Thực trạng đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 43 - 55)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ

Thủ Đức

2.3.1. Số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên nhà trường

Về số lượng, tính đến tháng 02 năm 2013, tổng số giảng viên toàn trường là 242 giảng viên, trong đó có 174 giảng viên cơ hữu và 68 giảng viên thỉnh giảng.

Về cơ cấu, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng phân theo khoa và tổ bộ môn được thể hiện tại bảng 2.1 và bảng 2.2. Theo đó, giảng viên cơ hữu có số lượng cao nhất là khoa Công nghệ thông tin với 36 giảng viên, chiếm tỉ lệ 20.69% trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường, giảng viên cơ hữu có số lượng thấp nhất là bộ môn tiếng Hàn với 4 giảng viên, chiếm tỉ lệ 2.3% trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường.

Đối với giảng viên thỉnh giảng, cơ cấu cũng tương tự giảng viên cơ hữu. Giảng viên thỉnh giảng có số lượng cao nhất là khoa Công nghệ thông tin với 15 giảng viên, chiếm tỉ lệ 22.6% trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường, giảng viên thỉnh giảng có số lượng thấp nhất là bộ môn tiếng Hàn với 0 giảng viên.

Bảng 2.1: Đội ngũ giảng viên cơ hữu phân theo khoa, bộ môn

STT Khoa/Bộ môn

Số lượng giảng viên cơ

hữu

Tỉ lệ (%)

2 Khoa Cơ khí 28 16.09%

3 Khoa Điện - Điện tử 22 12.64%

4 Khoa Tài chính Kế toán 21 12.07%

5 Khoa Quản trị kinh doanh 21 12.07%

6 Khoa Ngoại ngữ 12 6.9%

7 Khoa Khoa học cơ bản 21 12.07%

8 Khoa Du lịch 9 5.17%

9 Bộ môn Tiếng Hàn 4 2.3%

Tổng số 174 100%

Bảng 2.2: Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng phân theo khoa STT Khoa/Bộ môn Số lượng giảng viên thỉnh giảng Tỉ lệ (%)

1 Khoa Công nghệ thông tin 15 22.06%

2 Khoa Cơ khí 4 5.88%

3 Khoa Điện - Điện tử 4 5.88%

4 Khoa Tài chính – Kế toán 14 20.59%

5 Khoa Quản trị kinh doanh 10 14.71%

6 Khoa Ngoại ngữ 1 1.47%

7 Khoa Khoa học cơ bản 15 22.06%

8 Khoa Du lịch 5 7.35%

9 Bộ môn Tiếng Hàn 0 0%

Tổng số 68 100%

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự, trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức)

Cơ cấu đội ngũ giảng viên của nhà trường phân theo độ tuổi được thể hiện thông qua bảng 2.3 (Cơ cấu giảng viên phân theo độ tuổi). Theo số liệu

ta thấy, giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng của trường có độ tuổi dưới 35 tuổi đ ạ t 1 4 8 / 2 4 2 , chiếm tỷ lệ 61,1% trong tổng số giảng viên của nhà trường. Tỷ lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn so với các độ tuổi khác. Điều này phản ảnh đội ngũ giảng viên nhà trường là đội ngũ trẻ, năng động, ham học hỏi, nhiệt huyết, là lực lượng kế cận tốt cho sự phát triển chung của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, đối tượng này còn nhiều hạn chế như thiếu nhiều kinh nghiệm, thiếu thực tiễn, trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề. Do đó nhà trường cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng, đạo đức để đáp ứng yêu cầu của nhà truờng. Đối với độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi, đội ngũ giảng viên đạt 83/242, chiếm tỉ lệ 34.3% trong tổng số giảng viên của nhà trường. Đội ngũ giảng viên này là những người có thâm niên công tác cao, giàu kinh nghiệm trong công tác cũng như trong cuộc sống, tâm huyết với nghề. Đối với độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất, đạt 11/242, chiếm tỉ lệ 4.5% trong tổng số giảng viên nhà trường.

