8. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh PTTH
Theo tổ chức y tế thế giới WTO độ tuổi vị thành niên là từ 10- 19 tuổi. Ở Việt Nam quy định độ tuổi vị thành niên từ 10-18 tuổi. Như vậy học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em đang phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là hoạt động học tập và định hướng nghề nghiệp. Các em có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. Ở giai đoạn này, sự chỉ bảo, kiểm tra, giám sát của người lớn luôn làm các em tỏ ra khó chịu. Đây cũng là giai đoạn các em khát khao tìm tòi, khám phá phát hiện những điều chưa biết, những cái mới mẻ của cuộc sống. Đồng thời các em cũng muốn vượt khỏi sự ràng buộc của cha mẹ. Ở lứa tuổi THPT, sự giao tiếp với bạn bè cũng là một nhu cầu rất lớn. Các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơi đùa nghịch. Có những lúc, những nơi các em có hành vi không đúng, không phù hợp với lứa tuổi. Ở giai đoạn này, các em dễ bị xúc động, dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng tự kiềm chế của các em yếu: Tính tình của các em không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình, nhưng có trở ngại lại buông xuôi, chán nản. Lứa tuổi này các em cảm thấy cái gì cũng dễ dàng đơn giản và luôn ở hai trạng thái hoặc tự ti hoặc hiếu thắng, dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ, nhiều lúc vi phạm nhân cách mà không nhận biết.
Bởi vậy, người lớn (cha mẹ, thầy cô giáo, các lực lượng xã hội) cần phải nắm được các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, những vấn đề lý luận về đạo đức học để giáo dục, quản lý các em có hiệu quả theo những chuẩn mực của xã hội.
1.3.2.Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội
Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó bảo đảm sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng.
Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân tố kinh tế là cái chủ yếu quyết định. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái “chủ yếu” này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy và hành động đến những lầm lạc đáng tiếc. Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức. Khi xã hội có giai cấp, có áp bức, có bất công, thì chiến đấu bảo vệ cho cái thiện đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thành chất men, thành động lực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt lên. Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của đạo đức: Chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức.
Ngày nay để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần có những con người mới. Những con người phát triển toàn diện cả đức và tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn lưu ý, nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả đức và tài nhưng phải lấy đức là gốc. Bởi lẽ tài năng chỉ co thể phát triển lâu bền trên
nền của đức và tài năng chỉ co thể hướng thiện trên gốc của đức.
Qua thực tế cuộc sống của con người, ta có thể kết luận rằng, đạo đức là một trong những hiện tượng phổ biến của xã hội, của mọi thời đại. Nó tồn tại một cách tất yếu khách quan nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi, quan hệ ứng xử của con người với nhau trong xã hội. Ở đâu có con người thì ở đó có quan
hệ đạo đức, đó là lòng nhân hậu, trung thực, lòng biết ơn, sự tôn kính đối với cha mẹ, ông bà và trong các quan hệ bạn bè, cộng đồng. Nhìn chung trong xã hội có một hiện tượng phổ biến là con người luôn có nhu cầu hướng tới những giá trị đạo đức, sống thiện, có ích, nhân đạo, làm tròn các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội. Những giá trị đạo đức khi đã được hình thành ở con người thì có tác động trở lại xã hội theo chiều hướng tốt.
Đạo đức còn giúp cho con người hoàn thiện tính cách của mình. Những người có đức hạnh bao giờ cũng có những phẩm chất đạo đức cao quý. Nhân dân ta trong cách xưng hô thường dùng những từ ngữ đẹp như: “Đức thánh”, “Đức vua”... Trong các tiêu chuẩn giá trị làm nên cái đẹp của con người, sự lựa chọn của nhân dân cũng hướng đến giá trị đạo đức “cái nết đánh chết cái
đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Đạo đức là nhu cầu, là cội nguồn của hạnh phúc. Một xã hội hạnh phúc chính là ở chỗ, tạo ra những con người có ý thức và năng lực thực tiễn, hành động vì người khác. Nhờ có hành vi đạo đức tốt, con người mới đem lại hạnh phúc cho người khác. Chủ thể đạo đức khi thực hiện hành vi đạo đức thì cũng trở nên hạnh phúc. Người nào giúp đỡ được người khác sẽ cảm thấy cuộc sống của mình đẹp hơn lên, thấy có ý nghĩa, giá trị và hạnh phúc hơn. Đúng như Mác đã nói: Người hạnh phúc nhất là người biết đem lại hạnh phúc cho người khác.
