8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
3.3.1. Mục đích khảo sát
Mục đích của việc khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường THPT đã đề xuất, trên cơ sở đó để điều chỉnh các giải pháp chưa phù hợp và khẳng định độ tin cậy của các giải pháp được nhiều người đánh giá cao.
3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát
3.3.2.1. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề chính:
Thứ nhất: Các giải pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với công
tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường THPT hiện nay không?
Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại, các giải pháp được đề xuất có tính
khả thi đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường THPT hiện nay không?
3.3.2.2. Phương pháp khảo sát
Trao đổi bằng bảng hỏi. Các tiêu chí đánh giá được dựa theo thang 5 bậc của Lekert.
3.3.2.3. Đối tượng khảo sát
Gồm 90 CBQL và GVCN của 6 trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa.
3.3.3. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
3.3.3.1. Sự cần thiết của các giải pháp đã đề xuất
Để khảo sát về sự cần thiết của các giải pháp trên, chúng tôi tiến hành điều tra các đối tượng khảo sát bằng phiếu hỏi (phụ lục 2).
Kết qua khảo sát cho thấy (bảng 3.1):
Bảng 3.1. Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất (n= 90)
ST
T Các giải pháp
Các mức độ cần thiết của các giải pháp (%)
(5) (4) (3) (2) (1)
SL % SL % SL % SL % SL %
1
Quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục đạo đức cho GV và HS trong nhà trường.
45 50.00 39 43.33 4 4.44 0.00 1 1.11
2
Xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể về công tác giáo dục đạo đức cho HS.
58 64.44 31 34.44 5 5.56 1 1.11 1 1.11
3
Tổ chức và chỉ đạo tốt việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức HS.
35 38.89 30 33.33 18 20.00 5 5.56 2 2.22
4
Phát huy vai trò của Đoàn TNCSHCM và vai trò tự quản của tập thể học sinh
50 55.56 30 33.33 9 10.00 1 1.11 0 0.00
5
Tăng cường phối hợp GD giữa NT-GD và XH trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường
35 38.89 49 54.44 6 6.67 0.00 0 0.00
6
Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức học sinh theo đúng kế hoạch đề ra.
36 40.00 40 44.44 12 13.33 1 1.11 1 1.11
Trung bình chung ( %) 48.15 39.56 10.00 1.48 0.93
Chú thích: (5): Rất cần thiết. (4): Cần thiết; (3): Ít cần thiết; (2): Không cần thiết. (1): Không co ý kiến gì.
Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và ở 6 trường THPT huyện Quảngở
Xương tỉnh Thanh Hóa cho thấy có sự đánh giá khá cao về tính cần thiết của các giải pháp đề xuất. Trong đó, số ý kiến đánh giá là rất cần và cần chiếm tỉ lệ cao (87,71%).
Sự đánh giá này chứng tỏ các giải pháp được đề xuất là cần thiết trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở 6 trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa, cụ thể là:
- Giải pháp: Quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà
nước về công tác giáo dục đạo đức cho GV và HS trong nhà trường THPT
huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là cần thiết chiếm tỉ lệ 93,33% (mức độ rất cần và cần có tỉ lệ là 50,11 % và 43,33%).
- Giải pháp:Xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể về công tác giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoa,
số ya kiến của CBQL và GVCN đánh giá là cần thiết, chiếm tỉ lệ 98,88% được xếp ở vị trí cao nhất trong số các giải pháp đề ra (mức độ rất cần và cần có tỉ lệ là 64,44,11 % và 34,34%).
- Giải pháp: Tổ chức và chỉ đạo tốt việc thực hiện kế hoạch giáo dục
đạo đức HS ở các trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoa số ý
kiến đánh giá thấp hơn về sự cần thiết so với hai giải pháp trên. Song ở giải pháp này, số ý kiến cho là rất cần thiết và cần thiết cũng chiếm tỉ lệ 72,22% (mức độ rất cần và cần có tỉ lệ là 38,89 % và 33,33%).
- Giải pháp: Phát huy vai trò của Đoàn TNCSHCM và vai trò tự quản của tập thể học sinh ở các trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoa số ý kiến cho là rất cần thiết và cần thiết cũng chiếm tỉ lệ cao 89,89%
(mức độ rất cần và cần có tỉ lệ là 55,56 % và 33,33%).
- Giải pháp: Tăng cường phối hợp GD giữa NT-GĐ và XH trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện Quảng Xương
tỉnh Thanh Hóa, số ý kiến cho là rất cần thiết và cần thiết cũng chiếm tỉ lệ 93,33% (mức độ rất cần và cần có tỉ lệ là 38,89 % và 54,44%).
- Giải pháp: Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức học sinh theo đúng kế hoạch đề ra ở các trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh
Thanh Hóa, số ý kiến cho là rất cần thiết và cần thiết chiếm tỉ lệ cao 84,44% (mức độ rất cần và cần có tỉ lệ là 40,00% và 44,44%).
