8- Định hướng phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ
8.2- Thương mại, dịch vụ
8.2.1- Định hướng phát triển chung.
Các tỉnh của Campuchia: Đẩy mạnh xuất nhập khẩu một số mặt hàng như cà phê, cao
su, hạt tiêu; nhập khẩu các mặt hàng vật liệu xây dựng, thực phẩm... Xây dựng các chợ biên giới và phát triển hệ thống thương nghiệp phục vụ vùng sâu, vùng xa.
Phấn đấu đến năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Cămpuchia và Việt Nam đạt 438 triệu USD và đạt 880 triệu USD vào năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm kim ngạch xuất nhập khẩu giai doạn 2003 –2005 là 10%và giai đoạn 2006 –2010 là 15%. Trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu Đường 19- An Đông Pếch và cửa khẩu Buprăng- Oraing phải chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Campuchia và Việt Nam.
Các tỉnh của Lào: Đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng như: cà phê, gỗ, cây dược
phẩm... Mở rộng mạng lưới kinh doanh thương mại ở các thị xã. Xây dựng các chợ biên giới. Nâng cao năng lực vận tải, nhất là vận tải quốc tế.
Phấn đấu đến năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào đạt 140 triệu USD và đạt 385 triệu USD vào năm 2010, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn 2003 –2005 là 10% và giai đoạn 2006 –2010 là 22%. Trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu Bờ Y- Giang Giơn phải chiếm khoảng 10 % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lào và Việt Nam.
Các tỉnh của Việt Nam: Bằng mọi biện pháp để giải quyết tiêu thụ sản phẩm cho Tây
Nguyên, gắn các tổ chức thương mại với các cơ sở sản suất. Xây dựng mạng lưới thương mại và các trung tâm thương mại tập trung ở các đô thị nhằm trao đổi hàng hoá trong tỉnh, trong vùng, với các tỉnh ngoài vùng và xuất khẩu. Phát triển mạnh mạng lưới chợ, đặc biệt là các chợ nông thôn. Củng cố hệ thống thương nghiệp phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ qua các cửa khẩu quốc gia Bờ Y (Kon Tum), Đức Cơ (Gia Lai) và Đắk Bờ (Đắk Lắk).
8.2.2- Định hướng phát triển tại các cửa khẩu của Cămpuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2010.
a)- Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y – Ngọc Hồi (Kon Tum).
Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y – huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum đến năm 2020 có diện tích 68.570 ha, bao gồm 05 xã gồm xã Saloong, Bờ Y, Đăksú, Đăknông, Đăkdục, và thị trấn Plei Kần. Theo quy hoạch trung tâm khu kinh tế cửa khẩu có diện tích 400 ha được phân thành 3 khu vực: - Khu chức năng: Diện tích khoảng 100 ha nằm cách biên giới Việt – Lào khoảng 1km. - Khu Công nghiệp: Diện tích khoảng 40 ha nằm trên quốc lộ 40, cách đường biên
giới Việt – Lào khoàng 2,5 km.
- Khu quản lý, văn phòng đại diện, nhà ở, công trình phúc lợi...: Diện tích khoảng 260 ha.
Khu kinh tế cửa khẩu đường 19, tỉnh Gia Lai bao gồm 4 xã Ia Kla, Ia Nan, Ia Dom và thị trấn Chư Ty thuộc huyện Đức Cơ.
Hiện nay phương án cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại và dịch vụ tại khu vực cửa khẩu đường 19 đang trong quá trình chuẩn bị. Phía bên Campuchia thì còn nhiều khó khăn như mật độ dân cư thưa, thu nhập thấp, sức mua chậm, hệ thống đi lại khó khăn, làm ảnh hưởng đáng kể đến việc phát triển kinh tế cửa khẩu.
8.2.3- Quy hoạch hệ thống trung tâm thương mại.