Lịch sử đã chứng minh đạo đức có vai trò tích cực trong đời sống, nó như là một động cơ có sức mạnh thôi thúc con người đấu tranh chống lại những cái ác, cái xấu, những cái đi ngược lợi ích của xã hội; nó giữ gìn và phất triển những cái tốt, cái thiện, làm cho xã hội ngày càng phát triển Trong thời đại ngày, đạo đức càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Đạo đức đang tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh vì quyền con người, chống lại chủ nghĩa vô nhân
đạo, bảo vệ môi sinh, chống nghèo đói, tạo ra mọi khả năng và điều kiện thuận lợi để con người thực hiện nhu cầu của mình.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từ tồn tại xã hội, đồng thời nó có tác động trở lại tồn tại xã hội. Không phải lúc nào đạo đức cũng phản ánh thuận chiều, thậm chí đạo đức vẫn có thể tác động tiêu cực trở lại tồn tại xã hội. Vì đạo đức thường bảo thủ, biến đổi chậm hơn so với tồn tại xã hội. Chẳng hạn như lễ giáo phong kiến quy định về những chuẩn mực đạo đức của con người nhiều khi vẫn tồn tại dai dẳng, cản đường cho sự tiến lên của xã hội. Quan niệm “nam nữ thụ thụ bất thân”, các thuyết tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... đã giam hãm tầm nhìn của người nông dân, hạn chế sự tiến bộ, khiến cho cuộc đời của họ không thoát khỏi các quan niệm đạo đức bảo thủ, nhiều khi còn cản đường tiến lên của khoa học.
1.3.3. Vai trò của đạo đức với sự phát triển nhân cách.
Nói tới vai trò đạo đức trong việc hình thành phát triển nhân cách học sinh là nói đến chức năng của đạo đức. Cơ sở lý luận về đạo đức đã chỉ rõ: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội có vai trò to lớn giúp con người sáng tạo ra hạnh phúc, nâng cao phẩm giá cá nhân và giữ gìn sự tốt đẹp và bình yên của xã hội.
Con người muốn làm điều thiện tránh làm điều ác, muốn cho hành vi của mình được mọi người chấp nhận, thì họ phải nắm được quan điểm, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản từ đó con người có thể lựa chọn cho mình những hành vi phù hợp đồng thời mới có khả năng đánh giá đúng đắn các hiện tượng, hành vi trong quan hệ xã hội theo quan điểm đạo đức tiến bộ của xã hội. Vì vậy công tác giáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào việc hình thành phát triển nhân cách.
Điều 2, Luật Giáo dục đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, co đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Luật
Giáo dục số 38/2005/QH11. tr 1).
Vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hướng vào mục tiêu hình thành các phẩm chất đạo đức, rèn luyện hành vi và thói quen đạo đức ở học sinh, từ đó hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho HS.
1.3.5. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh THPT
Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT có các nhiệm vụ sau đây: - Giáo dục ý thức đạo đức
Hình thành ở HS một hệ thống các tri thức đạo đức mà các em cần phải có: Hệ thống các khái niệm cơ bản của phạm trù đạo đức XHCN; Hệ thống các chuẩn mực đạo đức được quy định cho HS phổ thông, các cách thức thực hiện chúng; Các cách ứng xử trong tình huống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã quy định.
- Giáo dục thái độ và tình cảm đạo đức
Ý thức về đạo đức chỉ là điều kiện “cần” chứ chưa “đủ” để HS thực hiện hành vi đạo đức một cách tự nguyện. Một hành vi đạo đức chỉ có đầy đủ ý nghĩa khi nó xuất phát từ tình cảm lành mạnh, trong sáng bên trong con người. Nếu một hành vi chỉ đúng với chuẩn mực không thôi mà không xuất phát từ tình cảm, từ xúc cảm thực sự thì hành vi ấy sẽ khô khan, cứng nhắc, chỉ mang tính chất hình thức chứ không có ý nghĩa nhân văn, nhân ái. Ngược lại, thái độ và tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, cao thượng sẽ thôi thúc HS thực hiện hành vi đạo đức một cách tự nguyện. HS sẽ thấy day dứt băn khoăn khi không được thực hiện hành vi đạo đức.
- Giáo dục hành vi và thói quen đạo đức
Mục đích cuối cùng của GDĐĐ là hình thành được hành vi và thói quen đạo đức trong cuộc sống hàng ngày của HS. Hành vi đạo đức được thực hiện bởi sự chỉ đạo của ý thức đạo đức và sự thôi thúc của tình cảm mới là hành vi đích thực, mới dễ dàng ổn định, được lặp lại một cách tự nguyện và trở thành thói quen, thành thuộc tính của nhân cách.