Bảng 2.3: Đội ngũ giảng viên phân theo độ tuổi

Đối tượng

Phân theo độ tuổi

Tổng Dưới 35

tuổi

Từ 35 - 50

tuổi Trên 50 tuổi

Giảng viên cơ hữu 102 64 8 174

Giảng viên thỉnh

giảng 46 19 3 68

Tổng 148 83 11 242

Biểu đồ 2.1: Thống kê đội ngũ giảng viên phân theo độ tuổi

2.3.2. Trình độ đội ngũ giảng viên nhà trường

Đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường đa số là có trình độ từ đại học trở lên. Theo số liệu tại bảng 2.4, số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ đạt tỉ lệ 66/174, chiếm 38% trên tổng số giảng viên cơ hữu nhà trường. Số lượng này cũng không cao do trường mới nâng cấp thành trường cao đẳng từ năm 2008, tuy nhiên điều này thể hiện ý thức học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên nhà trường luôn được đầu tư, chú trọng nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển.

Số lượng giảng viên thỉnh giảng có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ đạt tỉ lệ 18/68, chiếm 26.5%. Số lượng này còn ít, điều này nói lên việc nhà trường mời giảng viên bên ngoài về giảng dạy tại trường chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn của giảng viên dạy tại trường cao đẳng, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Bảng 2.4: Thống kê trình độ chuyên môn của giảng viên (tính đến 02/2013)

TT Nội dung lượngSố Tiến Trình độ chuyên môn

Tỉ lệ (%) Thạc Tỉ lệ (%) Đại học Tỉ lệ (%)

1 Giảng viên cơ hữu 174 1 0.57% 65 37.36% 108 62.07%

2 Giảng viên thỉnh giảng 68 1 1.47% 20 29.4% 47 69.1%

Tổng số 242 2 0.83% 85 35.1% 155 64%

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự, trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức)

Theo số liệu tại bảng 2.5 (Thực trạng biến động số lượng giảng viên trường từ năm 2009 đến năm 2012), chúng ta thấy đội ngũ giảng viên trong n h à t r ư ờ n g t ừ n ă m 2 0 0 9 đ ế n n a y đ ã có sự phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng (kể cả giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng). Năm học 2009 – 2010 tổng số giảng viên cơ hữu là 101 người và đến năm học 2011 – 2012 số lượng này tăng lên là 174 với tỉ lệ tăng 72.3%. Lực lượng giảng viên thỉnh giảng của nhà trường ít tăng hơn, năm học 2009 – 2010 nhà trường có 46 giảng viên thỉnh giảng, đến năm học 2011– 2012, nhà trường có 68 giảng viên thỉnh giảng, tỉ lệ tăng khoảng 47.8%. Qua con số này, ta thấy nhà trường chú trọng đầu tư phát triển lực lượng đội ngũ giảng viên trên cơ sở phát triển số lượng và chất lượng. So sánh giữa lực lượng giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng, nhà trường đã ưu tiên đầu tư lực lượng giảng viên cơ hữu – đội ngũ gắn bó lâu dài với nhà trường.

Bên cạnh việc tăng về số lượng giảng viên, chất lượng đội ngũ giảng viên cũng được tăng lên đáng kể. Năm học 2009 – 2010, tỉ lệ giảng viên cơ

hữu có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ là 19, đến năm học 2011 – 2012, nhà trường có 65 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, tỉ lệ này tăng 242.1% . Đối với giảng viên thỉnh giảng, trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ năm học 2009 – 2010 so với năm học 2011 – 2012 tăng 205%. Con số này nói lên ý thức học tập, nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên trong nhà trường rất cao cũng như việc mời giảng viên bên ngoài giảng dạy cũng rất chú trọng đến giảng viên có trình độ chuyên ngành sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy cho sinh viên trong thời đại ngày nay

Bảng 2.5: Thực trạng biến động số lượng giảng viên trường từ năm 2009 đến năm 2012 NH: 2009 -2010 NH: 2010 -2011 NH: 2011 -2012 I. Giảng viên cơ hữu

1. Tiến sĩ 1 1 1

2. Thạc sĩ 18 30 64

3. Đại học 82 93 109

Tổng 101 124 174

II. Giảng viên thỉnh giảng

1. Tiến sĩ 1

2. Thạc sĩ 6 15 20

3. Đại học 40 51 47

Tổng 46 66 68

2.3.3. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên nhà trường

2.3.3.1. Phẩm chất đội ngũ giảng viên

Phẩm chất của đội ngũ giảng viên được thể hiện thông qua phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức.

