Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định cũng như đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ đổi mới.

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên nhà trường về công tác học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết, khả năng ngoại ngữ, tin học trong thời đại ngày nay là một yếu tố tất yếu để tồn tại và phát triển.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về nghiệp vụ sư phạm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, đạo đức.

Đảm bảo đội ngũ giảng viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.

Đảm bảo đội ngũ giảng viên có khả năng sử dụng Tiếng Anh trong dạy học và trong nghiên cứu tài liệu chuyên môn. Đảm bảo đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thực tế trong các công ty, xí nghiệp thông qua hoạt động đưa giảng viên tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các trường học, các doanh nghiệp tiên tiến trong và ngoài nước.

Đánh giá được chất lượng đội ngũ giảng viên sau khi học tập, tránh tình trạng hợp thức hóa bằng cấp, học ảo.

Tăng cường nhận thức cho đội ngũ giảng viên về nhiệm vụ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Quy hoạch tổng thể đội ngũ giảng viên nhà trường, xác định nhu cầu, định hướng các ngành nghề, đối tượng tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ.

Xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục và thường xuyên đội ngũ giảng viên về trình độ chuyên môn, kỹ năng giảng dạy, kỹ năng mềm, có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học, có kiến thức cơ bản về công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin cũng như các phương pháp dạy học hiện đại.

Xây dựng các chính sách hỗ trợ học phí, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, sắp xếp công công việc, chính sách khen thưởng sau khi nhận bằng cũng như kỷ luật khi không hoàn thành chương trình học theo quy định.

Xây dựng chính sách đưa giảng viên tham gia thực tập, học hỏi kinh nghiệm tại các doanh nghiệp, trường học trong và ngoài nước, có chế độ khen thưởng, kỷ luật hợp lý.

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng các lớp ngắn hạn về các công tác tuyên truyền, nghiệp vụ, đoàn thể.

Xây dựng các quy định về việc giảng viên tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Đo lường, đánh giá chất lượng giảng viên, hiệu quả công việc sau khi đào tạo, bồi dưỡng.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Để thực hiện được nội dung của giải pháp, nhà truờng cần thực hiện các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Xây dựng và công khai Chiến lược phát triển trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức trong đó quy hoạch đội ngũ giảng viên nhà trường, xác

định các ngành mũi nhọn, các ngành còn thiếu giảng viên để định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Bước 2: Công khai Chiến lược phát triển nhà trường để đội ngũ giảng viên nhận thấy tầm nhìn, định hướng phát triển, chiến lược phát triển đội ngũ của nhà trường trong tương lai. Trên cơ sở đó, mỗi giảng viên tự soi rọi cái mình có với nhu cầu cần phải đáp ứng để ý thức nhiệm vụ học tập của mình, có kế hoạch học tập, nâng cao trình độ phù hợp cũng như để đội ngũ giảng viên ý thức nhiệm vụ học tập của mình.

Bước 3: Phòng Tổ chức – Nhân sự phối hợp với các đơn vị trong nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục và thường xuyên đội ngũ Cán bộ – Giảng viên hiện có, cụ thể như:

- Đầu tư cho đội ngũ giảng viên học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành.

- Liên hệ các tổ chức đào tạo giáo dục để hợp đồng tổ chức các lớp bồi dưỡng các kỹ năng mềm tại nhà trường như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng lập kế hoạch và xử lý công việc, kỹ năng quản lý thời gian... nhằm trang bị cho giảng viên ngoài những kiến thức chuyên môn còn có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

- Liên hệ các trung tâm Ngoại ngữ để hợp đồng tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng tiếng Anh tại trường, bồi dưỡng, đào tạo tiếng Anh đủ chuẩn, tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên đi học tập, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để nâng cao trình độ và khả năng hội nhập đồng thời đáp ứng chuyên môn, nghiệp vụ và thi đầu vào sau đại học trong nước và nước ngoài.

- Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên về phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, ứng dụng công nghệ

thông tin, các phương tiện dạy học hiện đại vào công tác giảng dạy.

- Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên. Bước 4: Xây dựng quy định đối với đội ngũ giảng viên về công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng như công tác học hỏi kinh nghiệm thực tiễn tại các trường học, các công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước cụ thể như:

- Tiến hành hợp đồng đào tạo với các tổ chức bên ngoài cần quy định cụ thể các điều khoản về giáo trình, tài liệu học, thời gian học, nội dung học, kết quả đạt được sau khi học...để đảm bảo chất lượng cho công tác đào tạo.

- Tổ chức học tai trường phải đảm bảo thực hiện theo kế hoạch trên tinh thần tôn trọng người dạy và người học cụ thể như nội quy lớp học, thời gian vào học, thời gian nghỉ, đảm bảo số tiết học theo quy định, ý thức nhiệm vụ học tập... đồng thời phân công cán bộ theo dõi, kiểm tra lớp học về sỉ số, nội dung, kỷ luật... và báo cáo định kỳ với lãnh đạo nhà trường.