Trung tâm thương mại là tổng hợp loại hình kinh doanh và dịch vụ, phục vụ cho mọi hoạt động thương mại, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Để trung tâm thương mại hoạt động có hiệu quả, trước mắt nên xây dựng ở những khu vực cửa khẩu có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá lớn như: ở cửa khẩu Bờ Y – Giang Giơn, cửa khẩu đường 19- An Đông Pếch và cửa khẩu Bu Prang-Oraing.
a)-Trung tâm thương mại cửa khẩu Bờ Y ( Kon Tum) – Giang Giơn
Dự kiến quy mô diện tích sàn xây dựng trung tâm thương mại cửa khẩu Bờ Y- Ngọc Hồi là 8.000 m2,trong đó giai đoạn 1 từ năm 2003-2006 xây dựng 3.000m2 và giai đoạn 2 từ năm 2007- 2010 là 5.000 m2, tổng kinh phí xây dựng là 32 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 12 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 20 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có quyết định số 1369/QĐ-TTg về việc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y – huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum đến năm 2020 diện tích 68.570 ha, bao gồm 05 xã gồm xã Saloong, Bờ Y, Đăksú, Đăknông, Đăkdục, và thị trấn Plei Kần.
b)- Trung tâm thương mại cửa khẩu Đường 19 (Gia Lai)
Dự kiến từ năm nay đến năm 2010 với diện tích sàn xây dựng khoảng 5.000 m2 và kinh phí xây dựng khoảng 20 tỷ đồng Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có Quyết định số 139/QĐ- TTg về việc áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu đường 19, tỉnh Gia Lai. Ranh giới khu vực cửa khẩu đường 19- An Đông Pếch, huyện Đức cơ, Gia Lai bao gồm 4 xã Ia Kla, Ia Nan, Ia Dom và thị trấn Chư Ty thuộc huyện Đức Cơ.
c)-Trung tâm thương mại cửa khẩu BuPrăng ( Đắk Lắk)
Dự kiến quy mô diện tích sàn xây dựng trung tâm thương mại cửa khẩu Buprăng là 5.000m2, tổng vốn đầu tư là 20 tỷ đồng Việt Nam.
8.2.4. Quy hoạch hệ thống kho bãi. a)- Hệ thống kho ngoại quan
Để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu cần thiết phải xây dựng các kho ngoại quan trong khu vực cửa khẩu do xu hướng vận chuyển hàng hoá bằng Container ngày càng phát triển nên tại các kho ngoại quan sẽ xây dựng các bãi để Container và để một số hàng hoá cồng kềnh như gỗ tròn, gỗ xẻ, sắt thép...
Căn cứ vào dự báo kim ngạch và khối lượng hàng hoá xuất khẩu qua các cửa khẩu trong khu vực Tam giác phát triển, dự kiến xây dựng các kho ngoại quan tại các cửa khẩu trong khu vực Tam giác phát triển Cămpuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2010:
- Tại cửa khẩu Bờ Y – Giang Giơn kho ngoại quan 8.000 m2 và bãi hàng hoá 2.000 m2, kinh phí xây dựng 12 tỷ đồng, (2004 đến 2006 khoảng 7 tỷ đồng, từ năm 2007-2010 khoảng 5 tỷ đồng Việt Nam ).
- Tại cửa khẩu đường 19 (Gia Lai ) kho ngoại quan 5.000 m2 và bãi hàng hoá 2.000 m2, kinh phí xây dựng khoảng 8 tỷ đồng (từ năm 2004 –2006 khoảng 5 tỷ đồng và từ năm 2007 – 2010 là 3 tỷ đồng Việt Nam).
- Tại cửa khẩu BuPrăng (Đắk Lắk) kho ngoại quan 4.000 m2 và bãi hàng hoá 1.000 m2, kinh phí xây dựng là 6 tỷ đồng (từ năm 2005-2006 khoảng 4 tỷ đồng và từ năm 2007 –2010 là 2 tỷ đồng Việt Nam).
b)- Hệ thống bãi kiểm hoá và giao nhận hàng hoá.