Như vậy, sự đánh giá của các đối tượng được khảo sát về mức độ cần thiết của các giải pháp được đề xuất về cơ bản là thống nhất và chiếm tỉ lệ tương đối cao ở tất cả 6 giải pháp đề ra. Các giải pháp trên đều có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, do vậy cần được phối kết hợp khi sử dụng thì mới nâng cao được chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.3..2. Mức độ khả thi của các giải pháp đã đề xuất
Sử dụng cách tính điểm hệ số mức độ khả thi theo quy định: Mức rất khả thi hệ số điểm 5; mức khả thi hệ số điểm 4; mức ít khả thi hệ số điểm 3; mức không khả thi hệ số điểm 2 và không trả lời hệ số 1
Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 90 cán bộ quản lý và GVCN về mức độ khả thi của các giải pháp đã đề xuất, chúng tôi đã thu được kết quả sau đây (bảng 3.2):
Bảng 3.2: Đánh giá sự khả thi của các giải pháp đề xuất (n= 90)
ST
T Các giải pháp
Tính khả thi của các giải pháp (điểm hệ số)
(5) (4) (3) (2) (1)
SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm
1
Quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục đạo đức cho GV và HS trong nhà trường.
35 175 30 120 15 45 5 10 5 5
2
Xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể về công tác giáo dục đạo đức cho HS.
30 150 42 168 16 48 1 2 1 1
3
Tổ chức và chỉ đạo tốt việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức HS.
30 150 30 120 20 60 5 10 5 5
4
Phát huy vai trò của Đoàn TNCSHCM và vai trò tự quản của tập thể học sinh
50 250 30 120 8 24 2 4 0 0
5
Tăng cường phối hợp GD giữa NT-GD và XH trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường
40 200 36 144 12 36 1 2 1 1
6
Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức học sinh theo đúng kế hoạch đề ra.
25 125 27 108 27 81 8 16 3 3
Điểm trung bình chung 141.67 106.00 43.00 7.00 2.33
Chú thích: (5): Rất khả thi. (4): Khả thi ; (3): Ít khả thi; (2): Không khả thi. (1): Không co ý kiến gì.
Kết quả của bảng 3.2 cho thấy:
Nếu sử dụng cách tính điểm hệ số mức độ khả thi theo quy định: mức rất khả thi hệ số điểm 5; mức khả thi hệ số điểm 4; mức ít khả thi hệ số điểm 3; mức không khả thi hệ số điểm 2 và không trả lời hệ số 1 như trên, ta sẽ có
điểm số chung về tính khả thi của từng giải pháp như sau:
Đ
Điểm tối đa về tính khả thi của một giải pháp là 450 điểm (90 ý kiến x 5 điểm cho mức rất khả thi). Phân tích điểm đánh giá mức khả thi của mỗi giải pháp được đề xuất cho thấy, cả 6 giải pháp trên đều có điểm khả thi lớn hơn điểm khả thi trung bình (> 225 điểm). Điều đó chứng tỏ, các giải pháp được đề xuất đều có tính khả thi tương đối cao.
Cụ thể là:
- Giải pháp: Quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà
nước về công tác giáo dục đạo đức cho GV và HS trong nhà trường THPT
huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa được đánh giá điểm khả thi là 315/225 điểm.
- Giải pháp:Xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể về công tác giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoa số
ý kiến của CBQL và GVCN đánh giá điểm khả thi là 318/225 điểm.
- Giải pháp: Tổ chức và chỉ đạo tốt việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức HS ở các trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoa số ý
kiến đánh giá thấp so với hai giải pháp trên. Điểm khả thi là 270/225 điểm thấp hơn sơ với các giải pháp trên.
- Giải pháp:Phát huy vai trò của Đoàn TNCSHCM và vai trò tự quản của tập thể học sinh ở các trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoa có số diểm khả thi cao nhất 370/225 điểm.
- Giải pháp: Tăng cường phối hợp GD giữa NT-GĐ và XH trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện Quảng Xương
tỉnh Thanh Hóa, có điểm khả thi là 344/225 điểm.
- Giải pháp: Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức học sinh theo đúng kế hoạch đề ra ở các trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh
Kết luận vềkết quả khảo nghiệm:
Xét về mặt thống kê, sự khác biệt giữa các giải pháp trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Vì vậy, các giải pháp đề ra về cơ bản là tương đương nhau và có thể triển khai trong thực tiễn quản lý công tác giáo dục đạo đức HS ở các trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa.
Sắp xếp theo vị trí thứ tự về sự đánh giá tính khả thi của các giải pháp, kết quả khảo sát là:
- Điểm khả thi cao nhất là giải pháp: Phát huy vai trò của Đoàn TNCSHCM và vai trò tự quản của tập thể học sinh ở các trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoa có số điểm là 370/450 điểm tối đa của mỗi giải pháp.
Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật “tự thân vận động” theo quan điểm phát triển trong lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin. Thực hiện tốt giải pháp này cũng chính là thực hiện quá trình giải quyết mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn cơ bản của quá trình giáo dục. Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục đặt ra ngày càng cao mâu thuẫn với trình độ được giáo dục còn hạn chế của HS. Vấn đề đặt ra là nhà giáo dục phải hướng dẫn, tổ chức, điều khiển
HS biến những yêu cầu, mục tiêu của nhà giáo dục thành yêu cầu nhiệm vụ của chính bản thân HS và phát huy sức mạnh nội lực của HS, giúp HS giải
quyết mâu thuẫn đó và nhờ đó làm cho quá trình giáo dục đạo đức HS luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Qúa trình GD chỉ có thể đạt hiệu quả khi đảm bảo được sự thống nhất biện chứng giữa tác động giáo dục của nhà GD và tự giáo dục của chính đối tượng GD.
- Thứ hai là giải pháp: Tăng cường phối hợp GD giữa NT-GĐ và XH trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện
Để thực hiện giải pháp này, nhà trường cần thành lập Ban chỉ đạo (Ban Đức Dục) do đồng chí Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, và các thành viên: Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, GVCN, đại diện Hội cha mẹ HS. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ đạo chương trình, tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài trường để GDĐĐ. Tuy nhiên giáo dục gia đình mang đậm sắc thái huyết thống, tình thương và theo tính chủ quan, truyền thống, vì vậy nhà trường phải chủ động phối hợp (chủ yếu là GVCN thay mặt Hiệu trưởng phổ biến và tuyên truyền về mục tiêu, nội dung, phương pháp GD...) để hình thành ở HS đạo đức, niềm tin cá nhân. Vì vậy hiệu quả giáo dục đạo đức nhà trường mang lại không phải bắt đầu từ con số không, mà trên cơ sở của những thành tựu thu được từ giáo dục gia đình. Mặt khác các hoạt động xã hội cũng ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của HS. Vì vậy cần phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục NT - GĐ và XH. Thực tế giáo dục của nhà trường chỉ diễn ra trung bình 5 tiết/ 1 ngày, hầu hết thời gian còn lại là gia đình quản lý và các em tiếp xúc với các quan hệ XH khác. Giáo dục nhà trường phải kết hợp với giáo dục gia đình và các tổ chức XH để thống nhất mục tiêu giáo dục, khai khác và phát huy tiềm năng của các tổ chức này giúp cho nhân cách trẻ phát triển đúng hướng và phù hợp với yêu cầu xã hội.
- Thứ ba là giải pháp: Xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể về công tác giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoa số ý kiến của CBQL và GVCN đánh giá điểm khả thi là 318/450 điểm tối đa.
BGH nhà trường xây dựng dự thảo kế hoạch giáo dục đạo đức ngay từ đầu năm học. Sau đó thông qua hội đồng giáo dục, hội cha mẹ học sinh góp ý để tạo sự thống nhất cao.
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức phải bảo đảm thực hiện những yêu cầu:
Thứ nhất, Kế hoạch giáo dục đạo đức phải được xây dựng, dựa trên kế
hoạch chung của ngành, đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhiệm vụ trọng tâm của năm học và phải phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh cụ thể của từng trường.
Thứ hai, Kế hoạch phải được xây dựng cụ thể cho từng tuần, tháng, học
kỳ và cả năm. Phải có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm theo từng thời kỳ. Nội dung kế hoạch giáo dục đạo đức có thể như sau:
- Xác định mục tiêu - yêu cầu, dựa trên những cơ sở, đó là: + Đánh giá tình hình đạo đức học sinh ở trường.
+ Cơ sở yêu cầu tính cần thiết của giáo dục đạo đức.Từ đó xây dựng mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động giáo dục đạo đức trong năm.
- Thời gian thực hiện: Trong cả năm học.
- Nội dung giáo dục đạo đức: Dựa vào kế hoạch của BGH nhà trường, tuỳ theo sự phân cấp quản lý các cấp sẽ xây dựng kế hoạch thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
- Thứ tư là giải pháp: Quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối của
Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục đạo đức cho GV và HS trong nhà trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa được đánh giá điểm khả
thi là 315/450 điểm tối đa.
Chị bộ Đảng, BGH nhà trường phải căn cứ vào Luật GD, vào những chỉ thị của nhà nước, vào các văn bản, chỉ thị và nhiệm vụ năm học của Bộ GD & ĐT, của các cấp lãnh đạo địa phương để đề ra những biện pháp thích hợp hướng hoạt động dạy học và hoạt động GD ngoài giờ lên lớp vào mục tiêu thực hiện chức năng GD: Thông qua “dạy chữ” để “dạy người” nhằm đạt nhiều mục tiêu GD, trong đó quan trọng nhất là nhằm GD tư tưởng đạo đức, phẩm chất, nhân cách HS, những phẩm chất nhân cách của người lao động mới.
- Thứ năm là giải pháp: Tổ chức và chỉ đạo tốt việc thực hiện kế hoạch
giáo dục đạo đức HS ở các trường THPT huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoa số ý kiến đánh giá thấp so với hai giải pháp trên. Điểm khả thi là
270/450 điểm tối đa.
BGH nhà trường cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm của các khối, lớp