Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 77 - 81)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng

đẳng Công nghệ Thủ Đức đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Đảm bảo đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn về chất lượng, đảm bảo tỉ lệ giảng viên/sinh viên là 1/30.

Có đủ số lượng giảng viên bố trí cho các vị trí Cán bộ trong các Phòng, Khoa, Trung tâm.

Nâng cao ý thức học tập và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị của đội ngũ giảng viên.

Nâng cao trình độ Tiếng Anh, Tin học cho đội ngũ giảng viên.

Đảm bảo công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên hợp lý và đúng với yêu cầu phát triển của nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Dự báo quy mô đào tạo của nhà trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Dự báo nhu cầu giảng viên đến năm 2020 để đảm bảo đúng số lượng theo quy định tại công văn số 1325/BGDĐT, ngày 09/02/2007. Bố trí đủ và hợp lý tại các vị trí, đồng bộ về cơ cấu, về số lượng giảng viên trong từng khoa, tổ bộ môn, về độ tuổi, giới tính.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đến năm 2020 về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm, trình độ tin học, ngoại ngữ, công tác nghiên cứu khoa học, tích lũy kinh nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp.

- Xây dựng các tiêu chuẩn đề bạt đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn theo quy định.

- Xây dựng các chính sách hợp lý nhằm chiêu mộ giảng viên giỏi, giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn, tâm huyết với nghề cũng như hỗ trợ học phí cho giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ cũng như học tập kinh nghiệm tại các doanh nghiệp.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Để thực hiện được nội dung của giải pháp, nhà truờng cần thực hiện các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Nhà trường phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo và các khoa xác định số lượng sinh viên, số lượng giảng viên hiện có, từ đó tính tỷ lệ quy đổi số sinh viên/giảng viên.

Bước 2: Dự báo quy mô đào tạo của nhà trường đến năm 2020 cũng như một số ngành sẽ mở thêm trong từng giai đoạn cụ thể 2013 – 2015 và 2015 – 2020. Từ đó xác định nhu cầu giảng viên cần tuyển dụng thêm trong từng giai

đoạn tương ứng tứ năm 2013 đến năm 2020. Lập kế hoạch và tiến hành tuyển dụng để bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng giảng viên đạt định mức quy định về tỷ lệ 30 sinh viên / 1 giảng viên trong các nhóm ngành nghề đào tạo. Đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ giảng viên theo quy định, có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó tập trung đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên hiện có của nhà trường (về số lượng, chất lượng, trình độ, đạo đức…), phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, từ đó xác định chỉ tiêu về chất lượng đội ngũ giảng viên, cụ thể như sau:

- 100% giảng viên có công trình nghiên cứu khoa học.

- 100% giảng viên sử dụng thành thạo Tiếng Anh trong giao tiếp, 20% giảng viên có khả năng sử dụng Tiếng Anh trong nghiên cứu chuyên môn.

- 100% giảng viên ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.

- 100% giảng viên trải qua kinh nghiệm thực tế tại các công ty, xí nghiệp.

- 50% giảng viên có bài báo được đăng tại các báo chuyên ngành. - 30% giảng viên có trình độ trung cấp chính trị.

Bước 4: Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, tích cực thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ với ba phương án: đào tạo trong nước, đào

tạo ở nước ngoài và kết hợp đào tạo trong nước với ngoài nước đồng thời tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại các doanh nghiệp; chú trọng và phát triển các giảng viên trẻ đảm bảo trình độ chuẩn theo quy định. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên được thực hiện trên cơ sở lòng đam mê, yêu nghề, có sở trường về lĩnh vực được tham gia học tập, tránh tình trạng học để đối phó với bằng cấp, học theo yêu cầu...

Bước 5: Ưu tiên bổ sung, đào tạo kịp thời đội ngũ giảng viên có chất lượng, đặc biệt là đội ngũ sinh viên nhà trường tốt nghiệp loại giỏi.

Bước 6: Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch cán bộ quản lý cũng như xây dựng các tiêu chuẩn trong từng chức danh cụ thể để thực hiện công tác đề bạt lãnh đạo các đơn vị một cách công bằng, hợp lý và có kế hoạch. Đặc biệt, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận để dự phòng khi có sự thay đổi về nhân sự. Việc đề bạt cán bộ quản lý, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định còn được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, do cá nhân tự ứng cử vào chức danh phù hợp với trình độ và năng lực của mình. Những cá nhân tự ứng cử sẽ lập kế hoạch hoạt động cụ thể, đưa ra thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động của đơn vị nói riêng và của nhà trường nói chung. Căn cứ vào tính thực tiễn và khả thi của các giải pháp được đề xuất, trên cơ sở xem xét trình độ, đạo đức, các tiêu chuẩn theo quy định, số phiếu tín nhiệm trong đội ngũ Cán bộ – Giảng viên – Công nhân viên nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường sẽ có quyết định bổ nhiệm cán bộ quản lý cho từng chức danh cụ thể. Công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý được thực hiện một cách công khai, minh bạch và dân chủ trong nhà trường.

Bước 7: Tổ chức đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học.

- Chính sách thu hút nhân tài từ các công ty, doanh nghiệp. - Chính sách khen thưởng hợp lý theo hiệu quả công việc.

- Chính sách đưa giảng viên thực tập, học hỏi kinh nghiệm tại các doanh nghiệp, các trường học tiên tiến trong và ngoài nước.

- Chính sách hỗ trợ đội ngũ giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.1.4. Những điều kiện thực hiện giải pháp

Xây dựng bộ máy quản lý và làm việc ổn định, nhà trường đoàn kết, hợp tác trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, tất cả vì sự phát triển chung của trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.

Nhà trường có các chính sách nhằm động viên, khuyến khích, tăng thu nhập cho đội ngũ giảng viên giúp họ yên tâm công tác, gắn bó và nhiệt huyết với nghề.

Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị dạy học đạt chuẩn và môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Sử dụng hiệu quả và hợp lý nguồn ngân sách nhà nước cũng như định hướng các hoạt động kinh tế nhằm tạo thêm nguồn thu chính đáng cho nhà trường.

Xây dựng các mối quan hệ với các trường học cũng như doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên giao lưu, học tập kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w