Bãi kiểm hoá ở khu vực cửa khẩu là nơi kiểm tra hàng hoá của hải quan trước khi cho phép hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc vận chuyển quá cảnh. Trong trường hợp của Cam- pu-chia, việc kiểm tra hàng hoá được kết hợp thực hiện giữa Cục Hải quan và Thuế của Bộ Kinh tế và Tài chính và Ban Thanh tra hàng hóa Xuất nhập khẩu và Giám sát gian lận (Camcontrol) của Bộ Thương mại. Để tiết kiệm diện tích xây dựng và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, bãi kiểm hoá và bãi giao nhận hàng hoá tại cùng một địa điểm, đồng thời tại đây sẽ xây dựng văn phòng làm việc cho các lực lượng chức năng và một kho để bảo quản hàng hoá.
Việc xây dựng bãi kiểm hoá và bãi giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu có diện tích từ 3.000 –4.000 m2 và kho bảo quản hàng hoá có diện tích 500 m2 với kinh phí xây dựng bình quân khoảng 3 tỷ đồng/ cửa khẩu, như vậy tổng vốn xây dựng bãi kiểm hoá và bãi giao nhận hàng hoá cho cả 3 cửa khẩu trong khu vực Tam giác phát triển là 9 tỷ đồng cho giai đoạn 2004 –2010.
8.2.5- Quy hoạch hệ thống cửa hàng thương nghiệp.
Từ năm 2004 đến năm 2006, xây dựng các cửa hàng miễn thuế tại các cửa khẩu Bờ Y và cửa khẩu đường 19 ( Gia Lai). Ngoài ra tuỳ theo nhu cầu thị trường, phát triển một số cửa hàng kinh doanh tổng hợp, chú trọng phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa.
8.2.6- Quy hoạch chợ cửa khẩu và chợ biên giới
Việc xây dựng các chợ tại các khu vực cửa khẩu biên giới phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Từ nay đến năm 2006 sẽ đầu tư xây dựng tại mỗi khu đô thị cửa khẩu thuộc khu kinh tế cửa khẩu một chợ trung tâm với quy mô lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu giao lưu hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Diện tích kinh doanh mỗi chợ từ 1.500-3.000 m2, kinh phí xây dựng từ 3-5 tỷ đồng. Ngoài ra sẽ xây mới và cải tạo, nâng cấp các chợ hiện có ở các thị trấn, trung tâm cụm xã trong khu vực cửa khẩu. Tại các xã biên giới, tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của từng xã, có thể xây dựng các chợ biên giới để thu hút cư dân hai bên biên giới đến trao đổi mua bán hàng hoá.
Tuy nhiên, do các tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển đếu là những tỉnh nghèo nhất nước cả về cơ sử vật chất và nguồn nhân lực, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để tạo động lực thu hút vốn đầu tư liên doanh của các tổ chức trong và ngoài nước thì trước tiên Nhà nước phải bỏ vốn đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm như chợ biên giới, chợ cửa khẩu, trung tâm thương mại, trụ sở làm việc của các trạm kiểm soát chuyên môn tại khu vực cửa khẩu, cơ sở hạ tầng... Có như vậy mới làm thay đổi bộ mặt kinh tế vùng cửa khẩu khu vực Tam giác phát triển, từ đó mới có thể tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn hợp tác liên doanh tại khu vực Tam giác phát triển.
Giai đoạn 2005-2006, ưu tiên xây dựng các chợ vùng biên và các trạm kiểm soát dọc đường biên giới các tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển. Các dự án này sẽ được thảo luận với sự nhất trí của cả ba nước.
Từ năm 2007-2010 sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng các trung tâm thương mại, kho ngoại quan, Bãi kiểm hoá và đầu tư nâng cấp, cải tạo các chợ khác trong khu vực cửa khẩu của khu vực Tam giác phát triển Cămpuchia - Lào - Việt Nam.