Các nhiệm vụ trên liên quan gắn bó chặt chẽ với nhau và cần phải được thực hiện đồng bộ. Việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sẽ tạo ra ở HS những hành vi đạo đức trọn vẹn, chân chính và bền vững.
Vấn đề GDĐĐ của dân tộc ta luôn được đề cao và có ảnh hưởng sâu sắc theo giáo lý đạo đức của Khổng Tử: “việc rèn luyện đạo đức là ưu tiên số một. Theo quan niệm của Khổng Tử đỉnh cao của rèn luyện nhân cách cần đạt tới con người “toàn đức” bao gồm cả phẩm chất nhân, trí, dũng con người coi thực hiện nhân đức là lý tưởng tối cao, có thể hy sinh thân mình để hoàn thành điều nhân”.
Chúng ta cần biết rằng tinh thần Khổng giáo đã thấm vào mọi ngõ ngách của đời sống nhân dân Việt nam, trong qua khứ, đã gây ra những ảnh hưởng rất sâu rộng. Hiện nay những ảnh hưởng này vẫn tồn tại ở những mức độ khác nhau trong mọi mặt của cuộc sống… ví dụ như Trung, Hiếu là vẫn tồn tại từ ngàn xưa. Trung, Hiếu không phải là riêng của dân tộc Trung Hoa, nho giáo, có lẽ tổ tiên ta đã mượn hai danh xưng này để phát biểu những tình cảm đã gắn bó với cuộc sống của cộng đồng người Việt.
Nhiệm vụ và nội dung cơ bản của GDĐĐ ở trường phổ thông là:
GDĐĐ là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân, thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, thành nhu cầu thói quen của người được giáo dục.
GDĐĐ cho học sinh là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa: “Đảng và nhà nước luôn nhấn mạnh việc tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng trong trường học, phương hướng cải cách giáo dục trong lĩnh vực này là: Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị đạo đức pháp luật làm cho học sinh có tinh thần yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã hội, thực sự đam mê học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật kính thầy yêu bạn có nếp sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp luật” [10; tr 128].
GDĐĐ phải gắn chặt với giáo dục tư tưởng- chính trị, đồng thời giáo dục đạo đức cách mạng phải gắn bó kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục pháp luật XHCN.
Trong nhà trường XHCN, GDĐĐ cho học sinh là phát triển nhân cách toàn vẹn cho học sinh về mặt đạo đức XHCN. Cơ bản hình thành cho họ ý thức đạo đức tình cảm, đạo đức, và thói quen đạo đức theo những nguyên tắc đạo đức XHCN.
Có thể khái quát nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh THPT là: Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác- Lênin, tư tưởng và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ Tịch, tính chân lý khách quan, giá trị nhân văn, nhân đạo, nhân bản của thế giới quan và tư tưởng đó, coi đó là kim chỉ nam cho tư tưởng và hành động của mình. Những nhiệm vụ cơ bản của nhà trường XHCN trong việc GDĐĐ cho học sinh là xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn luyện thói quen hành vi đạo đức nhằm hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức quan trọng nhất là nhân cách XHCN, những phẩm chất đạo đức quan trọng của nhân cách.
1.3.6. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của cá nhân
Trong xã hội loài người có những mối quan hệ rất phức tạp, đa dạng, nó tồn tại đan xen với nhau bởi các huyết tộc, nhân chủng, các giới, các thế hệ. Mặt khác, do trình độ nhận thức của mỗi người cũng khác nhau, sống trên
những lãnh thổ khác nhau nên về tập tục, lợi ích, văn hóa, trình độ phát triển cũng khác nhau. Để duy trì sự tồn tại và phát triển, mỗi xã hội đòi hỏi phải xây dựng những nguyên tắc, chuẩn mực sống... Điều quan trọng trong GDĐĐ cho học sinh THPT hiện nay là: Học tập tu dưỡng theo gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: Lòng yêu nước nồng nàn, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, quyết tâm phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. ý chí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ; Cần, kiệm, liêm chính và chí công vô tư. Khiêm tốn giản dị, học tập rèn luyện suốt đời...”Xây dựng một nền đạo đức mới, xét đến cùng là hình thành những con
người mới co phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu mới” [13]. Đó là
những yêu cầu đạo đức mới của xã hội, nếu không trở thành những nhu cầu đạo đức của các cá nhân, nếu không được cụ thể hoá bằng việc hình thành những phẩm chất đạo đức cho các cá nhân, thì chúng chỉ là những mong muốn, mà không thể đi vào đời sống hiện thực. “Phẩm chất đạo đức cá nhân
là mối quan tâm hàng đầu của công tác giáo dục đạo đức. No là sự tổng hợp