V. ĐỀ XUẤT DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN
7. Chương trình phát triển, đào tạo nguồn nhân lực và các vấn đề văn hoá, xã hộ
- Chương trình đào tạo lao động kỹ thụât phục vụ phát triển nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông-lâm sản
Mục tiêu của đào tạo là trang bị kiến thức và chuyển giao công nghệ về đầu tư thâm canh, thực hiện sự kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp và những kiến thức, kỹ năng về công nghệ chế biến sản phẩm của các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, dược liệu (sa nhân), và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như bông, mía... và chế biến lâm sản (chế biến đồ gỗ gia dụng, trông nguyên liệu và sản xuất bột giấy...). Đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ, kỹ năng về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm... trên cơ sở lấy chăn nuôi gia đình là chính nhằm tạo ra nguyên liệu thịt, da... phục vụ công nghiệp chế biến. Đối với các ngành công nghiệp-xây dựng-dịch vụ, nội dung đào tạo trước hết là hướng cho người dân thuộc Cămpuchia, CHDCND Lào và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam làm quen và thích nghi với kinh tế thị trường và sản xuất hàng hoá. Đồng thời, từng bước hình thành các cơ sở và mở rộng đào tạo CNKT và kỹ thuật viên ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa các tư liệu sản xuất nông-lâm nghiệp, giao thông vận tải, điện dân dụng, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (dệt thổ cẩm) ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Chú trọng phát triển đào tạo các nghề xây dựng giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, dân dụng... Nhanh chóng phát triển và mở rộng đào tạo lao động phục vụ thương mại, du lịch và dịch vụ cá nhân, cộng đồng.
- Chương trình tăng cường nguồn lực của Nhà nước cho phát triển Giáo dục- Đào tạo.
Mở rộng quy mô đào tạo giáo viên, trước hết là giáo viên tiểu học và chuẩn bị số lượng cần thiết cho cấp THCS. Có chính sách ưu đãi đối với những cán bộ, giáo viên nhận công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc. Nhằm phát huy truyền thống, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ thày giáo sẵn có và để tạo điều kiện thuận lợi và mở rộng cơ hội cho nhân dân được đi học, hỗ trợ và khuyến khích nhà chùa ở Cămpuchia và Lào mở trường/lớp dạy chữ và đạo đức cho học sinh. Chú trọng phát triển giáo dục dân tộc, mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống trường dân tộc nội trú tỉnh/huyện, các loại hình bán trú dân nuôi ở các xã, thôn bản và phum sóc nhằm duy trì và thu hút trẻ em nghèo, con em dân tộc đi học nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ ở các cấp cao hơn. Có chính sách ưu đãi (học bổng) đủ sức thu hút học sinh người dân tộc vào học các trường Dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học.
- Chương trình phát triển cơ sở vất chất kỹ thuật phục vụ công tác giáo dục và đào tạo.
Xây dựng trường/lớp học với thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã (đối với Việt Nam), tại thôn bản, phum sóc (hoặc cụm thôn bản/phum sóc (tại Cămpuchia và Lào).
- Chương trình phát triển y tế và chăn sóc sức khoẻ cộng đồng. - Chương trình phát triển phát thanh, truyền hình.
- Chương trình phát triển và bảo tồn văn hoá các dân tộc