- Quy định thời gian, nội dung, báo cáo về công tác học hỏi kinh nghiệm thực tiễn tại các doanh nghiệp.

- Quy định cụ thể đối tượng, điều kiện học tập, thời gian học, khen thưởng và kỷ luật trong quá trình học tập cũng như sau khi nhận bằng, thời gian cam kết phục vụ cho nhà trường sau khi tốt nghiệp. Bước 5: Xây dựng chính sách hỗ trợ đội ngũ giảng viên học tập nâng cao trình độ, cụ thể như sau:

- Về học phí: hỗ trợ 100% học phí cho đội ngũ giảng viên tham gia học tập trong và ngoài nước.

- Về thời gian: sắp xếp thời gian làm việc và giảng dạy đối với giảng viên tham gia học tập.

- Xây dựng chính sách đầu tư cho các sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi để đào tạo đội ngũ Cán bộ – Giảng viên kế cận.

Bước 6: Tăng cường hợp tác với các trường đại học uy tín, tiên tiến trong và ngoài nước, đưa giảng viên nhà trường tham gia bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu những kỹ thuật công nghệ hiện đại.

Bước 7: Đánh giá, đo lường chất lượng đội ngũ giảng viên sau khi được đào tạo thông qua hoạt động kiểm tra chuyên môn, thăm dò ý kiến của học sinh sinh viên cũng như công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm...

3.2.3.4. Những điều kiện thực hiện giải pháp

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức phải ổn định về công tác tổ chức quản lý, đội ngũ giảng viên hiện có.

Lãnh đạo nhà trường cùng với đội ngũ giảng viên nhà trường phải ý thức được việc học tập, nâng cao trình độ là yếu tố tất yếu trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đất nước hội nhập và phát triển.

Nhà trường phải xây dựng các quy định đào tạo bồi dưỡng, về công tác khen thưởng, kỷ luật…

Có mối quan hệ với các trường học, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tăng nguồn thu từ các hoạt động kinh tế để đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao nhận thức của lãnh đạo nhà trường và toàn thể đội ngũ giảng viên hiểu rõ ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên.

Giúp cho lãnh đạo nhà trường có cái nhìn chính xác về thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên nhà trường, từ đó xác định tầm nhìn của nhà truờng trong tương lai, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch khen thưởng, kỷ luật hợp lý và kịp thời.

Giúp cho lãnh đạo các khoa nhận thấy được những mặt đạt được, những mặt chưa đạt được của đội ngũ giảng viên trong khoa để từ đó có kế hoạch dự giờ, kiểm tra định kỳ, hướng dẫn, điều chỉnh, hay phát huy, khen thưởng để đội ngũ giảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Giúp cho đội ngũ giảng viên nhà trường nhận thấy được vị trí của mình, những ưu điểm, khuyết điểm cũng như nguyên nhân của những hạn chế trong công tác. Trên cơ sở đó, giảng viên có kế hoạch tự nâng cao trình độ, chất lượng giảng dạy, tự rèn luyện kỹ năng, đạo đức nhà giáo, phẩm chất chính trị để đáp ứng yêu cầu về người giảng viên trường cao đẳng cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kỳ đất nước phát triển.

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên được thực hiện trên tinh thần tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, công khai và dân chủ.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá trong đội ngũ giảng viên, giúp giảng viên tiếp thu ý kiến đóng góp của học sinh sinh viên một cách chủ động và tích cực.

Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên về trình độ chuyên môn.

Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên về tác phong sư phạm, khả năng xử lý tình huống.

Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên về đạo đức nhà giáo, giao tiếp, ứng xử với sinh viên...cũng như nội quy nhà trường như làm việc đúng giờ, đảm bảo ngày giờ công, nghỉ dạy có xin phép...

Đánh giá đội ngũ giảng viên về công tác cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội, tinh thần học tập nâng cao trình độ, tinh thần học hỏi, thu thập kinh nghiệm tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đánh giá đội ngũ giảng viên trên các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết trên các số báo chuyên ngành, tổ chức các hội thảo chuyên đề trong nhà truờng.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Để thực hiện được nội dung của giải pháp, nhà truờng cần thực hiện các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Tổ chức các hội thi, hội thảo, chuyên đề thảo luận về các công tác cụ thể như:

- Hội thảo về công tác lấy ý kiến của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, nhằm giúp cho đội ngũ giảng viên cũng như học sinh sinh viên trong nhà trường nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của hoạt động này, giúp cho giảng viên không né tránh, không cảm thấy bị xúc phạm khi người học đánh giá mà chủ động tiếp nhận thông tin một cách tích cực, từ đó có kế họach điều chỉnh, sửa đổi để phù hợp. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất đánh giá chất lượng, đạo đức của người giảng viên.

