8. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Hoàn thiện việc thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giảng
năng lực về công tác chuyên môn, kiến thức về pháp luật, có đạo đức, tác phong nhà giáo.
Sau khi đánh giá, kiểm tra, Ban kiểm tra phải làm việc trực tiếp với giảng viên để giúp giảng viên nhận ra những yếu kém của mình cũng như nguyên nhân và cách thức khắc phục.
Xây dựng chế độ bồi dưỡng Ban kiểm tra hợp lý để động viên, khuyến khích hoàn thành công việc được giao, định mức bồi dưỡng được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ.
3.2.5. Hoàn thiện việc thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũgiảng viên giảng viên
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Tạo không khí làm việc dân chủ, công bằng, đoàn kết và vui tươi trong nhà trường.
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập cho đội ngũ giảng viên một cách chính đáng và hợp lý trên cơ sở các quy định của nhà nước nhằm cải thiện đời sống, ổn định công việc giúp giảng viên yên tâm công tác tại nhà trường, đặc biệt đối với giảng viên có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời thu hút và giữ những người có kinh nghiện, năng lực và trình độ công tác lâu dài tại đơn vị.
Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính cho Hiệu trưởng. Tạo quyền chủ động cho Cán bộ – Giảng viên – Nhân viên của nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Sử dụng nguồn kinh phí một cách tiết kiệm, chống lãng phí và có hiệu quả.
3.2.5.2. Nội dung của giải pháp
Xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật đội ngũ giảng viên theo năng lực, hiệu quả làm việc, kết quả học tập và thực tập, học hỏi kinh nghiệm tại các doanh nghiệp, không “cào bằng” các trường hợp.
Xây dựng định mức thu và quản lý, phân phối nguồn thu trên cơ sở hợp lý, công khai và dân chủ.
Xây dựng chính sách ưu đãi và thu hút những Cán bộ – Giảng viên giỏi, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong thực tế, chính sách đầu tư cho các sinh viên giỏi để đào tạo đội ngũ Cán bộ – Giảng viên kế cận; chính sách hỗ trợ, giúp đỡ những giảng viên có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, ma chay, tang tế....
Xây dựng chính sách hỗ trợ học phí, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên tham gia học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời hoàn chỉnh qui định đào tạo đội ngũ giảng viên học sau đại học.
Xây dựng chính sách đề bạt hợp lý tạo điều kiện cho mọi cán bộ, giảng viên phấn đấu và phát triển.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Để thực hiện được nội dung của giải pháp, nhà trường cần thực hiện các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Tạo thêm nguồn thu nhập cho nhà trường từ các hoạt động thương mại nhằm từng bước cải thiện thu nhập cho đội ngũ giảng viên của nhà trường, cụ thể như:
- Nguồn thu từ hoạt động giảng dạy theo hợp đồng đào tạo với các trường cũng như các công ty, xí nghiệp...
- Nguồn thu từ các hoạt động của các phòng, khoa, trung tâm, tổ bộ môn như quản lý khách sạn, tổ chức và điều hành các tour du lịch, quản lý siêu thị, nhận gia công các mặt hàng.
- Nguồn thu từ hoạt động khai thác cơ sở vật chất như cho thuê căn tin, chỗ đậu xe, sân bóng đá mini, sân quần vợt, phòng mô phỏng. - Đẩy mạnh công tác đào tạo các lớp ngắn hạn, các lớp ngoại ngữ,
tin học vào buổi tối...
Bước 2: Lãnh đạo nhà trường sử dụng lao động và nguồn lực tài chính một cách hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ được giao, cụ thể như: sắp xếp lại bộ máy quản lý, lãnh đạo trong nhà trường, phân công rõ ràng trách nhiệm, công việc cho từng thành viên trong ban giám hiệu nhà trường.
Bước 3: Lãnh đạo nhà trường định mức cụ thể tỉ lệ phần trăm trên nguồn thu từ học phí, lệ phí cho các công tác trong nhà trường như sau:
- Trích tỉ lệ 15% trên tổng nguồn thu học phí cho công tác quản lý quỹ học phí.
