VI. ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIỮA CÁC TỈNH BA NƯỚC TRONG KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN
4. Dự kiến một số dự án ưu tiên hợp tác từ nay đến năm
4.4- Đối với lĩnh vực thương mại.
Hình thành các "Khu kinh tế đặc biệt" (trạm kiểm soát cửa khẩu, khu chế biến xuất khẩu) của các tỉnh dọc biên giới trong Tam giác phát triển. Nghiên cứu khả thi về việc xây dựng các khu kinh tế này sẽ được tiến hành. Ưu tiên hợp tác thúc đẩy thương mại và đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực các cửa khẩu...
Hợp tác phát triển các trung tâm thông tin hỗ trợ thương mại và kinh doanh qua biên giới. Một hoạt động có thể có ích cho giai đoạn đầu của Tam giác phát triển là thành lập trung tâm thông tin về kinh doanh tại các trạm kiểm soát biên giới hoặc các vùng đặc biệt khác. Thông tin từ cả ba nước về thủ tục hải quan, các loại thuế - phí, các đòi hỏi về giấy tờ, quy chế nhập cảnh, đầu tư và các vấn đề khác có thể được phổ biến tại các văn phòng hải quan và phòng nhập cảnh là nơi các thương nhân và doanh nhân phải đi qua.
Hợp tác thương mại chỉ có thể phát triển mạnh sau khi các trục giao thông chính nối các tỉnh của 3 nước được xây dựng và nâng cấp, do vậy có thể chia làm 2 giai đoạn:
Các dự án hợp tác trong lĩnh vực thương mại
ST T
Tên Dự án Nội dung Thời
gian Phạm vi tác động Hình thức hợp tác 1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở dịch vụ thương mại
Xây dựng quy hoạch mạng lưới các chợ biên giới, khu kinh tế cửa khẩu, trạm xăng dầu, trung tâm thương mại...
2005- 2006
Các tỉnh trong Tam giác phát triển, đặc biệt là khu vực cửa khẩu biên giới, dọc theo các tuyến trục giao thông...
Hợp tác ba bên và hợp tác giữa các địa phương với địa phương 2 Xây dựng
các khu kinh tế cửa khẩu
- Xây dựng khu kinh tế cửa khẩu dọc đường 40 và đường 18 của Lào –Việt Nam và dọc đường 19 và đường 78 của Cămpuchia và Việt Nam
2005- 2010
Bộ thương mại ba nước, các tỉnh Kon Tum - Attapư; Gia Lai – Rattanakiri, Đắk Lắk và các Bộ ngành có liên quan. Hợp tác song phương giữa Lào-Việt Nam, Cămpuchia - Việt Namvà hợp tác giữa các địa phương
+ Giai đoạn đến 2006.
- Phát triển hành lang kinh tế cho hợp tác đầu tư và thương mại trong khu vực. Xem xét và thiết lập khung pháp lý nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư thương mại trong khu vực, bao gồm việc xem xét các hiệp định buôn bán ở khu vực biên giới, các quy chế ưu đãi khu vực cửa khẩu, thuế xuất – nhập khẩu và những quy chế liên quan khác. - Hợp tác đào tạo cán bộ hải quan.
- Thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại thông qua việc xây dựng các trạm kiểm soát liên ngành và cung cấp kho bãi và trả thù lao thích hợp cho thương nhân và nông dân. - Khuyến khích buôn bán nhỏ đường biên theo hình thức hàng đổi hàng.
- Việt Nam có thể xem xét việc áp dụng mức thuế đặc biệt và ưu tiên cho một số sản phẩm của Cămpuchia và Lào được sản xuất trong khu vực.
- Xây dựng khu kinh tế cửa khẩu và chợ biên giới.
- Sửa đổi hiệp định hàng quá cảnh hiện hành hoặc lập ra một hiệp định mới bao gồm các nội dung chi tiết cho khu vưc Tam giác phát triển
+ Giai đoạn 2007-2010.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho khu vực (liên quan đến thuế XNK, các loại thuế khác; các quy định lưu thông hàng hoá, dịch vụ và con người, các điều kiện ưu đãi về tín dụng).
- Hợp tác về hội chợ.
- Hợp tác xây dựng trung tâm xăng dầu. - Hợp tác về xuất nhập khẩu quá cảnh. - Hợp tác xây dựng các trung tâm thương mại. - Hợp tác đầu tư hệ thống thương mại.
- Hợp tác đào tạo cán bộ thương mại.