Nội dung quản lýcông tác GDĐĐ cho H Sở trường THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa (Trang 38 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Nội dung quản lýcông tác GDĐĐ cho H Sở trường THPT

a) Quản lý mục tiêu GDĐĐ cho HS THPT

mọi hoạt động của nhà trường đi đến mục tiêu đã đề ra. Nhiệm vụ của CBQL các trường là phải nhận thức đúng đắn về công tác GDĐĐ trong nhà trường và thường xuyên tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể tập thể sư phạm và các thành phần GD ngoài nhà trường về tầm quan trọng và nhiệm vụ GDĐĐ cho thế hệ trẻ để từ đó chung tay chăm lo cho sự nghiệp GD.

Việc quản lý mục tiêu GDĐĐ còn đòi hỏi CBQL phải có sự tổ chức chỉ đạo xuyên suốt công tác GD này trong mọi hoạt động sư phạm của nhà trường từ việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ, sắp xếp bộ máy tổ chức cho đến việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả GDĐĐ để chuẩn bị cho giai đoạn GD tiếp theo.

b) Quản lý kế hoạch GDĐĐ cho HS THPT

Chương trình, kế hoạch GDĐĐ HS là sự kết hợp giữa chương trình GD chung của Bộ GD&ĐT và chương trình GD cụ thể tùy theo tình hình thực tế ở từng trường. Do đó, CBQL phải đảm bảo sao cho hoạt động GD tại trường vừa đáp ứng chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vừa phải có sự sáng tạo riêng ở đơn vị mình.

Việc quản lý kế hoạch GDĐĐ đòi hỏi phải có sự thống nhất từ trên xuống dưới. CBQL có các loại kế hoạch GDĐĐ nào, mục tiêu ra sao thì GV cũng phải xây dựng các loại kế hoạch tương ứng như kế hoạch tuần, tháng, năm...

c) Quản lý phương pháp, phương tiện GDĐĐ cho HS THPT

Phương pháp GD xuất phát từ nội dung GD, do đó tùy theo từng chủ điểm và mục tiêu GD mà Hiệu trưởng chỉ đạo cho các GV hay các bộ phận thực hiện các phương pháp GD khác nhau. Việc quản lý phương pháp GD được thể hiện qua công tác dự giờ thăm lớp, qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ hay qua các đợt phát động phong trào thi đua dạy tốt học tốt.

Để giúp GV tiến hành thuận lợi các phương pháp GD, Hiệu trưởng cần phải đảm bảo đầy đủ các phương tiện GD cần thiết, trong đó đặc biệt chú ý

xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn, thiết lập hệ thống phát thanh học đường, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phòng truyền thống, gắn các bảng vàng thành tích cá nhân, tập thể...

d) Quản lý việc đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS THPT

Việc quản lý này đòi hỏi Hiệu trưởng phải xây dựng chuẩn đánh giá ngay từ đầu và việc đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công bằng tạo động lực để GV phấn đấu. Để việc đánh giá đạt chất lượng và mang lại ý nghĩa thiết thực, trường cần đưa tiêu chí đánh giá kết quả GDĐĐ vào thang điểm thi đua đối với GV và các lớp học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa (Trang 38 - 40)