a) Phẩm chất chính trị: Phần lớn giảng viên nhà trường có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, ổn định, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, luôn tuân thủ pháp luật của nhà nước và nội quy, quy định của nhà trường. Đến nay, nhà trường chưa có các trường hợp giảng viên vi phạm về phẩm chất chính trị. Ngoài việc học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, giảng viên nhà trường luôn có ý thức, tinh thần học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị. Phẩm chất chính trị vững vàng giúp người giảng viên tự tin, bản lĩnh, từ đó hướng dẫn, giáo dục cho học sinh sinh viên trở thành những người vừa có đức vừa có tài, có lập luận chính trị rõ ràng, kiên định trước những biến động của xã hội hiện đại. Theo số liệu tại bảng 2.6, nhà trường hiện có 33 đảng viên trong tổng số 174 giảng viên cơ hữu nhà trường, chiếm tỉ lệ 19%, trong số đó có 11 đảng viên đạt trình độ lý luận chính trị cao cấp, chiếm tỉ lệ 33.30%, có 5 đảng viên đạt trình độ lý luận chính trị trung cấp, chiếm tỉ lệ 15.20% và 17 đảng viên đạt trình độ lý luận chính trị sơ cấp, chiếm tỉ lệ 51.50%. Bên cạnh đó, nhà trường hiện có 20 giảng viên là đoàn viên thuộc chi đoàn giảng viên trong tổng số 174 giảng viên nhà trường, chiếm tỉ lệ 11.5% và 100% giảng viên nhà trường là công đoàn viên tham gia tổ chức Công đoàn.

Bảng 2.6: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ đảng viên Trình độ lý luận chính trị Số lượng Tỉ lệ (%)

Cao cấp 11 33.30%

Trung cấp 5 15.20%

Sơ cấp 17 51.50%

(Nguồn: Văn phòng Đảng Ủy, trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức)

Biểu đồ 2.2: Thống kê trình độ lý luận chính trị đội ngũ đảng viên

b) Phẩm chất đạo đức: Ngoài việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, người giảng viên cần phải trao dồi, rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức. Như Bác Hồ đã nói “Có tài mà không có đức là vô dụng - Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Người giảng viên phải gương mẫu trong lối sống, trong cư xử hàng ngày để học sinh sinh viên ngoài việc thu thập các kiến thức thầy cô giảng dạy trên ghế nhà trường còn phải học tập cả đạo đức, tác phong kỷ luật để khi ra trường các em có thể vận dụng vào việc làm và trở thành những công dân tốt cho đất nước mai sau.

2.3.3.2. Năng lực đội ngũ giảng viên

- Về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, giảng viên nhà trường có kỹ năng tìm hiểu và nhận biết được thái độ học tập, đặc điểm tâm lý và trình độ của từng sinh viên trong lớp. Từ đó có những phương pháp, kế hoạch giảng dạy phù hợp nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất.

- Về năng lực dạy học, giảng viên có khả năng truyền đạt, thổi hồn vào bài giảng, sử dụng tốt các thiết bị, phương tiện dạy học làm cho bài giảng sinh

động, dễ hiểu, giúp cho người học thêm hứng thú, yêu thích môn học. Bên cạnh đó, giảng viên có lập kế hoạch nhằm đảm bảo việc giảng dạy khoa học, phù hợp và đúng tiến độ năm học nhà trường đã đề ra, tránh các trường hợp chậm trễ làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của nhà trường. Ngày nay, người học đóng vai trò là trung tâm trong mọi hoạt động giảng dạy, giảng viên là người định hướng, hướng dẫn, gợi mở, khơi gợi sự sáng tạo, giúp cho người học biết cách tự học, tự chiếm lĩnh tri thức. Do đó, trong tiết dạy, giảng viên được sinh viên đánh giá là tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và chủ động trong việc tự học, tự rèn luyện, có khả năng đặt câu hỏi để định hướng các em cách thức thảo luận nhằm hiểu sâu và chắc hơn vấn đề đưa ra. Từ đó, giảng viên xây dựng được môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Ngoài ra, nội dung kiểm tra được giảng viên đưa ra phù hợp với bài học, kết quả đánh giá mang tính chính xác và khách quan, tạo cho sinh viên sự tin tưởng vào thầy cô.