- Hội thảo về công tác thanh kiểm tra tại nhà trường, mời báo cáo viên là những chuyên gia về pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ Cán bộ – Giáo viên – Công nhân viên nhà trường về công tác thanh tra giáo dục, đặc biệt là công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên.

- Hội thi về giáo viên dạy giỏi, về công tác giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học tập nhằm tạo không khí vui tươi cũng như không khí học tập trong nhà trường.

Tổ chức cho các thành viên Ban kiểm tra và Cán bộ – Nhân viên phòng Thanh tra pháp chế tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ về thanh kiểm tra.

Bước 2: Tổ chức các hội thảo về công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên, từ đó thảo luận, tổ chức đóng góp ý kiến về các tiêu chí đánh giá, thang điểm dự giờ, phiếu thăm dò ý kiến học sinh, quy chế thi đua...Từ đó xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn, biểu mẫu cụ thể nhằm thực hiện công tác kiểm tra đánh giá công khai và dân chủ.

Bước 3: Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường, thành viên là những người có uy tín, có trình độ, có đạo đức trong nhà trường, trưởng Ban kiểm tra là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng. Ban kiểm tra chịu trách nhiệm tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên.

Bước 4: Đối với công tác ghi nhận tình hình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên, nhà trường trang bị các thiết bị chấm công hiện đại như thẻ thông minh, máy chấm công bằng dấu vân tay...nhằm tránh tình trạng chủ quan, nặng tình cảm. Đối với các trường hợp ghi nhận khác như dạy không đúng phòng, dạy bù không báo, bỏ lớp trong giờ dạy...phải có chữ ký của nguời vi phạm tại thời điểm ghi nhận.

Đối với công tác dự giờ, kiểm tra chuyên môn, giảng viên dự giờ là thành viên trong Ban kiểm tra (có sự tham dự của Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo), còn lại là giảng viên các khoa, tuy nhiên phải đảm bảo 50% giảng viên dự giờ có trình độ đúng chuyên môn. Tránh tình trạng giảng viên dự giờ là người ở khoa, có mối quan hệ thân thiết với giảng viên thao giảng.

Bên cạnh kế hoạch kiểm tra đã được công khai từ đầu năm học, nhà trường còn tổ chức kiểm tra dự giờ đột xuất đối với giảng viên nhà trường

cũng như giảng viên thỉnh giảng nhằm tránh tình trạng giảng viên tập trung vào tiết dạy mẫu, mang nặng hình thức khi chuẩn bị kiểm tra.

Đối với công tác lấy ý kiến phản hồi của người học, nhà trường công khai phiếu khảo sát đồng thời triển khai thu thập và xử lý thông tin phản hồi một cách tế nhị và tôn trọng. Thông tin phản hồi sẽ được niêm phong và chuyển cho lãnh đạo khoa, lãnh đạo khoa làm việc riêng với từng cá nhân và có hướng xử lý đối với từng trường hợp để trình Hiệu trưởng xem xét.

Bước 5: Trưởng phòng Thanh tra pháp chế phải tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc sử dụng hình thức kiểm tra gián tiếp hay trực tiếp, toàn bộ hay chọn mẫu, tự kiểm tra và kiểm tra cũng như tham mưu về phương pháp kiểm tra: quan sát, trao đổi, kiểm tra hồ sơ, tham dự hoạt động…

Bước 6: Bổ sung cán bộ chuyên trách, có nghiệp vụ pháp lý để hỗ trợ trong công tác thanh kiểm tra.

Bước 7: Sau khi ghi nhận, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên trong nhà trường, Ban kiểm tra phải thiết kế biểu mẫu “Biên bản phản hồi” trong đó quy định rõ thời gian, hướng khắc phục các công việc theo đề nghị của Ban kiểm tra. Biên bản này lập thành 2 bản, người lập lưu 1 bản, 1 bản nộp cho Trưởng ban kiểm tra. Căn cứ vào nội dung biên bản, Ban kiểm tra có kế hoạch kiểm tra lại các giảng viên chưa đạt yêu cầu nhằm hạn chế các sai phạm lập đi lập lại.

Bước 8: Sử dụng kết quả kiểm tra cho hoạt động thi đua, khen thưởng.

3.2.4.4. Những điều kiện thực hiện giải pháp

Lãnh đạo nhà trường cũng như toàn thể giảng viên phải có nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên.

Nhà trường phải xây dựng các tiêu chí đánh giá đội ngũ giảng viên một cách rõ ràng, công khai và công bằng.

Ban kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên là những người có đủ trình độ, năng lực về công tác chuyên môn, kiến thức về pháp luật, có đạo đức, tác phong nhà giáo.

Sau khi đánh giá, kiểm tra, Ban kiểm tra phải làm việc trực tiếp với giảng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w