đề chủ yếu sau:
- Các giải pháp được giới thiệu có thật sự cần thiết trong việc phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn sắp tới tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức hay không?
- Trong giai đoạn sắp tới, các giải pháp được đề cập có khả thi trong việc phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức hay không?
3.3.3. Đối tượng thăm dò
Để thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất ở trên, tác giả đã thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi với các đối tượng, cụ thể như sau:
- Ban giám hiệu nhà trường: 4 người.
- Trưởng, phó các phòng, khoa, trung tâm, tổ bộ môn: 38 người. - Tổ trưởng chuyên môn: 12 người.
- Giảng viên trẻ: 23 người. - Giảng viên lâu năm: 23 người.
Tổng cộng số người được khảo sát: 100 người.
3.3.4. Kết quả thăm dò về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
Bảng 3.1: Kết quả thăm dò mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ GV tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
STT Các giải pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ GV trường Cao đẳng 88 7 5 85 7 8
Công nghệ Thủ Đức đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
2 Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên
78 19 3 66 29 5
3 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
76 20 4 69 29 2
4 Đổi mới kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên
71 21 8 65 29 6
5 Đổi mới thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giảng viên
80 20 0 80 20 0
Qua kết quả thăm dò đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường về tính cần thiết và khả thi của những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, ta thấy các giải pháp tác giả đề xuất trong luận văn có tính cần thiết và khả thi chiếm tỉ lệ cao, mức độ “Rất cần thiết” và “Rất khả thi” chiếm từ 65% trở lên.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng ở chương 1 cũng như phân tích thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân của những hạn chế ở chương 2, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đảm bảo các nguyên tắc đề ra cũng như việc khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi cho kết quả cao.
Việc thực hiện các giải pháp trên phải mang tính đồng thuận cao trong tập thể đội ngũ cán bộ quản lý cũng như giảng viên nhà trường và được tiến hành đồng bộ về cơ cấu tổ chức, số lượng, chất lượng, phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ giảng viên theo định hướng phát triển chung của nhà trường.
Trong quá trình thực hiện, cần xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện theo thứ tự ưu tiên để đem lại hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng lãng phí về thời gian và tiền bạc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quá trình nghiên cứu lý luận:
- Luận văn đã sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề về phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường Cao đẳng cũng như nêu được các nghiên cứu ở trong nước và ở nước ngoài.
- Luận văn đã nêu được các khái niệm về giảng viên và đội ngũ giảng viên, khái niệm về phát triển và phát triển đội ngũ giảng viên, khái niệm về giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên.
- Luận văn đã nêu được những yêu cầu về cơ bản đối với đội ngũ giảng viên ở các trường Cao đẳng cũng như công tác phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường Cao đẳng.
Quá trình nghiên cứu thực trạng:
- Luận văn đã giới thiệu khái quát về trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
- Luận văn đã nêu được thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
- Luận văn đã nêu được thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng, tác giả đề xuất được 05 giải pháp đó là:
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
- Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên. - Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.
- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên.
- Đổi mới việc thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giảng viên.
- Kết quả thăm dò về mức độ cần thiết và tính khả thi cho thấy các giải pháp được đề xuất được đánh giá là cần thiết và khả thi.
Như vậy, mục đích và các nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã được thực hiện. Đề tài đã hoàn thành.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhanh chóng xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong các trường Cao đẳng, Đại học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu ban hành các chính sách đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển.
2.2. Đối với trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm quy hoạch tổng thể về cơ sở vật chất, đội ngũ Cán bộ – Giảng viên – Công nhân viên.
Nghiên cứu chính sách hỗ trợ đội ngũ giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng mềm...
Nghiên cứu tuyển dụng những ứng cử viên có trình độ cao, ứng cử viên đã qua công tác thực tế tại các công ty, xí nghiệp về tham gia giảng dạy tại nhà trường.
Tăng thu nhập cho đội ngũ giảng việc thông qua các hợp đồng liên kết đào tạo, hợp đồng gia công, các hoạt động khai tác cơ sở vật chất nhà trường.
Tăng cường mở rộng liên kết, hợp tác với các trường học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tạo mội trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, dân chủ và trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
2.3. Đối với giảng viên nhà trường
Ý thức được việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong thời đại ngày nay là yếu tố tất yếu đồng thời đảm bảo đạt chuẩn theo quy định của ngành.
Ý thức được việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên là cơ hội, điều kiện để điều chỉnh, phấn đấu ngày càng tốt hơn.
(khóa IX) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 6426/QĐ-BDGĐT ngày 24/09/2008 của về việc thành lập trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức trên cơ sở Trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Thủ Đức, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Điều lệ trường cao đẳng (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 28 tháng 11 năm 2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.
5. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012), Hà Nội.
6. Chính Phủ (2003), Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Hà Nội.
7. Chính phủ (2006), Nghị định 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP, Hà Nội.
8. Chính phủ (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 về việc phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Hà Nội.
9. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
10. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2002), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục Đại học Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
12.Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB giáo dục, Hà Nội.
13.Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Viên chức 2010, số 58/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, Hà Nội.