- Về năng lực giáo dục, giảng viên còn chỉ bảo, giáo dục cho sinh viên nhân cách, đạo đức, cách đối nhân xử thế thông qua hoạt động dạy học. Điều này hết sức quan trọng đối với sự nghiệp trồng người. Người thầy, người cô sẽ định hướng cho các em những kỹ năng, tác phong và đạo đức nghề nghiệp khi các em ra ngoài xã hội, bước chân vào các công ty, xí nghiệp mà việc giáo dục phải được thực hiện ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Những định hướng của người giảng viên trong lớp học sẽ giúp các em vững bước, tự tin hơn khi đi làm. Ngoài việc có thể ứng dụng những kiến thức đã học để nuôi sống bản thân, các em còn có ý thức kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, lòng yêu nghề và từ đó rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và doanh nghiệp.

- Về năng lực phát triển nghiệp vụ sư phạm, giảng viên nhà trường được đánh giá là thường xuyên cập nhất kiến thức mới cũng như tích cực đổi mới

phương pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục. Xã hội luôn vận động và phát triển. Để tồn tại, mọi sự vật, hiện tượng phải tự thân vận động để theo kịp với xu thế phát triển đó. Người giảng viên cũng vậy, họ phải tự bồi dưỡng, cập nhật thông tin, đổi mới phương pháp, tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm truyền đạt cho sinh viên những kiến thức chuẩn xác và phù hợp nhất. Hiện nay, trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đang tiến hành ký kết hợp tác với các doanh nghiệp nhằm đưa giảng viên đến học tập tại các doanh nghiệp, “nhúng” mình vào môi trường của các doanh nghiệp để thu thập kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao trình độ, kiến thức, cập nhật thông tin, kỹ năng thực hành và từ đó nâng cao chất lượng dạy học.

2.3.3.3. Đánh giá chung

Tiến hành điều tra chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Phụ lục 1) trên 40 sinh viên đánh giá về năng lực và phẩm chất đạo đức của giảng viên nhà trường, kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.7: Tổng hợp ý kiến đánh giá của sinh viên về chất lượng đội ngũ giảng viên nhà trường

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Câu 1 0 0 2 5 2 5 22 55 14 35 Câu 2 0 0 1 2.5 8 20 21 52.5 10 25 Câu 3 0 0 0 0 5 12.5 16 40 19 47.5 Câu 4 0 0 0 0 1 2.5 13 32.5 24 60 Câu 5 2 5 0 0 3 7.5 19 47.5 16 40 Câu 6 0 0 0 0 6 15 20 50 14 35 Câu 7 0 0 0 0 6 15 16 40 18 45 Câu 8 0 0 1 2.5 2 5 18 45 19 47.5 Câu 9 0 0 1 2.5 3 7.5 15 37.5 21 52.5

Câu 10 0 0 2 5 4 10 20 50 13 32.5 Câu 11 0 0 0 0 0 0 3 7.5 36 90 Câu 12 0 0 0 0 0 0 11 27.5 28 70 Câu 13 0 0 0 0 0 0 6 15 33 82.5 Ghi chú: - Mức độ tăng từ 1 đến 5. Mức 1 là chưa tốt và mức 5 là rất tốt. - Câu 1 đến câu 10: khảo sát về năng lực đội ngũ giảng viên.

- Câu 11 đến câu 13: khảo sát về phẩm chất đạo đức đội ngũ giảng viên. Thông qua kết quả khảo sát trên, có thể đánh giá năng lực và phẩm chất đạo đức đội ngũ giảng viên nhà trường như sau:

- Về năng lực của đội ngũ giảng viên:

+ Giảng viên quan tâm đến thái độ học tập của học sinh.

+ Giảng viên có phương pháp giảng dạy dễ hiểu, hấp dẫn, sinh động. + Giảng viên sử dụng tốt các thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy.

+ Giảng viên giảng dạy theo đúng tiến độ năm học.

+ Giảng viên có liên hệ tính thực tiễn của bài học với thực tiễn nghề nghiệp tương lai.

+ Giảng viên có đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tổ chức thảo luận để hiểu sâu về nội dung bài học.

+ Nội dung kiểm tra đánh giá học phần của giảng viên bao quát và phù hợp với đặc điểm của học phần.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w