- Trích tỉ lệ 15% trên tổng nguồn thu học phí cho việc cấp phát học bổng cho học sinh sinh viên.
- Trích tỉ lệ 50% trên tổng nguồn thu học phí cho công tác cải cách tiền lương.
- Trích tỉ lệ 05% trên tổng nguồn thu học phí cho công tác đoàn thể. - Trích tỉ lệ 10% trên tổng nguồn thu học phí cho công việc mua
sắm, sửa chữa cơ sở vật chất.
- Trích tỉ lệ 05% trên tổng nguồn thu học phí cho các khoản chi khác phát sinh tại đơn vị.
Bước 4: Thực hiện phân công công việc, giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị trong nhà trường đồng thời quản lý và phân phối nguồn thu, nguồn chi trong nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, theo
công việc cụ thể của từng cá nhân, cụ thể như nguồn thu từ ký túc xá, phí ôn thi tốt nghiệp, công tác quản lý và giảng dạy các lớp buổi tối, các lớp liên kết với các trường bên ngoài...
Bước 5: Hiệu trưởng căn cứ tính chất công việc, khối lương sử dụng, tình hình thực hiện năm trước, quyết định khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc như: sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại…. nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí của nhà trường.
Bước 6: Xây dựng chính sách ưu đãi, chính sách thu hút những Cán bộ – Giảng viên giỏi, có trình độ, cụ thể như thưởng theo hiệu quả, năng lực làm việc, kết quả mang lại cho nhà trường, có những sáng kiến, theo hợpc đồng liên kết với các đơn vị bên ngoài nhằm thu lợi cho nhà trường, thưởng cho những giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đúng chuyên ngành, các chuyên gia, những người có trình độ, kinh nghiệm thực tế trong môi trường kinh doanh, sản xuất về công tác giảng dạy tại nhà trường.
Bước 7: Xây dựng chính sách hỗ trợ học phí và tiền thưởng cũng như tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên đi học tập, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước theo chiến lược quy hoạch nhà trường để nâng cao trình độ và khả năng hội nhập. Bên cạnh đó, phải xây dựng quy định đối với các trường hợp giảng viên đi học được hỗ trợ học phí như sắp xếp công việc để việc học tập không ảnh hưởng đến công tác của nhà trường, cam kết phục vụ cho nhà trường 5 năm từ khi nhận bằng, trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ học tập phải hoàn trả số tiền học phí được hỗ trợ, kết quả học tập sẽ góp phần vào sự phát triển của nhà trường...
Bước 8: Xây dựng cụ thể các tiêu chuẩn được đề bạt vào các chức danh trưởng, phó các đơn vị trong nhà trường như về trình độ chuyên môn, khả năng, đạo đức, trình độ chính trị...một cách hợp lý tạo điều kiện cho mọi cán bộ giảng viên phấn đấu và phát triển.
Bước 9: Xây dựng cơ chế tuyển dụng thông thoáng không ràng buộc về vấn đề hộ khẩu, thủ tục cũng như chính sách hỗ trợ giảng viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc ma chay tang tế…
3.2.5.4. Những điều kiện thực hiện giải pháp
Nhà trường tự chủ tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức nguồn tài chính, chủ động tạo thêm nguồn thu cho nhà trường.
Tăng cường ý thức tiết kiệm và học tập, nâng cao trình độ cũng như học hỏi kinh nghiệm từ môi trường làm việc thực tế cho đội ngũ giảng viên.
Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và đoàn kết để tăng hiệu quả làm việc cho đội ngũ giảng viên.
Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên chủ động, sáng tạo trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Lãnh đạo nhà trường tích cực định hướng những hoạt động nhằm tạo nguồn thu cho nhà trường cũng như tạo cơ hội cho giảng viên và học sinh sinh viên thực hành, thực tập.
Những qui định, chế độ đối với giảng viên mang tính đồng bộ, thống nhất nhằm khuyến khích, thu hút những người có tài, có đức.