14.Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002, Hà Nội.
15.Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, số 38/2005/QH11, ngày 14 tháng 06 năm 2005, Hà Nội.
16. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo dục, số 44/2009/QH12, Hà Nội.
17. Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thúy Khanh, Phạm Hùng Việt (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và Quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế.
19.Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (2013), Dự thảo kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2013-2018.
định tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo thành phố.
21. PGS.TS. Nghiêm Đình Vì và ThS. Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, NXB Chính trị quốc gia.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2013
PHIẾU ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
(Dành cho học sinh sinh viên)
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, đề nghị các em hãy đánh dấu (X) vào ô chỉ mức độ mà các em cho là phù hợp nhất. Mức độ tăng từ 1 đến 5; 1 là chưa tốt và 5 là rất tốt.
Họ và tên:……… Lớp:………
Nội dung ý kiến đánh giá 1 2 3 4 5 I. Về năng lực
1. Giảng viên quan tâm đến thái độ học tập của học sinh. 2. Giảng viên có phương pháp giảng dạy dễ hiểu, hấp dẫn,
sinh động.
3. Giảng viên sử dụng tốt các thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy.
4. Giảng viên giảng dạy theo đúng tiến độ năm học.
5. Giảng viên có liên hệ tính thực tiễn của bài học với thực tiễn nghề nghiệp tương lai.
6. Giảng viên có đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tổ chức thảo luận để hiểu sâu nội dung bài học.
7. Nội dung kiểm tra đánh giá học phần của Giảng viên bao quát và phù hợp với đặc điểm của học phần.
8. Việc giảng dạy của Giảng viên kết hợp với việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh sinh viên
9. Thường xuyên cập nhật kiến thức mới phù hợp với nội dung giảng dạy
10. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học
13. Đến lớp và ra về đúng giờ
Xin trân trọng cảm ơn!
PHỤ LỤC 2
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
(Dành cho Cán bộ - Giảng viên)
Nhằm đánh giá thực trạng từ đó có cơ sở phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, đề nghị quý thầy/cô hãy đánh dấu (X) vào ô chỉ mức độ mà quý thầy/cô cho là phù hợp nhất.
Họ và tên GV:……… Trình độ chuyên môn:……… Học phần giảng dạy:………
1. Về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GV
Nội dung đánh giá Tốt Khá Trung
bình Kém
1. Công tác tạo nguồn CBQL kế cận được tổ chức thực hiện hợp lý.
2. Công tác bỏ phiếu tín nhiệm CBQL được thực hiện công khai, dân chủ.
3. CBQL trong diện quy hoạch là những người có năng lực và phẩm chất đạo đức, có uy tín trong đội ngũ.
4. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GV thực hiện theo đúng quy định và tiêu chuẩn.
5. Công tác quy hoạch GV giảng dạy hợp lý, tạo môi trường học tập.
6. Công tác quy hoạch GV giảng dạy khai thác tối ưu năng lực hiện có.
7. Nhà truờng có những định hướng cho GV phát triển trong tương lai.
hợp lý, có kế hoạch và theo quy trình.
2. GV trúng tuyển có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
3. GV trúng tuyển có phẩm chất đạo đức, yêu nghề, chấp hành nội quy nhà trường.
4. Kết quả tuyển dụng được công bố rõ ràng.
5. Nhà trường phân công GV giảng dạy hợp lý, tạo môi trường làm việc hiệu quả.
6. Nhà trường phân công GV làm các công tác kiêm nhiệm phù hợp.
3. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV
Nội dung đánh giá Tốt Khá Trung
bình Kém
1. GV có kế hoạch học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhà trường.
2. GV nhận thức được nhiệm vụ học tập của mình. 3. Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ GV hợp lý.
4. Nhà trường có chính sách hỗ trợ cho GV học tập. 5. Công tác đánh giá chất lượng đội ngũ GV sau khi học tập.
6. Nội dung các chuyên đề học tập, bồi dưỡng phù hợp với công việc.
4. Về công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV
Nội dung đánh giá Tốt Khá Trung
bình Kém
1. Công tác ghi nhận vi phạm của GV chính xác, có minh chứng cụ thể.
2. Công tác đánh giá GV thao giảng theo thang điểm, tiêu chí cụ thể.
3. GV dự giờ góp ý, chấm điểm nội dung giảng dạy hợp lý.
5. Công tác lấy ý kiến phản hồi từ người học khách quan, công khai.
6. GV và HSSV hiểu đúng về mục đích công tác lấy ý kiến phản hồi từ người học.
5. Về công tác thi đua, khen thưởng đội ngũ GV
Nội dung đánh giá Tốt Khá Trung
bình Kém
1. Nhà trường tạo không khí thi đua sôi nổi.
2. Tổ chức các công trình thi đua nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.
3. Các công trình thi đua ứng dụng vào thực tiễn nhà trường.
4. Nhà trường có chế độ khen thưởng hợp lý.
5. Nhà trường đánh giá và khen thưởng theo hiệu quả công việc.
6. Nhà trường tạo tâm lý yên tâm cho GV công tác tại nhà trường lâu dài.
Xin trân trọng cảm ơn!
PHỤ LỤC 3
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc